Các nguyên tắc phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới (Trang 116)

Tại hội nghị thượng đỉnh tại Stockhom về “Con người và môi trường”, các nguyên thủ và nhà lãnh đạo cao cấp của 113 quốc gia đã cùng nhau ký Tuyên bố chung Stockhom với 7 nhận định chung và 26 nguyên tắc phát triển. Nó đã đề cập tới 3 khía cạnh của phát triển. Tuy nhiên, nó chưa phải là hệ thống đầy đủ các nguyên tắc phát triển bền vững, vì các nội dung của nó trong các lĩnh vực phát triển còn chưa đầy đủ, và cơ sở khoa học còn chưa hoàn toàn rõ ràng. Nó cũng không được gọi là nguyên tắc phát triển của phát triển bền vững, vì cho đến thời điểm đó, khái niệm phát triển bền vững hãy còn đang được thai nghén. Nội dung của 26 nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc 1: Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và

đầy đủ các điều kiện sống, trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con ngời phải có trách nhiệm bảo vệ và cải thiện môi trường cho các thế hệ và thủ tiêu mọi chính sách tăng cường hay duy trì chủ nghĩa Apartheid, phân biệt chủng tộc, chia rẽ dân tộc, thực dân và các hình thức bóc lột và thống trị nước ngoài khác.

Nguyên tắc 2: Tài nguyên thiên nhiên của trái đất, bao gồm không khí, nước, thực vật và động vật và đặc biệt là các hệ sinh thái thiên nhiên điển hình, phải được bảo vệ an toan vì quyền lợi của các thế hệ hôm nay và tương lai, thông qua công tác quy hoạch và quản lý thích hợp.

Nguyên tắc 3: Phải duy trì và ở những nơi có thể, phải phục hồi

hoặc cải thiện năng lực của trái đất tạo ra các nguồn tai nguyên sống còn, có thể tái tạo.

Nguyên tắc 4: Con người phải có trách nhiệm đặc biệt để bảo vệ an toàn

và quản lý khôn ngoan di sản của đời sống hoang dã và nơi trú ngụ của chúng, mà hiện nay do kết hợp của các nhân tố có hại đang lâm vào tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng. Do vậy, bảo tồn thiên nhiên, bao gồm cả đời sống hoang dã phải được coi la có tầm quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế.

Nguyên tắc 5: Những nguồn tài nguyên không tái tạo của trái đất

phải được sử dụng làm sao để có thể bảo vệ chống bị đe dọa cạn kiệt trong tương lai và phải đảm bảo tất cả lợi ích trong sử dụng sẽ được chia sẻ cho tất cả mọi người.

Nguyên tắc 6: Phải bắt dừng ngay việc thải các chất độc hay các chất

khác và phát tán nhiệt với số lượng và nồng độ vượt quá năng lượng của môi trường tự lọc các chất nay vô hại, nhằm đảm bảo không gây ra hủy hoại cho các hệ sinh thái. Cần phải ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc ở các nước chống lại ô nhiễm.

Nguyên tắc 7: Các nước sẽ tiến hành tất cả các bước có thể để ngăn

ngừa ô nhiễm các vùng biển do các chất có khả năng tạo ra các mối nguy hại cho sức khỏe con ngời, làm tổn hại tài nguyên và đời sống biển, hủy hoại những tiện nghi sống hoặc can thiệp vào việc sử dụng hợp lý khác của biển.

Nguyên tắc 8: Phát triển kinh tế và xã hội có ý nghĩa quan trọng bảo đảm

những điều kiện trên trái đất cần thiết để cải thiện chất lượng của cuộc sống.

Nguyên tắc 9: Những thiếu hụt về môi trường do các điều kiện không

phát triển tạo ra và thiên tai đặt ra những vấn đề nghiêm trọng và chỉ có thể sửa chữa tốt nhất bằng cách thúc đẩy phát triển thông qua việc chuyển giao một lượng quan trọng như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, như các nguồn bổ sung vào các nỗ lực trong nước của các nước đang phát triển và cần thiết phải có viện trợ như vậy đúng lúc.

Nguyên tắc 10: Đối với các nước đang phát triển, tính ổn định về giá cả

và thu nhập đầy đủ để mua các loại nhu yếu phẩm và nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng với quản lý môi trường. Bởi vì phải xem tới những yếu tố kinh tế cũng như các quá trình sinh thái.

Nguyên tắc 11: Các chính sách môi trường của tất cả các nước phải làm

tốt hơn và không ảnh hưởng có hại tới tiềm năng phát triển hiện tại và trong tương lai của các nước đang phát triển và cũng không kìm hãm quá trình đạt được những điều kiện sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Các nước và các tổ chức quốc tế cần phải tiến hành những bước thích hợp nhằm đạt được sự thỏa thuận đối mặt với những hậu quả có thể của kinh tế quốc tế và quốc gia, do áp dụng các biện pháp môi trường.

Nguyên tắc 12: Cần phải sẵn có các nguồn lực để gìn giữ và cải thiện

môi trường, có xét đến các hoàn cảnh và yêu cầu riêng của các nước đang phát triển và bất cứ chi phí nào có thể phát sinh do kết hợp bảo vệ an toàn môi trường với quy hoạch phát triển của các nước đang phát triển và nhu cầu sẵn sàng bổ sung viện trợ kỹ thuật và tài chính quốc tế cho mục đích này khi các nước đang phát triển yêu cầu.

Nguyên tắc 13: Nhằm đạt được việc quản lý tài nguyên hợp lý và tiến

đến cải thiện môi trường, các nước cần phải chấp nhận cách tiếp cận tổng hợp và phối hợp trong quy hoạch phát triển nhằm đảm bảo phát triển trường hợp

với nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường vì lợi ích của nhân dân các nước.

Nguyên tắc 14: Quy hoạch hợp lý sẽ tạo ra công cụ có ý nghĩa thiết yếu

cho việc hòa hợp bất cứ xung đột nào giữa nhu cầu phát triển và nhu cầu bảo vệ cải thiện môi trường.

Nguyên tắc 15: Phải áp dụng quy hoạch định cư và đô thị hóa nhằm

tránh những ảnh hưởng có hại đến môi trường và đạt được tối đa những lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường cho tất cả mọi người. Về khía cạnh này phải hủy bỏ các dự án được thiết kế phục vụ cho sự thống trị thực dân và chủng tộc.

Nguyên tắc 16: Cần phải áp dụng các chính sách dân số không gây tổn

thương cho các quyền cơ bản của con người và được các chính phủ hữu quan coi là thích hợp, đối với các khu vực có mức tăng dân số hoặc tập trung dân số quá cao dễ gây ra những tác động có hại đến môi trường của môi trường con người và kìm hãm phát triển.

Nguyên tắc 17: Cần phải giao nhiệm vụ quy hoạch, quản lý hay kiểm

soát các nguồn tài nguyên môi trường của các nước cho các cơ quan quốc gia thích hợp nhằm làm cho chất lượng môi trường tốt đẹp hơn.

Nguyên tắc 18: Khoa học và công nghệ đóng góp một phần vào phát

triển kinh tế và xã hội, cần phải được áp dụng để xác định, tránh và kiểm soát những rủi ro về môi trường và giải quyết các vấn đề tồn tại về môi trường và về sự tốt đẹp chung của nhân loại.

Nguyên tắc 19: Giáo dục các vấn đề môi trường cho thế hệ trẻ cũng như

ngời lớn, xem xét đúng mức tới những người không có đặc quyền, là vấn đề cốt yếu để mở rộng cơ sở cho từng cá nhân, xí nghiệp, cộng đồng được bày tỏ quan điểm và đạo đức trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường với đầy đủ tầm cỡ của con ngời. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tránh suy thoái môi trường. Mặt khác, cần tuyên truyền thông tin có tính chất giáo dục về nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường để giúp con người có thể phát triển mọi lĩnh vực.

Nguyên tắc 20: Cần phải thúc đẩy công tác nghiên cứu và triển khai khoa học ở tất cả các nước trong phạm vi những vấn đề tồn tại về môi trường ở quy mô quốc gia và đa quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Liên quan tới vấn đề này, cần phải ủng hộ và giúp đỡ để tạo điều kiện dễ dàng giải quyết các vấn đề tồn tại về môi trường bằng việc cung cấp các dòng thông tin khoa học mới nhất và chuyển giao kinh nghiệm không mất tiền; cần phải sẵn có những công nghệ môi trường cho các nước đang phát triển, với điều kiện sẽ động viên việc truyền bá rộng rãi các công nghệ này mà không tạo ra gánh nặng về kinh tế đối với các nước đang phát triển.

Nguyên tắc 21: Thể theo Hiến chương của Liên hiệp quốc và những

nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các nước có chủ quyền khai thác nguồn tài nguyên của mình theo các chính sách về môi trường của nước mình và phải có trách nhiệm đảm bảo những hoạt động đúng theo pháp quyền của nước mình hoặc theo việc kiểm soát của nước mình sao cho không gây thiệt hại đến môi trường của các nước khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn pháp lý quốc gia.

Nguyên tắc 22: Các nước sẽ cùng hợp tác để phát triển hơn nữa luật

pháp quốc tế liên quan đến trách nhiệm và bồi thường các nạn nhân bị ô nhiễm và các thiệt hại về môi trường do các hoạt động thuộc pháp lý hay kiểm soát của các nước đó gây ra cho các khu vực vượt quá quyền pháp lý của những nước đó.

Nguyên tắc 23: Không được gây thiệt hại cho những tiêu chuẩn như đã

được cộng đồng quốc tế thỏa thuận, hoặc gây thiệt hại cho các tiêu chuẩn sẽ được xác định ở quy mô quốc gia. Trong mọi trường hợp, việc xem xét các hệ thống giá trị thịnh hành ở từng nước và phạm vi có thể áp dụng các tiêu chuẩn đang có hiệu lực ở các nước tiên tiến nhất, song có thể không phù hợp và có các chi phí xã hội không xác đáng đối với các nước đang phát triển, sẽ có ý nghĩa thiết yếu.

Nguyên tắc 24: Những vấn đề quốc tế liên quan tới bảo vệ và cải thiện môi trường cần được giải quyết trên tinh thần hợp tác giữa tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, trên cơ sở quan hệ bình đẳng. Sự hợp tác song phương hay đa phương hay các biện pháp thích hợp nào khác đều có tính chất cốt yếu để kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và triệt tiêu một cách có hiệu quả những tác động có hại về môi trường do những hoạt động tiến hành trên mọi lĩnh vực gây ra, bằng cách đó mới đánh giá đúng chủ quyền với lợi ích của tất cả các nước.

Nguyên tắc 25: Các nước sẽ bảo đảm cho các tổ chức quốc tế đóng vài trò

hiệu quả, năng động và điều phối trong công tác bảo vệ và cải thiện môi trường.

Nguyên tắc 26: Phải tránh cho con người và môi trường con người bị

những ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân và tất cả phương tiện hủy hoại hàng loạt. Các nước phải cố gắng nhanh chóng đạt được thỏa thuận giữa các cơ quan quốc tế liên quan để thủ tiêu và triệt phá hoàn toàn các loại vũ khí đó.

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới (Trang 116)