Về phát triển nguồn nhân lực và công nghệ

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 90)

Như đã phân tích tại chương 1, trong các nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu, yều cầu về trình độ của cán bộ thường cao hơn rất nhiều so với nghiệp vụ không liên quan

đến các yếu tố quốc tế, đặc biệt là các nghiệp vụ TTQT, hoạt động TTQT nói riêng ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam đã gặp rất nhiều rủi ro về tài chính, gây thiệt hại cho bản thân doanh nghiệp và các ngân hàng phục vụ. Để hạn chế tối đa các rủi ro trong thanh toán quốc tế.

3.2.4.1 Giải pháp về nguồn nhân lực

a/ Về bố trí nguồn nhân lực: Các NHTM cần phải bố trí cán bộ nghiệp vụ đủ năng lực trên các mặt sau:

- Vững về pháp lý: Cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ các quy định của luật pháp

trong nước cũng như luật pháp quốc tế về các nghiệp vụ TTQT như các phương thức thanh toán, các phương tiện thanh toán… để vận dụng và tuân thủ. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay chưa đầy đủ và thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung nên các cán bộ TTQT phải liên tục cập nhật để tránh vi phạm pháp luật. Luật pháp quốc tế điều chỉnh các phương thức và phương tiện TTQT cũng rất phức tạp và chưa được cán bộ ngân hàng quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức, thậm chí còn chưa được biết đến những văn bản pháp luật này. Đây là một trong những điểm yếu của của các NHTM Việt Nam nói chung. Nhiều cán bộ thực hiện nghiệp vụ theo thói quen, người trước hướng dẫn người sau mà quên mất phải nghiên cứu và nắm vững các quy định của luật. Bản thân cán bộ còn chưa hiểu rõ quy định của luật quốc gia và luật quốc tế thì không có khả năng tư vấn, hướng dẫn và phổ biến cho các khách hàng, là những chủ thể trực tiếp tham gia vào họat động xuất nhâp khẩu và TTQT. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có rất nhiều bài học kinh nghiệm, gánh chịu những thiệt hại do không hiểu luật, tự bản thân vi phạm pháp luật hoặc bị các đối tác lợi dụng để lừa đảo. Các rủi ro trong TTQT chỉ có thể được hạn chế nếu như những đối tác liên quan đến giao dịch này thực sự am hiểu luật pháp để tự bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

- Thông về nghiệp vụ, năm vững qui trình: Nếu cán bộ ngân hàng không nắm

chắc quy trình nghiệp vụ, không biết các thao tác xử lý và vai trò của mình trong từng giao dịch thì sẽ không thể tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực hiện dẫn đến rủi ro. Hoạt động tài trợ xuất khẩu, đặc biêt là hoạt động TTQT không chỉ liên

quan đến các phương thức thanh toán, phương tiện thanh toán mà còn liên quan đến cả nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận… Tức là phạm vi liên quan rất rộng lớn, rất phức tạp và chuyên sâu. Các nghiệp vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không thể tách rời. Một cán bộ TTQT đòi hỏi phải tinh thông không chỉ về nghiệp vụ TTQT mà còn phải am hiểu các nghiệp vụ liên quan như vận tải, bảo hiểm, giao nhận…

- Có khả năng tƣ vấn tốt cho khách hàng: Khi khách hàng đê nghị ngân

hàng tài trợ và thực hiện các dịch vụ thanh toán, cán bộ ngân hàng cần nghiên cứu và tư vấn cho khách hàng các điều khoản của hợp đồng đề đam bảo an toàn và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán an toàn nhất, hiệu quả nhất phù hợp với tương quan lực lượng của các bên, tập quán thương mại của loại hàng hóa giao dịch.

Cán bộ ngân hàng cần phải hội tụ cả ba yêu cầu trên thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao là thực hiện các giao dịch tài trợ xuất khẩu an toàn, nhanh chóng, chính xác.

b/ Về đào tạo nguồn nhân lực: Cần nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện các nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu:

Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Quy trình nghiệp vụ do con người xây dựng và thực hiện. Các quy tắc, quy định, các thông lệ quốc tế cũng được hình thành từ thực tiễn họat động. Việc vận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng chỉ nhằm mục đích nâng cao tốc độ xử lý giao dịch và chất lượng dịch vụ giảm bớt các thao tác xử lý của con người. Các quyết định trong hoạt động đều do con người thực hiện mà không thể thay thế được bởi bất kỳ một loại máy móc hay chương trình nào. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các NHTM là do trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của công việc.

Tại các NHTM Trên địa bàn Thanh Hoá, có những cán bộ được chuyển từ nghiệp vụ khác sang làm nghiệp vụ TTQT nên không được trang bị kiến thức đầy đủ về ngoại thương, về TTQT. Có những cán bộ được tuyển mới chỉ có những kiến

thức được học trong các trường đại học, mới chỉ là những kiến thức lý thuyết mà thiếu đi kinh nghiệm thực tế.

Do những hạn chế như vậy nên trình độ nghiệp vụ của cán bộ chưa cao, chưa được cọ sát thực tế để đúc rút kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ yếu, không thường xuyên cập nhật các thông lệ quốc tế, ý thức chấp hành quy chế, quy trình thanh toán quốc tế chưa thực sự nghiêm túc, do đó sẽ có nguy cơ dẫn đến rủi ro. Vì vậy, công tác tổ chức đào tạo cho cán bộ thực hiện các nghiệp vụ tín dụng tời trợ xuất khẩu, TTQT và KDNT là một yếu tố quan trọng nhằm hạn chế các rủi ro và khẳng định uy tín của môt ngân hàng. Các công việc cụ thể là:

- Tiêu chuẩn hoá cán bộ cho từng bộ phận nghiệp vụ cụ thể: bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc. Kiên quyết không bố trí những cán bộ không đúng chuyên môn, tư cách đạo đức và ý thức chấp hành kỷ luật không tốt thực hiện nghiệp vụ tài trợ XNK.

- Từ cấp trung ương, hội sở chính của các NHTM cần đa dạng hoá các chương trình tập huấn cho cán bộ. Do đặc thù hoạt động của địa bàn Thanh Hoá các nghiệp vụ tài trợ thương mại còn hạn chế và qui mô và loại hình nghiệp vụ, cán bộ ngân hàng chưa được tiếp cận với nhiều tình huống, chưa có sự có sát nhiều, do đó Ban lãnh đạo các Chi nhánh NHTM cần tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ của mình tham gia các lớp tập huấn kiến thức cơ bản cho cán bộ mới, kiến thức nâng cao cho những cán bộ cũ, đặc biệt là tham gia các diễn đàn để các cán bộ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các tình huống, đưa ra các bài học kinh nghiệm để cùng học tập. Nếu có điều kiện cho các cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, trao đổi nghiệp vụ do các chuyên gia nước ngoài giảng ở trong và ngoài nước.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho cán bộ tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao.

- Bên cạnh công tác đạo tạo nghiệp vụ cho cán bộ, các NHTM cần có kế hoạch, chương tình bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, tư cách đạo đức và văn hóa doanh nghiệp cho các cán bộ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan đến yếu tố quốc tế. Hơn nữa vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hoá doanh nghiệp đối

với cán bộ TTQT đặc biệt được nhấn mạnh hơn so với các nghiệp vụ khác bởi đây là bộ mặt của các NHTM với bạn bè quốc tế. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp đang được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.

c/ Về công tác tuyển dụng, qui hoạch, bổ nhiêm cán bộ: Phải công khai, minh bạch tuyển đúng người, đúng việc:

- Tuyển đúng ngành nghề đào tạo chuyên môn, trên cơ sở bằng cấp, chứng chỉ liên quan, song quan trọng hơn cả là việc tổ chức kiểm tra kiến thức thực tế: Nội dung kiểm tra cần bao quát những hiểu biết chung, những lý thuyết cơ bản về hoạt động ngân hàng, và đưa ra những bài tập tình huống cụ thể để thí sinh đưa ra cách thức giải quyết vấn đề.

- Sau khi tuyển dụng cần cho cán bộ mới tham gia các khoá đào tạo cơ bản về nghiệp vụ để khi chính thức nhận nhiệm vụ các cán bộ có thể vững vàng và tự tin trong công việc, hạn chế các rủi ro không đáng có do không nắm được các qui trình nghiệp vụ, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

- Các NHTM cần xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ lãnh đạo nghiệp vụ trong dài hạn nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt, chủ động về nguồn nhân lực, tránh tình trạng vừa thừa cán bộ nhưng lại thiếu cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo năng lực và tinh thần trách nhiệm đối với công việc.

3.2.4.2 Giải pháp về công nghệ: Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo trình độ của một ngân hàng thương mại hiện đại trong khu vực.

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo trình độ của một ngân hàng hiện đại trong khu vực không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của các NHTM mà còn cung cấp cho ngân hàng một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt mang tính hệ thống, phòng tránh được các rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động. Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng theo chương trình tài trợ của Ngân hàng thế giới đa triển khai gia đoạn một tại các NHTM, gian đoạn hai đang trong giai đoạn hoàn thiện, với giai đoạn 2 chủ yếu là hoàn thiện chức năng phân tích và khai thác

cơ sở dữ liệu tập chung, phục vụ công tác điều hành, xây dựng mục tiêu chiến lược. Dự án hiện đại hoá ngân hàng đã cung cấp cho các NHTM một cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng hoàn toàn mới, trong đó các mảng nghiệp vụ chính được tổ chức thành các phân hệ riêng biệt như phân hệ chuyển tiền, phân hệ tiền gửi, phân hệ tiền vay, phân hệ tài trợ thương mại, phân hệ quản lý thông tin khách hàng, cơ sở dữ liệu… Các phân hệ được lắp đặt và vận hành độc lập nhưng cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung thống nhất trong toàn hệ thống. Hệ thống cho phép quản lý một khách hàng một cách tổng hợp trên tất cả các mặt gồm dư nợ tín dụng, dư nợ L/C, dư tiền gửi…tại tất cả các chi nhánh của một hệ thống ngân hàng, do đó ngân hàng có thể nắm chắc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó có thể dự báo, dự đoán được những nguy cơ phát sinh có thể sảy ra. Điều này đã khắc phục được tình trạng quản lý rời rạc, đơn lẻ theo từng phòng ban, từng chi nhánh trước đây, dẫn đến tình trạng một khách hàng đã bị vượt hạn mức mở L/C tại một chi nhánh này có thể vẫn được phép mở L/C tại một chi nhánh khác.

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng còn góp phần nâng cao chế độ bảo mật trong các phân hệ, nâng cao mức độ chính xác, an toàn, bảo mật của các giao dịch, hạn chế được nguy cơ bị xâm nhập vào hệ thống thực hiện các giao dịch bất hợp pháp, gây tổn hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để tham gia vào hệ thống thương mại điện tử trong tương lai.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 90)