Theo quy định của Hiến chương Liên hiệp quốc, nhiệm vụ giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế được đảm bảo thực hiện thông qua Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an. Đại hội đồng có thể xem xét những nguyên tắc hợp tác chung về giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang và đưa ra những kiến nghị cho các thành viên Liên hiệp quốc hay Hội đồng Bảo an. Đại hội đồng có thể lưu ý Hội đồng Bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 24 Hiến chương Liên hiệp quốc). Hội đồng Bảo an có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Không những thế, trong một số trường hợp đặc biệt, Hội đồng bảo an có thể sử dụng cả các biện pháp mang tính cưỡng chế nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình hoặc các hành vi xâm lược.
Trong khi thực thi trọng trách của mình, Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc.
Khái niệm về Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Trong xã hội có nhiều chính đảng, hòa bình cũng được mô tả bởi mối quan hệ giữa các đảng phái trong sự tôn trọng lẫn nhau và theo công lý. Trước đây quan niệm về hòa bình là xã hội không có chiến tranh. Ngày nay quan niệm hòa bình thường được hiểu là không có chiến tranh xảy ra giữa hai hay nhiều tổ chức vũ trang của mỗi quốc gia, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Hòa bình được quan niệm là sự tồn tại của luật pháp và sự công bằng. Dù rằng khái niệm hòa bình cũng được áp dụng vào trạng thái của con người trong các điều kiện địa lý, chính trị cụ thể của họ, các cuộc nội chiến hay khủng bố, các xung đột khác cũng đe dọa đến hòa bình ở cấp độ trong nước. Giải Nobel Hòa bình là phần thưởng cho những nhà hoà bình, những người nhìn xa trông rộng, đã vượt qua bạo lực, xung đột, áp bức thông qua sự lãnh đạo tinh thần, những người đã làm rất nhiều hay rất tốt cho tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Khái niệm An ninh là một tiến trình lâu dài và thực tế cuối cùng sẽ dẫn đến hoà bình và giải trừ quân bị bằng cách thay đổi tư duy đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường quốc, ngăn cản kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị, được xem như là gây ra xung đột ở mức độ cao. An ninh tập thể cần 3 điều kiện tiên quyết để hình thành và hoạt động hiệu quả: Không một quốc gia nào quá mạnh đến mức một liên hiệp các quốc gia khác không thể tập hợp lực lượng đủ mạnh để chống lại được quốc gia đó. Tất cả các cường
quốc phải có chung quan điểm cơ bản về một trật tự quốc tế ổn định và được chấp nhận; một hệ thống an ninh tập thể không thể hoạt động hiệu quả khi có một cường quốc muốn đảo lộn trật tự quốc tế đã được xác lập vì lý do hệ tư tưởng hay liên quan đến quyền lực. Các cường quốc phải có một sự đoàn kết và tính cộng đồng đạo đức tối thiểu; những người đưa ra quyết định phải có tầm nhìn chung về hệ thống quốc tế và tin rằng cần có những nỗ lực nhằm "bảo vệ và thúc đẩy đoàn kết chính trị" để biến tầm nhìn đó thành hiện thực.
Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế gìn giữ hoà bình là việc “sử dụng các lực lượng do nhiều quốc gia đóng góp để đạt nhiều mục đích khác nhau. Quan sát giới tuyến ngừng bắn và giám sát ngừng bắn, cách ly các lực lượng xung đột, thúc đẩy thực hiện luật pháp và trật tự, cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo”. Đây là biện pháp giám sát hiệp định đình chiến giữa các bên, trong khi các nhà ngoại giao cố gắng thương lượng giải quyết hòa bình toàn diện hoặc các quan chức đang nỗ lực thực hiện giải quyết hòa bình đã thỏa thuận.
Các nguyên tắc trong giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
Nguyên tắc “An ninh không chia cắt” Mỗi quốc gia luôn là thực thể độc
lập, có chủ quyền nên đều có quyền thiết lập nền an ninh riêng biệt của mình. Nền an ninh riêng của mỗi quốc gia có liên quan trực tiếp đến một vấn đề rất quan trọng, đó là vấn đề thực hiện quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia. Phạm vi của việc thực hiện quyền tự vệ hợp pháp đã được giới hạn tại Điều 51 hiến chương Liên hiệp quốc, trong đó khẳng định quyền của mỗi quốc gai được sử dụng lực lượng vũ trang để đánh trả hành vi xâm phạm hòa bình và an ninh của mình. Luật quốc tế hiện đại coi đây là một trong những biện pháp hợp pháp để đảm bảo an ninh quốc tế.
Nguyên tắc “An ninh bình đẳng” Để đảm bảo an ninh chung của cả cộng
trong khu vực và trên thế giới. Hiến chương Liên hiệp quốc xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải kiềm chế, không chạy đua vũ trang. Trong quan hệ song phương, quan hệ khu vực và toàn cầu, từng quốc gia phải luôn tính đến an ninh của các quốc gia khác. Mặt khác, an ninh của các quốc gia đều phải được đảm bảo như nhau, không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền tìm mọi cách để tạo ra ưu thế về an ninh cho mình trước các quốc gia khác trong khu vực và trong cả cộng đồng quốc tế.
An ninh tập thể là hệ thống các biện pháp chung của cả cộng đồng quốc
tế hay của một nhóm quốc gia trong cùng khu vực địa lý nhất định, được áp dụng nhằm ngăn ngừa hoặc loại trừ mối đe doạ hoà bình và chặn đứng hành vi xâm lược hoặc các hành vi phá hoại hoà bình khác. Mỗi một hệ thống an ninh tập thể được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế; sự tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ được coi như là sự tấn công vào mọi thành viên; các quốc gia thành viên của hệ thống này có nghĩa vụ giúp đỡ các thành viên khác trong trường hợp bị tấn công vũ trang từ phía quốc gia thứ ba.
Ngoại giao phòng ngừa được hiểu là hoạt động được tiến hành nhằm
“ngăn ngừa tranh chấp có thể nảy sinh giữa các bên, ngăn ngừa những tranh chấp đang diễn ra để tránh leo thang thành các cuộc xung đột và hạn chế mức độ lan rộng của các cuộc xung đột khi xảy ra”. Ngoại giao phòng ngừa bao gồm các biện pháp xây dựng lòng tin, tìm hiểu thực tế, cảnh báo sớm và cũng có thể bao gồm các hoạt động của lực lượng được Liên hiệp quốc uỷ nhiệm “triển khai phòng ngừa” nhằm giảm bớt nguy cơ bạo lực và tăng khả năng tìm kiếm các giải pháp hoà bình.
Cưỡng chế hoà bình: Theo chương VII Hiến chương Liên hiệp quốc,
cưỡng chế hoà bình là hoạt động được tiến hành không cần sự chấp nhận của các bên để đảm bảo tuân thủ ngừng bắn theo quyết định của Hộ đồng Bảo an. Lực lượng cưỡng chế hoà bình bao gồm lực lượng quân sự của một số quốc
gia đựơc trang bị đầy đủ vũ khí, hoạt động theo sự chỉ đạo gián tiếp của Tổng thư kí Liên hiệp quốc.
Kiến tạo hoà bình là các hoạt động thương lượng và trung gian hoà
giải, nhằm đưa các bên thù địch đi dến thoả thuận bằng các biện pháp hoà bình, theo chương VI Hiến chương Liên hiệp quốc. Thông qua các biện pháp giải quyết về mặt pháp lý, các hoạt động trung gian và các hình thức thương lượng khác, các bên sáng kiến “kiến tạo hoà bình” của Liên hiệp quốc sẽ thuyết phục các bên giải quyết một cách hoà bình bất đồng giữa họ với nhau.
Xây dựng hoà bình sau xung đột là các biện pháp được tiến hành để thúc
đẩy hợp tác kinh tế và xã hội, nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên đã từng tham chiến, phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội và chính trị, ngăn ngừa bạo lực xảy ra trong tương lai, củng cố và giữ gìn hoà bình lâu bền như viện trợ phát triển, cai quản hành chính, dân sự và thúc đẩy thực hiện các quyền con người.
Giải trừ quân bị là hệ thống các bện pháp được tiến hành nhằm cắt
giảm hoặc tiêu huỷ các phương tiện tiến hành chiến tranh, cắt giảm lực lượng vũ trang và các tổ chức vũ trang của các quốc gia, cắt giảm việc chế tạo, sản xuất, tiêu huỷ vũ khí kể cả việc tiêu huỷ dần dần dẫn tới tiêu huỷ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác.
Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế là việc các cường quốc hạt nhân
cam kết giúp đỡ bất kỳ quốc gia không hạt nhân nào trong trường hợp bị đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân. Cam kết của các cường quốc hạt nhân kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân chống các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Bản chất của gìn giữ hòa bình an ninh quốc tế là những hoạt động đóng góp cho tương lai quá trình giải quyết và thiết lập nền hòa bình. Hoạt động này bao gồm (nhưng không bị hạn chế) việc theo dõi sự rút quân của những lực lượng tham chiến ở các vùng xung đột trước đây, việc giám sát bầu cử, hỗ trợ tái thiết. Lực lượng gìn giữ hòa bình thông thường là những quân nhân
trong quân đội nhưng đôi khi có cả các lực lượng khác. Do vậy khi những lính gìn giữ hòa bình có trang bị vũ khí thì cũng không có nghĩa họ buộc phải chiến đấu. Lực lượng gìn giữ hòa bình không phải là lực lượng được mong đợi sẽ tham gia chiến đấu. Họ được triển khai khi lệnh ngừng bắn đã được thiết lập và các bên tham chiến đã đồng ý cho họ thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình.
Gìn giữ hòa bình được Liên hiệp quốc xác định là "một cách giúp đỡ những nước bị tàn phá do xung đột để tạo ra các điều kiện cho hoà bình". Những quân nhân gìn giữ hòa bình theo dõi và giám sát tiến trình hòa bình trong những vùng hậu xung đột và giúp đỡ những cựu chiến sĩ trong việc thực hiện những thỏa thuận hoà bình mà họ đã ký. Các sự trợ như vậy có nhiều dạng, gồm phương pháp xây dựng lòng tin, thỏa thuận về việc chia sẻ quyền lực, hỗ trợ bầu cử, củng cố luật pháp, và việc phát triển kinh tế xã hội. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc có thể bao gồm những người lính, những cảnh sát dân sự và các dân thường khác. Hiến chương Liên hiệp quốc cho phép Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có quyền lực và trách nhiệm, có thể dùng các hoạt động của tập thể để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Do vậy, cộng đồng quốc tế thường xem Hội đồng Bảo an có quyền trong hoạt động gìn giữ hòa bình và toàn bộ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc phải được cho phép bởi Hội đồng Bảo an. Hầu hết các hoạt động này được thiết lập và thực thi do chính Liên hiệp quốc bởi những lính phục vụ dưới mệnh lệnh chỉ huy của Liên hiệp quốc.
Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đóng góp lớn nhất của Liên hiệp quốc là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới. Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của Liên hiệp quốc. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170
cuộc xung đột ở các khu vực. Theo yêu cầu của các bên trong xung đột, Liên hiệp quốc đã triển khai 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên hiệp quốc đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới. Vì những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988, sau đó Tổ chức Liên hiệp quốc và ông Tổng Thư ký Kofi Annan được tặng Giải thưởng này vào năm 2001.