9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán
3.4.4. Tiếp thu kinh nghiệm pháp luật trọng tài của các nước trên thế giớ
3.4.4. Tiếp thu kinh nghiệm pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới thế giới
Luật TTTM 2010 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 được coi là một tiến bộ của lập pháp Việt Nam trong lĩnh vực trọng tài. Thành tựu đạt được này một phần bắt nguồn từ việc chúng ta đã tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm pháp luật trọng tài quốc tế và pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới.
Trong quá trình soạn thảo Luật TTTM 2010, chúng ta đã chú trọng tham khảo và tiếp nhận các quy định của Luật Mẫu. Các nhà làm luật cũng đã tiếp thu những kinh nghiệm thành công của các nước có thị trường dịch vụ trọng tài phát triển như Anh, Mỹ, Singapore và cả những bài học về sự chưa thành công của một số nước như Thái Lan... Sự tiếp thu Luật Mẫu đã góp phần làm cho các quy định pháp luật trọng tài Việt Nam hoàn thiện và tiến gần hơn với thông lệ và pháp luật trọng tài các nước trên thế giới. Đây chính là yếu tố hấp dẫn mới thu hút các thương nhân lựa chọn trọng tài Việt Nam là cơ quan giải quyết tranh chấp của họ.
KẾT LUẬN
Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều các thương nhân trên thế giới và trong khu vực Châu Á lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh do những ưu thế mà phương pháp này mang lại so với các phương pháp giải quyết tranh chấp khác như hòa giải, trung gian hay tòa án.
Tại một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ... trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp với phạm vi rất rộng, thẩm quyền của trọng tài không chỉ bó hẹp trong các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà còn được mở rộng đến các tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng, chỉ ngoại trừ các tranh chấp liên quan đến nhân thân, hôn nhân gia đình, hành chính, hình sự, phá sản...
Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa thực sự hiệu quả do nhiều yếu tố trong đó nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng này là các quy định của pháp luật chưa phù hợp. Luật TTTM 2010 được Quốc hội khóa 12 ban hành ngày 17/6/2010 với nhiều quy định tiến bộ là một bước tiến mới trong hoạt động lập pháp của Việt Nam. Một trong số những quy định mới của Luật TTTM 2010 là việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Theo quy định của Luật TTTM 2010 thì trọng tài không chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại mà còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ, vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo quy định của Luật TTTM 2010 vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục. Bên cạnh đó, những quy định của pháp luật Việt
Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài cần được quy định thống nhất để tránh chồng lắp, mâu thuẫn.
Trong tương lai, với sự ra đời của Luật TTTM 2010, hoạt động trọng tài tại Việt Nam được mong đợi ngày càng phát triển và Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm trọng tài hấp dẫn của khu vực Châu Á và trên thế giới.