9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán
1.2. Khái niệm thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tà
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài được hiểu là giới hạn những quan hệ vụ việc mà trọng tài được quyền giải quyết thể hiện ở các nội dung cơ bản: Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; Quan hệ/phạm vi các loại vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; Vấn đề thẩm quyền của thẩm quyền; Vấn đề loại trừ thẩm quyền của trọng tài bởi tòa án và điều ước quốc tế và các thẩm quyền khác của trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp như thẩm quyền xác minh sự việc, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thực tiễn và lý luận pháp luật đã chỉ ra rằng mặc dù hoạt động của trọng tài là theo sự thoả thuận của các bên bằng một thỏa thuận trọng tài nhưng nếu tranh chấp đó không được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thì trọng tài không được giải quyết. Nếu trọng tài vẫn tiến hành giải quyết thì quyết định của trọng tài sẽ bị toà án huỷ khi một bên hoặc các bên có yêu cầu.
Khả năng giải quyết bằng trọng tài được đáp ứng nghĩa là đối tượng tranh chấp phải có thể giải quyết bằng trọng tài. Nếu đối tượng tranh chấp
không thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thỏa thuận trọng tài sẽ không có hiệu lực. Các quy tắc xác định khả năng giải quyết bằng trọng tài có thể khác nhau giữa các nước, giữa các hệ thống pháp luật. Các trọng tài viên nên xem xét sự khác biệt này khi quyết định một vấn đề liên quan tới khả năng giải quyết bằng trọng tài để đảm bảo phán quyết của trọng tài đưa ra được thi hành trên thực tế.
Hiện nay, trên thế giới pháp luật các nước thường xác định phạm vi thẩm quyền của trọng tài theo hai cách. Cách thứ nhất liệt kê những tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài và tranh chấp không được giải quyết bằng trọng tài như pháp luật Việt Nam (quy định tại Pháp lệnh TTTM 2003 - đã hết hiệu lực), Nga.... Theo cách này, những tranh chấp nằm ngoài phạm vi được liệt kê trọng tài không thể giải quyết. Ưu điểm của cách quy định này là tạo thuận lợi cho người nghiên cứu nhưng có điểm hạn chế là không bao quát, dự liệu được các tranh chấp có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên sẽ hạn chế quyền lựa chọn của các bên tranh chấp và hạn chế hiệu quả hoạt động của trọng tài. Phương pháp này sẽ không phù hợp với những nước có nền kinh tế thị trường đa dạng về chủ thể và tranh chấp. Cách thứ hai liệt kê các loại việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Theo phương pháp loại trừ này, thẩm quyền của trọng tài được xác định ở phạm vi mở, tạo khả năng thích ứng và linh hoạt trong tố tụng trọng tài. Nhiều quốc gia áp dụng cách thứ hai như Mỹ, Anh, Trung Quốc..., theo đó về nguyên tắc không cho phép trọng tài giải quyết các vấn đề liên quan về: quyền nhân thân; tình trạng cá nhân, quan hệ hôn nhân, gia đình; tranh chấp về phá sản, vỡ nợ công ty, về sở hữu trí tuệ; tranh chấp liên quan đến trật tự công cộng, lợi ích công… Ví dụ, Điều 3 của Luật Trọng tài Trung Quốc 1994 quy định loại trừ những loại tranh chấp không thể đưa ra trọng tài, đó là: tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ, thừa kế; tranh chấp hành chính. Ở một số nước, các vấn đề trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ như phạm vi bảo hộ, hiệu lực của văn bằng, vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp không
thể giải quyết bằng Trọng tài nhưng các bên lại có thể giải quyết bằng trọng tài vấn đề li-xăng. Một số nước như Braxin... cho phép các chủ nợ có thể có thể ký kết thoả thuận trọng tài về giải quyết nợ trước khi Toà án tiến hành thủ tục phá sản. Trong lĩnh vực hình sự, các bên không thể thoả thuận về mức hình phạt song có thể thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại và có thể dùng trọng tài để giải quyết.
Thực tế, khái niệm khả năng giải quyết bằng trọng tài (thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài) là một sự giới hạn của trật tự công cộng đối với phạm vi của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Theo trật tự công cộng của mình, mỗi quốc gia có thể quyết định vấn đề nào có thể giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, vì phải xem xét cả trật tự công cộng của nước nơi thi hành hoặc công nhận quyết định trọng tài - và vì đây có thể là bất cứ quốc gia nào trên thế giới nơi bên thua kiện có tài sản, các trọng tài viên thường phải tập trung vào các vấn đề mà hầu hết các quốc gia cho rằng không thể giải quyết bằng trọng tài. Đây thường là các tranh chấp về luật cạnh tranh và các vấn đề mất lòng tin, quan hệ hôn nhân, phá sản và một số quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu thay đổi. Luật trọng tài và học thuyết luật ở Châu Âu và Hoa Kỳ bắt đầu công nhận rằng những vấn đề về luật cạnh tranh phát sinh từ hợp đồng quốc tế có thể giải quyết bằng trọng tài mặc dù có một số hạn chế nhất định [31]. Công ước New York 1958 quy định tại Điều 12 là "việc công nhận và thi hành một quyết định trọng tài cũng có
thể bị từ chối nếu cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia nơi được yêu cầu công nhận và thi hành cho rằng đối tượng của tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài theo luật của nước đó..." [12]. Hơn nữa, một quyết định trọng
tài có thể bị bác nếu quyết định về một đối tượng không thể giải quyết bằng trọng tài. Đơn đề nghị hủy quyết định trọng tài có thể dựa trên lý do không có khả năng giải quyết bằng trọng tài, như quy định trong luật của nhiều quốc gia và Điều 34.2 của Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài Thương mại Quốc tế năm 1985 "Quyết định trọng tài có thể bị hủy bởi tòa án được quy định tại
Điều 6 nếu tòa án nhận thấy đối tượng của tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài theo luật của quốc gia này…" [13].
Khi các bên đã thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền xét xử tranh chấp vì vậy tòa án quốc gia sẽ không có thẩm quyền xét xử tranh chấp trừ khi điều khoản trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài. Đây có thể coi là tác động "tiêu cực" của thỏa thuận trọng tài đối với thẩm quyền của các tòa án quốc gia bởi vì một bên đã ký thỏa thuận trọng tài thì không thể đưa vụ việc ra tòa án quốc gia. Điều khoản cơ bản quy định về vấn đề này là Điều 2 của Công ước New York năm 1958 về Công nhận và Thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.
Điều 2: Mỗi Quốc gia thành viên sẽ công nhận một thỏa thuận bằng văn bản theo đó các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan đến một đối tượng có khả năng giải quyết được bằng trọng tài. Thuật ngữ "thoả thuận bằng văn bản" bao gồm điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thoả thuận trọng tài được các bên ký kết hoặc được ghi trong thư tín trao đổi [12].
Toà án của một Quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn kiện về một vấn đề mà đối với vấn đề đó các bên đã có thoả thuận theo nội dung của điều này, sẽ, theo yêu cầu của một bên, đưa các bên tới trọng tài, trừ khi Toà án thấy rằng thoả thuận nói trên không có hiệu lực, không hiệu quả hoặc không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định các vấn đề đang tranh chấp của hội đồng trọng tài không loại trừ khả năng các tòa án quốc gia có thể được yêu cầu áp dụng một số biện pháp nhất định trước khi bắt đầu tố tụng trọng tài, hoặc thậm chí trong quá trình tố tụng trọng tài, ví dụ các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Yêu cầu tòa án quốc gia áp dụng các biện pháp đó không có nghĩa là
đã từ bỏ điều khoản trọng tài. Nếu một bên không thừa nhận thẩm quyền của hội đồng trọng tài với lý do thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực, hội đồng trọng tài sẽ có quyền tự quyết định thẩm quyền của mình. Đây được coi là nguyên tắc thẩm quyền của thẩm quyền. Điều này có nghĩa là nếu một bên có khiếu nại về việc vụ tranh chấp hoặc một khía cạnh nào đó trong vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, việc này trước hết sẽ do hội đồng trọng tài quyết định. Quyết định về thẩm quyền sẽ được hội đồng trọng tài đưa vào quyết định trọng tài.
Một số nước như Pháp, Thụy Sĩ, Ấn Độ quy định rằng quyết định của hội đồng trọng tài về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp là chung thẩm và các bên không được quyền kháng cáo lên tòa án. Tuy nhiên luật một số nước khác như Đức, kể cả Luật Mẫu lại quy định các bên được quyền kháng cáo vấn đề này lên tòa án và tòa án mới là cơ quan cuối cùng quyết định thẩm quyền của hội đồng trọng tài.
Ngoài ra, trong trường hợp hội đồng trọng tài cho rằng hợp đồng mà trong đó có thỏa thuận trọng tài là không tồn tại, hoặc vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài vẫn tồn tại và có hiệu lực. Nguyên tắc phổ biến trong trọng tài quốc tế là thỏa thuận trọng tài độc lập và tách biệt với những điều khoản còn lại của hợp đồng. Vì vậy hội đồng trọng tài vẫn có thẩm quyền quyết định quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên và giải quyết khiếu kiện và yêu cầu của họ, mặc dù hợp đồng có thể không tồn tại hoặc vô hiệu.
Chương 2