ninh thế giới
Khái quát
Ban thư ký Liên hiệp quốc (gọi tắt là Ban thư ký) là một trong sáu cơ quan chính của Liên hiệp quốc.
Trụ sở chính của Ban thư ký đặt tại New York, Mỹ. Ngoài ra có hai Văn phòng tại Giơnevơ và Viên.
Cơ cấu tổ chức
Theo Chương XV của Hiến chương Liên hiệp quốc, Ban thư ký gồm có một Tổng thư ký và một số nhân viên tuỳ theo nhu cầu của tổ chức. Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an. Tổng thư ký là viên chức cao cấp nhất của Tổ chức Liên hiệp quốc (Điều 97). [20].
Chức năng, nhiệm vụ
Tổng thư ký hoạt động với tư cách là người có cương vị cao nhất của Ban thư ký trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, của Hội đồng bảo an, của Hội đồng kinh tế - xã hội và của Hội đồng quản thác. Tổng thư ký thực hiện các chức năng theo quy định của Hiến chương Liên hiệp quốc và các nhiệm vụ khác do các cơ quan này giao phó. Tổng thư ký trình Đại hội đồng báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên hiệp quốc (Điều 98). [20].
Tổng thư ký có thẩm quyền lưu ý Hội đồng bảo an về bất cứ vấn đề nào mà theo ông, có thể đe doạ việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 99). [20].
Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Tổng thư ký và các nhân viên không được tìm kiếm hay chấp nhận những chỉ thị của bất cứ một chính phủ nào hoặc của một cơ quan quyền lực nào ngoài Liên hiệp quốc. Tổng thư ký và các nhân viên không được hành động trái với địa vị viên chức quốc tế của họ và chỉ chịu trách nhiệm trước Liên hiệp quốc (Điều 100, khoản 1). [20].
Tổng thư ký bổ nhiệm các nhân viên của mình theo những quy định do Đại hội đồng xác lập (Điều 101, khoản 1). [20].
Một số nhân viên thích hợp được bổ nhiệm để phục vụ thường trực Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác và nếu cần, các cơ quan khác của Liên hiệp quốc. Số nhân viên này thuộc biên chế cơ quan Tổng thư ký (Điều 101, khoản 2). [20].
Trợ giúp Tổng thư ký gồm: Phó Tổng thư ký; Các trợ lý Tổng thư ký; Các vụ, phòng, ban do các quan chức cao cấp chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng thư ký gồm:
Văn phòng Tổng thư ký; Vụ các vấn đề của Đại hội đồng và phục vụ hội nghị; Vụ các vấn đề chính trị; Vụ giải trừ quân bị; Vụ về các hoạt động gìn giữ hoà bình; Văn phòng pháp lý; Vụ kinh tế, xã hội; Phòng về các vấn đề phối hợp và nhân đạo; Vụ thông tin; Vụ quản trị; Phòng dịch vụ nội bộ.
Các quan chức cao cấp khác gồm: Điều phối viên về an ninh Liên hiệp quốc; Giám đốc điều hành chương trình Irắc; Điều phối viên về cải tổ Liên hiệp quốc; Điều phối viên về các hoạt động nhân đạo cho Irắc. Ngoài ra Tổng thư ký còn cử các đặc phái viên, đại diện cho mình theo các nước, khu vực như: Châu Phi, Ăngôla, Campuchia, Crôatia, Irắc, Trung Đông...
3.2. Thực tiễn trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của tổ chức Liên hiệp quốc từ khi thành lập cho tới nay