Khái quát tình hình kinh tế tại tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 25)

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam, là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương [24]

Hình 2.1. Đƣờng Đại Lộ Lê Lợi

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_H%C3%B3a) 2.1.1.1 Về nguồn tài nguyên

Là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng. Thanh Hóa hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,... Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ [24]

2.1.1.2. Về công nghiệp

Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang phát triển. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6%. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xếp ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán. Một

số khu công nghiệp:

Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn

Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn)- Huyện Tĩnh Gia Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa

Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân

Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Khu kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan [24].

2.1.1.3. Về nông nghiệp

Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác [24]

Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn

Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha...

Hình 2.2. Ngƣ nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển

Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt.

2.1.1.4. Về ngoại thương

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân [24]

Hình 2.3. Chế biến cá XK tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_H%C3%B3a)

Theo thống kê của Sở Công thương, đến hết tháng 5-2012, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn tỉnh ước đạt 240 triệu USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ (CK) năm 2011 và bằng gần 43% kế hoạch năm.

Một số nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng đột biến so với năm 2011. Trong đó, nhóm hàng nông, lâm sản, thực phẩm xuất khẩu đạt 5,56 triệu USD, tăng 50,3% CK; nhóm hàng công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp đạt 151 triệu USD, tăng 51,1% CK, nhóm hàng khoáng sản – vật liệu xây dựng đạt 20 triệu, tăng 87,6% CK. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị XK của tỉnh. 5 tháng, khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu đạt 125,6 triệu USD, tăng 83,1% so với CK, bằng 50,3% kế hoạch, chiếm 52,3% tỷ trọng XK toàn tỉnh.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Các doanh nghiệp đá ốp lát Đông Sơn giảm 38% CK, Tổng Công ty Tiên Sơn giảm 22,4% CK... Các mặt hàng giảm xuất khẩu về lượng so với CK gồm: dưa chuột muối xuất khẩu đạt 70 tấn, bằng 9,7% CK; ớt muối xuất khẩu 11 tấn, bằng 3,1% CK; thịt súc sản xuất khẩu

472 tấn, giảm 23,4% CK; dăm gỗ xuất khẩu 33.123 m3, giảm 39,7%; ba lô, túi xách xuất khẩu 590.000 chiếc, giảm 14,5% CK.

Trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ tổ chức các cuộc tiếp xúc doanh nghiệp theo nhóm ngành hàng và đầu tư, bám sát doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn; đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các cơ hội đầu tư... nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh.

Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê...), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói...), đá ốp lát, quặng crôm...

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 25)