9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán
3.4.2. Thống nhất các văn bản pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tà
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
4. Tranh chấp khác được các bên đồng ý đưa ra giải quyết tại trọng tài trừ những tranh chấp liên quan đến quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình; các tranh chấp liên quan đến phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3.4.2. Thống nhất các văn bản pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài tranh chấp của trọng tài
Hiện nay các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật trọng tài đang có sự lúng túng khi phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của Tòa án và Trọng tài. Cụ thể, Điều 6 Luật TTTM 2010 quy định, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được [21].
Trong khi đó, tại Mục 1.2 Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTPTANDTC ngày 31/7/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại có hướng dẫn, trường hợp nguyên đơn cho biết bằng văn bản sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc khi được Tòa án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ tranh chấp mà trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của nguyên đơn hoặc thông báo của Tòa án bị đơn không phản đối hoặc bị đơn có phản hồi nhưng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh là trước đó các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì tuy đã có thỏa thuận trọng tài nhưng tranh chấp vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Mặc dù Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTPTANDTC ngày 31/7/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh TTTM 2003 và hiện nay Pháp lệnh TTTM 2003 đã hết hiệu lực tuy nhiên trên thực tế cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có bất kỳ văn bản nào bãi bỏ hiệu lực của Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTPTANDTC dẫn đến tình trạng có sự mâu thuẫn giữa các văn bản về thẩm quyền của Trọng tài.
Do đó, việc phân định rõ thẩm quyền của Trọng tài sẽ giúp các cơ quan nhà nước có cơ sở pháp lý để giải quyết các vụ việc, đồng thời giữa các
quy định của Luật TTTM 2010 và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao cần có sự thống nhất để đảm bảo tính khả thi của các quy định khi áp dụng vào thực tiễn. Thiết nghĩ, để đảm bảo sự thống nhất của các văn bản pháp luật, Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần tiến hành rà soát để loại bỏ, chấm dứt hiệu lực của các văn bản có sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau, trong đó có các văn bản trong lĩnh vực pháp luật Trọng tài.