9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán
2.1.2. Quan hệ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tà
Theo nghĩa chung nhất thì quan hệ thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài được hiểu là những tranh chấp phát sinh từ những quan hệ đó trọng tài có thẩm quyền giải quyết.
Về cơ bản, pháp luật trọng tài các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ đều quy định quan hệ thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài là khá rộng và tương đồng nhau. Theo đó, trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại (quan hệ thương mại), hợp đồng, quan hệ dân sự..., đồng thời loại trừ các tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân, hành chính, hình sự... không thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài.
* Thẩm quyền của trọng tài theo pháp luật trọng tài Trung Quốc
Pháp luật Trung Quốc ghi nhận trọng tài như là một phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư và thương mại hữu ích. Luật Trọng tài của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đạo luật trọng tài đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc được Đại hội Quốc Dân, cơ quan lập pháp của Trung Quốc thông qua ngày 31/8/1994 và có hiệu lực kể từ ngày 01/9/1995 (Luật Trọng tài 1994). Luật Trọng tài 1994 áp dụng cho cả trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế tại Trung Quốc. Luật Trọng tài 1994 hàm chứa rất nhiều nguyên tắc trọng tài hiện đại đồng thời nó cũng làm nổi bật các nguyên tắc cơ bản của Trọng tài Trung Quốc.
Theo truyền thống, trọng tài tại Trung Quốc có hai xu hướng đó là trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. Việc chia thành hai xu hướng mới diễn ra gần đây bởi sự liên quan đến yếu tố nước ngoài. Một trong những điểm đặc trưng đáng chú ý của Luật Trọng tài 1994 là nó chấp thuận trọng tài quốc tế như là một biện pháp giải quyết tranh chấp đặc biệt.
Trước khi Luật Trọng tài 1994 được ban hành, tại Trung Quốc không có quy định pháp luật nào về trọng tài điều chỉnh các hoạt động trọng tài diễn ra tại Trung Quốc. Trọng tài trong nước được tiến hành bởi nhiều tổ chức trọng tài trong nước dưới sự quản lý của Cơ quan quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại. Những tổ chức trọng tài này thực hiện việc giải quyết tranh chấp cho các bên căn cứ vào thẩm quyền hành chính tại các khu vực hành chính khác nhau. Các bên tranh chấp không cần có thỏa thuận trọng tài và do đó, phán quyết trọng tài cũng không phải là quyết định cuối cùng. Vì vậy, trọng tài trong nước mang tính chất là một phương thức hành chính để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Trọng tài đó khác xa so với khái niệm trọng tài hiện tại, và trên thực tế, đó chỉ là một hỗn hợp của trọng tài, hành chính và xét xử.
Luật Trọng tài 1994 đã mang lại những thay đổi cơ bản cho trọng tài trong nước của Trung Quốc. Các tổ chức trọng tài cũ gắn liền với các tổ chức quản lý hành chính không còn tồn tại từ ngày 01/9/1996. Các tổ chức trọng tài này phải được tổ chức lại phù hợp với quy định của Luật Trọng tài 1994. Tất cả các tổ chức trọng tài được tổ chức lại phải độc lập với các cơ quan hành chính nhà nước và không có mối quan hệ cấp trên cấp dưới giữa tổ chức trọng tài và các cơ quan hành chính cũng như giữa các tổ chức trọng tài với nhau.
Cho đến nay, tại Trung Quốc có hơn 160 tổ chức trọng tài đã được thành lập căn cứ Luật Trọng tài 1994. Ngoài việc giải quyết các tranh chấp trong nước, các tổ chức trọng tài có thể giải quyết các tranh chấp quốc tế mà các bên nộp đơn lên các tổ chức trọng tài và giữa các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài.
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài Trung Quốc, theo quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài 1994 thì trọng tài thương mại Trung Quốc có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng và các tranh chấp khác liên quan đến quyền và lợi ích đối với tài sản giữa các công dân Trung Quốc, giữa các thể nhân và các tổ chức khác "Điều 2. Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng và các tranh chấp khác về quyền và lợi ích liên quan đến tài sản giữa công dân, thể nhân và các tổ chức khác có thể được giải quyết bằng trọng tài" [37].
Điều 3 của Đạo luật Trọng tài 1994 cũng quy định rõ các tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài đó là các tranh chấp về hôn nhân gia đình, nuôi con nuôi, giám hộ, cấp dưỡng và thừa kế. Ngoài ra, các tranh chấp về hành chính cũng không được giải quyết bằng trọng tài vì các tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
Cho đến khi trọng tài thương mại quốc tế trở thành một vấn đề đáng quan tâm, từ những năm 1950, giống như thông lệ quốc tế, Trung Quốc chấp nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tự nguyện và tính chung thẩm của phán quyết trọng tài. Đến những năm 1956 và 1959, hai tổ chức trọng tài quy chế là Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (CIETAC) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải Trung Quốc (CMAC) được thành lập dưới sự bảo trợ của Ủy ban Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCPIT) và Phòng Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCOIC). Tất cả các tranh chấp có yếu tố nước ngoài được nộp lên CIETAC và CMAC để giải quyết bằng trọng tài. Do đó, trước khi Luật Trọng tài 1994 được ban hành, trọng tài quốc tế tại Trung Quốc không có nghĩa gì hơn ngoài tố tụng trọng tài được tiến hành bởi CIETAC và CMAC. Sau khi Luật Trọng tài 1994 được ban hành, mặc dù các tổ chức trọng tài quy chế khác cũng có thể giải quyết các tranh chấp quốc tế, tuy nhiên hầu hết các tranh chấp quốc tế vẫn được các bên đưa ra CIETAC để giải quyết bằng trọng tài. Trước nhu cầu thực tế và quyền của các bên tranh
chấp về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, CIETAC đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình ra cả những tranh chấp trong nước theo Quy tắc Trọng tài của CIETAC 2000 (có hiệu lực từ ngày 01/10/2000).
Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc
Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (sau đây gọi là Hội đồng Trọng tài, cũng có tên khác là toà án trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế Trung Quốc từ tháng 10/2000) là một tổ chức trọng tài thương mại quốc tế lâu năm, giải quyết bình đẳng và độc lập, bằng các biện pháp trọng tài các tranh chấp thương mại và kinh tế có liên quan đến hợp đồng hoặc không. Hội đồng Trọng tài có thể cũng giải quyết bất kỳ các tranh chấp trong nước mà các bên đồng ý đưa ra trước Hội đồng Trọng tài. Hội đồng Trọng tài trước đây có tên gọi chính thức là Hội đồng Trọng tài Ngoại thương, được thành lập vào tháng 4 năm 1956 thuộc Hội đồng Trung Quốc về thúc đẩy thương mại quốc tế phù hợp với Quyết định ngày 6/5/1954 của Uỷ ban Quản lý Chính phủ trước đây của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Cùng thời gian đó, các quy tắc tố tụng của Hội đồng Trọng tài được đưa ra bởi Uỷ ban Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng của các mối quan hệ kinh tế thương mại của Trung Quốc và các nước khác sau khi tiến hành cải tổ kinh tế, thực hiện chính sách mở, Uỷ ban Trọng tài Ngoại thương đã được đổi thành Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế nước ngoài vào năm 1980 và sau đó được đặt tên lại là Hội đồng Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc vào năm 1988 (CIETAC).
CIETAC sửa đổi quy tắc tố tụng vào các năm 1988, 1994, 1995, 1998 và năm 2000. Quy tắc tố tụng trọng tài năm 1998 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2000. Phòng Thương mại Quốc tế Trung Quốc/Uỷ ban Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc có thể sửa đổi các quy tắc tố tụng của CIETAC và đưa ra những quy tắc bổ trợ khi nhu cầu phát sinh.
Trụ sở của CIETAC đặt tại Bắc Kinh, chi nhánh ở Thiên Tân và Thượng Hải được thành lập vào năm 1989 và 1990 nhằm mở rộng các hoạt động trọng tài. Trụ sở ở Bắc Kinh và các chi nhánh đều là một. Họ sử dụng cùng một quy tắc tố tụng và các trọng tài. Sau hơn 4 thập kỷ cố gắng để cải tiến các hoạt động của mình, CIETAC đã tạo được danh tiếng rộng rãi cả trong nước và quốc tế bằng tính độc lập, công bằng, hiệu quả và nhanh chóng trong khi giải quyết tranh chấp và trở thành một trong số tổ chức trọng tài thương mại lớn trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, nó đã nhanh chóng trở thành một tổ chức trọng tài lớn hàng đầu trong giải quyết tranh chấp thương mại. Các bên từ 45 nước và vùng lãnh thổ tham gia vào các vụ kiện ra trọng tài CIETAC. Phán quyết của CIETAC được công nhận là công bằng và nó được công nhận có hiệu lực thi hành ở 140 nước và khu vực trên thế giới.
Về tổ chức, CIETAC hoạt động theo hệ thống một uỷ ban. Đứng đầu là một Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thành viên. Chủ tịch thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình được quy định trong quy tắc của Uỷ ban. Các Phó chủ tịch thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Chủ tịch theo sự uỷ quyền của Chủ tịch. Ngoài ra CIETAC còn có một Chủ tịch danh dự và các cố vấn. Cuộc họp của các thành viên CIETAC, cuộc họp của Chủ tịch, của các Tổng thư ký và Uỷ ban cố vấn chuyên gia được tổ chức định kỳ.
CIETAC giải quyết các vụ việc độc lập và công bằng, bằng những biện pháp trọng tài, những tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại và kinh tế, có liên quan đến hợp đồng hay không.
Các tranh chấp bao gồm:
- Những tranh chấp liên quan đến nước ngoài hoặc quốc tế.
- Những tranh chấp liên quan đến các quan hệ làm ăn với đặc khu Hồng Kông, khu vực Macao, và Đài Loan.
- Những tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau, các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các pháp nhân Trung Quốc khác, với cá nhân và/hoặc các tổ chức kinh tế.
- Những tranh chấp phát sinh từ các dự án tài chính, mời thầu, đấu giá, xây dựng và các hoạt động khác được các pháp nhân Trung Quốc, cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế thực hiện qua việc sử dụng vốn công nghệ và dịch vụ từ nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoặc từ đặc khu Hồng Kông, khu vực Macao và Đài Loan.
- Những tranh chấp phát sinh có thể được (phân biệt) nhận biết bởi Uỷ ban trọng tài liên quan đến các điều khoản đặc biệt của hoặc phụ thuộc vào các quy định của luật hoặc các quy tắc quản lý của Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa.
- Bất kỳ các tranh chấp trong nước mà các bên đồng ý giải quyết bằng trọng tài thông qua Uỷ ban trọng tài.
Hội đồng Trọng tài Hàng hải Trung Quốc
Hội đồng Trọng tài Hàng hải (CMAC) trực thuộc Uỷ ban Xúc tiến Thương mại Trung Quốc. CMAC chuyên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và các tranh chấp khác có liên quan đến hàng hải như bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu, các tranh chấp phát sinh trong việc mua bán, thuê, sửa chữa, đóng tàu,... CMAC có cơ cấu tổ chức và hoạt động gần tương tự như CIETAC. Hiện nay, CIETAC và CMAC là hai trung tâm trọng tài hàng đầu của Trung Quốc.
* Thẩm quyền của trọng tài theo pháp luật trọng tài Singapore
Tại Singapore, trọng tài được quy định tại hai văn bản pháp luật là Luật Trọng tài và Luật Trọng tài Quốc tế. Trong đó, Luật Trọng tài điều chỉnh các vấn đề liên quan đến trọng tài trong nước và Luật Trọng tài Quốc tế điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến trọng tài quốc tế. Do đó, có hai cơ chế pháp lý riêng điều chỉnh hoạt động trọng tài tại Singapore.
Luật Trọng tài Quốc tế được ban hành năm 1994 và đã được sửa đổi, bổ sung một số lần và lần gần đây nhất là năm 2009. Luật Trọng tài Quốc tế bao gồm các quy định tương tự như Đạo luật mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của UNCITRAL với một số quy định được sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của Singapore. Singapore thông qua Luật Mẫu năm 1994. Singapore tin tưởng rằng việc thông qua Luật Mẫu - một đạo luật quy định chi tiết về hoạt động trọng tài, Singapore sẽ trở thành một trung tâm trọng tài quốc tế. Singapore đã nhận ra được xu hướng quốc tế là giảm thiểu phạm vi can thiệp của các cơ quan công quyền đối với hoạt động tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Singapore không áp dụng Luật Mẫu cho trọng tài trong nước bởi vì Singapore muốn giữ cơ chế trong nước và quốc tế thành hai cơ chế riêng biệt. Mức độ tự do được cho phép trong tố tụng trọng tài quốc tế lớn hơn so với trọng tài trong nước.
Mặc dù Luật Trọng tài được dự định áp dụng cho trọng tài trong nước nhưng khái niệm "trong nước" lại không được định nghĩa. Luật Trọng tài điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động trọng tài mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài Quốc tế. Hiện nay, tại Singapore, tất cả các hoạt động trọng tài phải được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài hoặc Luật Trọng tài Quốc tế.
Luật Trọng tài đã "mang" trọng tài trong nước đến gần hơn các nguyên tắc của Luật Mẫu mà đã được Luật Trọng tài Quốc tế thông qua. Đồng thời, Luật Trọng tài cũng "vay mượn" một số quy định của Đạo luật Trọng tài Anh năm 1996, như quy định về mở rộng thời gian bắt đầu tố tụng trọng tài.
Qua so sánh có thể thấy giữa trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế có một số sự khác nhau như sau: Trong trọng tài quốc tế, sự can thiệp của Tòa
án trong quá trình trọng tài bị hạn chế. Tuy nhiên, các trọng tài viên có thể nhận được sự giúp đỡ của Tòa án trong một số trường hợp cụ thể theo quy định tại Luật Trọng tài Quốc tế. Trong trọng tài quốc tế, trọng tài viên có quyền quyết định thẩm quyền riêng của mình. Trọng tài viên trong trọng tài quốc tế được hưởng quyền miễn trừ xét xử.
Tố tụng trọng tài tại Singapore có thể được tiến hành theo thủ tục trọng tài vụ việc (ad hoc) hoặc theo thủ tục của một tổ chức trọng tài quy chế. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) giải quyết hầu hết các tranh chấp được đưa ra SIAC theo Quy tắc trọng tài riêng của nó và được các bên tranh chấp lựa chọn trong thỏa thuận trọng tài. SIAC cũng có thể thực hiện thủ tục tố tụng trọng tài theo bất kỳ quy tắc nào khác được các bên thống nhất lựa chọn như Quy tắc Trọng tài của UNCITRAL.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) là tổ chức trọng tài phi chính phủ thành lập năm 1990 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 1/7/1991. SIAC là một trong những Trung tâm trọng tài quy chế uy tín và nổi tiếng nhất trong khu vực Châu Á. SIAC có chức năng là cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế và trong nước bằng trọng tài, khuyến khích giải quyết tranh chấp thương mại bằng các phương pháp ngoài tòa án, tạo môi trường phát triển cho các trọng tài theo luật và thực tiễn hoạt động trọng tài quốc tế.
Quy tắc tố tụng của SIAC được xây dựng dựa trên cơ sở Luật Mẫu