Hiến chương Liên hiệp quốc

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới (Trang 58)

Một trong những thành tựu lớn nhất của Liên hiệp quốc trong thế kỷ 20 là lần đầu tiên con người trong lịch sử của mình đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người chủ yếu gồm những điều ước

được thể hiện ở các hiến chương, công ước...có giá trị pháp lý ràng buộc với các quốc gia thành viên (qua gia nhập hay phê chuẩn), cũng như các văn bản khác tuy không có giá trị pháp lý ràng buộc với những quốc gia thành viên song lại có giá trị và ý nghĩa rất lớn về đạo đức và xã hội như tuyên ngôn,

hướng dẫn, nguyên tắc, khuyến nghị, quy tắc ..được các quốc gia thừa nhận và

tôn trọng. Hệ thống này gồm hàng trăm văn kiện đã và đang được tất cả các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới tán thành, chấp nhận làm cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện và bảo vệ quyền con người.

Hiến chương Liên hiệp quốc là hiến pháp của Liên hiệp quốc, được kí kết trong Hội nghị Liên hiệp quốc về tổ chức quốc tế tại San Fransisco, California ngày 26 tháng 6 năm 1945, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 nước thành viên sáng lập Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Anh, Hoa Kỳ và phần đông các nước khác. Đây là văn bản quốc tế rất quan trọng, cơ bản và là văn bản quốc tế đầu tiên trải qua hơn 60 năm thử thách vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý và các ý nghĩa xã hội, trong đó có các điều khoản về bảo vệ và thực hiện “quyền con người cho tất cả mọi

người”. Hiến chương đã đặt nền móng đầu tiên cho việc thiết lập một cơ chế pháp lý quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới.

Ngay từ lời mở đầu chúng tôi, nhân dân các quốc gia liên hiệp quyết

tâm: Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau thương không kể xiết. Tuyên bố một lần nữa sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ, ở quyền bình đẳng giữa các quốc gia lớn và nhỏ. Tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra. Khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nền tự do rộng rãi hơn. Bày tỏ lòng mong muốn cùng chung sống hoà bình trên tinh thần láng giêng thân thiện, cùng chung nhau góp sức để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Thừa nhận những nguyên tắc và xác định những phương pháp bảo đảm không dùng vũ lực, trừ trường hợp vì lợi ích chung. Sử dụng cơ chế quốc tế để thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc. Đã quyết định tập trung mọi nỗ lực của chúng tôi để đạt được những mục đích đó. Vì vậy, các chính phủ chúng tôi thông qua các đại diện có đủ thẩm quyền hợp lệ, họp tại thành phố San Francisco, đã thoả thuận thông qua Hiến chương này và lập ra một Tổ chức quốc tế lấy tên là Liên hợp quốc.

Hiến chương kêu gọi tất cả các nước hành động phối hợp với Liên hiệp quốc để đạt được việc tôn trọng và thực hiện quyền con người trên toàn thế giới. Mục đích của Liên hiệp quốc được quy định tại Điều 1 của Hiến chương khẳng định:

Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất

quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi ngưòi không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.

Theo Điều 2 của Hiến chương các nguyên tắc của Liên hiệp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế. Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực

chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.

Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế được quy định tại chương VI của Hiến chương Liên hiệp quốc. Liên hiệp quốc là một tổ chức quốc tế có vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế nói riêng. Theo quy định của Hiến chương Liên hiệp quốc, các cơ quan chính của Liên hiệp quốc ở các mức độ khác nhau đều tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế nhưng trong đó vai trò chính thuộc về Hội đồng bảo an. Phương thức giải quyết các tranh chấp quốc tế của Liên hiệp quốc rất mềm dẻo, linh hoạt. Trong mỗi vụ tranh chấp, Liên hiệp quốc yêu cầu các đương sự phải tự tìm giải pháp để giải quyết tranh chấp như bằng con đường đàm phán, điều tra trung gian, hòa giải trọng tài; bằng con đường tư pháp hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tự chọn (Điều 33 Hiến chương Liên hiệp quốc). Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng bảo an yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng những biện pháp đã nêu trên. Ngoài ra, Hội đồng bảo an (được Liên hiệp quốc trao thẩm quyền) có thể áp dụng các biện pháp cần thiết khác để giải quyết tranh chấp như điều tra mọi tranh chấp nếu xét thấy diễn biến có thể gây ra bất hòa giữa các nước hoặc đe dọa hòa bình an ninh quốc tế; kiến nghị các bên những thủ tục hoặc phương thức giải quyết thỏa đáng. Nếu Hội đồng bảo an xét thấy có sự đe dọa phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược thì có thể yêu cầu các bên tuân thủ những biện pháp tạm thời, áp dụng những biện pháp phi quân sự hoặc áp dụng những biện pháp quân sự. Trên cơ sở chương VI Hiến chương Liên hiệp quốc, Hội đồng bảo an có toàn quyền thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp trung gian (Điều 36), hòa giải (Điều 37),

Ủy ban điều tra (Điều 34), ủy ban hòa giải (Điều 38). Ngoài Hội đồng bảo an, các cơ quan chính khác của Liên hiệp quốc (như Đại hội đồng) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Đại hội đồng có thể áp dụng triệt để các biện pháp hòa bình như hòa giải, điều tra, trung gian... (nếu tranh chấp không được chuyển giao cho Hội đồng bảo an), nhằm xem xét và giải quyết linh hoạt mọi vấn đề.

Hội đồng Bảo an có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp, và có thể đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên Liên hiệp quốc. Một quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng đến mọi tranh chấp mà trong đó họ là đương sự, miễn là quốc gia này thừa nhận trước những nghĩa vụ giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương Liên hợp quốc quy định, để kết thúc vụ tranh chấp đó. Nếu Hội đồng bảo an nhận sự kéo dài các vụ tranh chấp ấy, trên thực tế, có thể đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an quyết định xem có nên hành động theo điều 36 hay không, hoặc kiến nghị các điều kiện giải quyết tranh chấp mà Hội đồng bảo an cho là hợp lý. Hội đồng bảo an có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị mà không làm tổn hại đến nội dung các điều 36, 37 nhằm giải quyết hoà bình mọi vụ tranh chấp cho các bên đương sự trong các vụ tranh chấp đó nếu họ yêu cầu.

Như vậy có thể thấy rằng, Hội đồng bảo an đã phát huy tối đa vai trò duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Chương VII - Hiến chương Liên hiệp quốc. Điều 39 Hiến chương Liên hiệp quốc đã ghi nhận trách nhiệm của Hội đồng bảo an trong việc “xác định sự tồn tại và sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và

đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp ... để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế”. Như vậy, Hội đồng bảo an có trách nhiệm xác định mọi tình hình, xem xét tình hình cụ thể nào có thể đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay là hành vi xâm lược. Việc xác định thực tế tình hình của Hội đồng bảo an là cơ sở quan trọng để Liên hiệp quốc triển khai các hoạt động tiếp theo về giữ gìn hòa bình. Khi xác định được rằng hành động đó là hành động đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược thì Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết và áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Cụ thể là yêu cầu các bên phải thi hành các biện pháp tạm thời như ngừng bắn, rút quân về vị trí ban đầu, thiết lập giới tuyến tạm thời... nhằm ngăn chặn không cho tình hình nghiêm trọng hơn (quy định tại điều 40 Hiến chương Liên hiệp quốc). Ví dụ như trong trường hợp Irắc xâm lược Côoét, Hội đồng bảo an đã đưa ra nghị quyết số 660 (năm 1990) tuyên bố rằng đây là một hoạt động phá hoại hòa bình - an ninh quốc tế và yêu cầu quân đội Irắc rút khỏi Côoét để giải quyết hòa bình tranh chấp (biện pháp mang tính chất tạm thời). Khi xét thấy tình hình xấu đi, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng những biện pháp phi vũ trang như “cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao” (được quy định tại Điều 41 - Hiến chương) nhằm trừng trị và làm cho các quốc gia vi phạm không có điều kiện để thực hiện hành vi vi phạm, đẩy lùi mối đe dọa hòa bình - an ninh quốc tế. Áp dụng mọi hoạt động quân sự nếu thấy cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế khi xét thấy các biện pháp phi vũ trang là không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực. Ví dụ, Nghị quyết 678 (ngày 29/11/1990) của Hội đồng bảo an cho phép các quốc gia thành viên hợp tác, hỗ trợ Côoét nếu tới ngày 15/1/1991 Irắc không rút quân khỏi Côoét. Các biện pháp trên đều mang tính chất cưỡng chế mà Hội

đồng bảo an được phép tiến hành mà không cần đến sự chấp thuận của các bên hữu quan vì Hội đồng bảo an (nhân danh Liên hiệp quốc) là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các quốc gia thành viên. Các biện pháp này chỉ được thực hiện khi có sự đe dọa phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược nhằm duy trì hoặc khôi phục hòa bình an ninh quốc tế mà cũng vì một mục đích chung là lợi ích của cả cộng đồng. Những hành động này của Hội đồng bảo an nhằm trừng phạt các quốc gia đã có hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược; hạn chế việc các quốc gia tiếp tục vi phạm.

Hiến chương dành cho Hội đồng quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết, xác định thực tại mọi sự đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp. Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao. Trong những tình huống như thế, Hội đồng không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất nhưng có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang để duy trì hoặc phục hồi hoà bình và an ninh quốc tế. Điều này là nền tảng cho hoạt động quân sự của Liên hiệp quốc tại bán đảo Triều Tiên năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên và việc sử dụng quân lực liên minh tại Iraq và Kuwait năm 1991. Để góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội đồng bảo an và phù hợp với những thỏa thuận đặc biệt hoặc các thỏa thuận cần thiết cho việc duy trì hòa

vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện khác, kể cả cho quân đội Liên hợp quốc qua lãnh thổ của mình. Chiếu theo Chương VII các quyết định, như cấm vận kinh tế, có giá trị ràng buộc trên các thành viên Liên hiệp quốc. Vai trò của Liên hiệp quốc trong nền an ninh chung của quốc tế được định nghĩa bởi Hiến chương Liên hiệp quốc, dành cho Hội đồng Bảo an quyền lực để: Điều tra bất cứ tình huống nào đe dọa hoà bình quốc tế. Đề xuất những thủ tục nhằm giải quyết các tranh chấp cách hoà bình.Kêu gọi các quốc gia thành viên gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới (Trang 58)