0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Về phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tà

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 96 -96 )

9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán

3.4.1. Về phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tà

Trong quá trình soạn thảo Luật TTTM 2010, có hai loại ý kiến về phạm vi thẩm quyền của Trọng tài. Nhóm ý kiến thứ nhất đề xuất giới hạn phạm vi đó chỉ bao gồm các tranh chấp thương mại, có xem xét mở rộng khái niệm thương mại cho phù hợp với Luật TM 2005 và các cam kết mà Việt Nam đã tham gia về thương mại quốc tế. Quan điểm này dựa trên các lập luận:

Thứ nhất, số lượng các vụ việc được giải quyết tại 8 trung tâm trọng tài thương mại hiện nay chưa nhiều (VIAC với hơn 120 trọng tài viên thụ lý 58 vụ việc trong năm 2008, 63 vụ việc trong năm 2010), khả năng và uy tín chuyên môn của các trọng tài viên của một số trung tâm cần được nâng cao hơn nữa;

Thứ hai, Luật mẫu của Uỷ ban Luật thương mại quốc tế của Liên hiệp

quốc (UNCITRAL Model Law 2006) cũng nhấn mạnh thẩm quyền của trọng tài vào các tranh chấp thương mại. Vì vậy, nhóm ý kiến thứ nhất này cho rằng, trong giai đoạn trước mắt chưa nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài.

Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng cần mở rộng thẩm quyền của Trọng tài cho tất cả các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh

từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng giữa các chủ thể dân sự, không phân biệt tranh chấp thương mại với dân sự. Ý kiến này dựa trên các lập luận sau đây:

Thứ nhất, thực tế giải quyết tranh chấp tại toà án và trọng tài ở Việt

Nam cho thấy việc phân biệt các vụ việc tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh, thương mại là không dễ dàng. Sự không chắc chắn này dẫn tới nhiều vụ việc không được thụ lý, nhiều phán quyết trọng tài bị toà án tuyên vô hiệu do không đúng thẩm quyền vì cho rằng vụ tranh chấp không xuất phát từ hành vi thương mại.

Thứ hai, khác với quy định của Pháp lệnh TTTM 2003, Luật Đầu tư

năm 2005 tại Điều 12 (Giải quyết tranh chấp) đã quy định các tranh chấp giữa cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư cũng có thể được giải quyết bằng Trọng tài trong và ngoài nước. Theo Tổ chức Thương mại thế giới, các tranh chấp giữa các quốc gia về chính sách thương mại cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài, nhiều tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam với cá nhân và tổ chức nước ngoài có thể được giải quyết bằng Trọng tài, mặc dù đó không phải là tranh chấp thương mại theo quy định của Luật TM 2005.

Thứ ba, nhiều tranh chấp ngoài hợp đồng, như bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, hàng hải, vận tải v.v. cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài theo ý chí của các bên liên quan, mặc dù các tranh chấp như vậy hoàn toàn không xuất phát từ hành vi thương mại của thương nhân theo Luật TM 2005.

Thứ tư, nhiều cơ quan và tổ chức do Nhà nước thành lập mặc dù

không được xem là các thương nhân, chẳng hạn các ban quản lý các dự án đầu tư công, các cơ quan hành chính sự nghiệp tham gia đấu thầu hoặc giao kết hợp đồng, kể cả các hợp đồng mua sắm chính phủ vẫn tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch mang tính dân sự, các tranh chấp giữa các chủ thể này cũng có thể và cần được giải quyết bằng trọng tài theo ý chí của các bên. Trên

thực tế, các tổ chức tài trợ quốc tế, các định chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đều khuyến nghị các bên tài trợ và nhận tài trợ sử dụng Trọng tài để giải quyết các tranh chấp khi ký kết các hợp đồng tín dụng của họ. Luật TTTM 2010 đã quy định theo hướng của quan điểm thứ hai. Và để đảm bảo tính khả thi của Luật, Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại đã liệt kê cụ thể những loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài.

Hiện nay trên thế giới cũng có hai quan điểm cơ bản về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài tương tự như tại Việt Nam. Pháp luật của Liên bang Nga chỉ trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại - đó là những tranh chấp phát sinh khi có ít nhất một bên trong tranh chấp thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. Pháp lệnh TTTM 2003 của Việt Nam cũng quy định theo hướng này. Chính vì giới hạn thẩm quyền của trọng tài như trên nên ở những nước này trọng tài được hiểu là trọng tài thương mại. Khác với quan điểm này, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Singapore … mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo đó cơ quan tài phán tư không chỉ giải quyết các tranh chấp về thương mại mà còn giải quyết các tranh chấp khác phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, lao động, bao gồm cả các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng. Do thẩm quyền của trọng tài không chỉ giới hạn ở việc giải quyết tranh chấp thương mại nên cơ quan này không gọi là "trọng tài thương mại" mà chỉ gọi là "trọng tài". Luật TTTM 2010 của Việt Nam cũng theo xu hướng này, với lập luận như sau: "Luật Trọng tài không chỉ quy định thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp thương mại mà còn cần quy định trong một phạm vi rộng hơn trong lĩnh vực dân sự, lao động theo yêu cầu của các bên và các bên tranh chấp không chỉ là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Với tính cách là hình thức tài phán tư, trọng tài cần được tạo điều kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng, trừ những quan hệ liên quan tới lợi ích công cộng và

trật tự công cộng. Theo nghĩa đó, Luật Trọng tài sẽ phù hợp hơn nữa với nguyên tắc quyền tự do định đoạt của các bên, bao gồm cả quyền tự do định đoạt phương thức giải quyết tranh chấp".

Với quan điểm rộng hơn nữa, các chuyên gia của Dự án STAR làm việc trong chương trình Hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho rằng, trọng tài không chỉ giải quyết các tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng mà còn nên được trao thẩm quyền giải quyết cả những tranh chấp hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính. STAR bình luận như sau: "Việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp hành chính là thông lệ được phép ở một số nước khác. Chẳng hạn, Mục 575 của Luật Thủ tục hành chính cho phép giải quyết tranh chấp hành chính bằng trọng tài nếu "tất cả các bên đồng ý". Việt Nam cũng nên xem xét điều này. Tại sao lại không cho phép một cơ quan đứng ra làm trọng tài nếu cơ quan đó cho rằng, đó là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp?". Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Có lẽ, với bản chất là cơ quan tài phán tư, chúng ta không nên nhận diện thẩm quyền xét xử của trọng tài rộng đến mức bao gồm cả những tranh chấp thuộc lĩnh vực luật công như quan điểm của các chuyên gia STAR. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính là một bên chủ thể luôn là Nhà nước, do đó, hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chấp hành và điều hành. Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận không được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội này, vì thế không cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cần phải được giải quyết tại tòa án - cơ quan tài phán công. Quan điểm trọng tài có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp tư có sức thuyết phục hơn bởi đặc trưng của quan hệ pháp luật tư là sự bình đẳng thỏa thuận và trọng tài là hình thức tài phán tư do các bên lựa chọn. Việc quy định thẩm quyền của trọng tài chỉ trong lĩnh vực tranh chấp thương mại là không thể

hiện được hết bản chất của quan hệ pháp luật tư - tức là quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thỏa thuận, cho phép các bên thỏa thuận về nội dung quan hệ pháp luật cũng như phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh, miễn là những thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Chính vì vậy, nên trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết tất cả các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực tư. Tuy nhiên, nếu tranh chấp tư được giải quyết bằng trọng tài thì vai trò của tòa án trong lĩnh vực này còn cần thiết không? Chúng ta cần lưu ý rằng, xét đến cùng trọng tài không thể tồn tại biệt lập mà luôn cần sự hỗ trợ từ phía tòa án. Do đó, các bên trong tranh chấp tư vẫn cần có cơ hội tiếp cận tòa án ngay cả khi đã có phán quyết trọng tài thông qua việc yêu cầu tòa án hủy hoặc công nhận quyết định trọng tài. Như vậy, sự tồn tại của trọng tài không phủ nhận vai trò của tòa án trong xét xử các tranh chấp tư mà là sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động xét xử. Đồng thời sự tồn tại của trọng tài cũng là để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phương pháp bình đẳng, thỏa thuận được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật tư.

Theo tác giả, phạm vi xét xử của trọng tài không nên chỉ giới hạn ở quan hệ hợp đồng mà nên áp dụng cho cả bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Pháp luật chỉ nên quy định hai loại tranh chấp không thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài là các tranh chấp liên quan đến các quyền cá nhân, bao gồm các vấn đề hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và các tranh chấp hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính liên quan. Pháp luật trọng tài của đa số các nước trên thế giới cũng quy định tương tự về vấn đề này. Ngoài ra, các tranh chấp lao động và tranh chấp đất đai cũng có thể được giải quyết trọng tài.

Một lĩnh vực nữa cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài đó là tranh chấp tên miền. Thực tế hiện nay việc giải quyết tranh chấp tên miền đang gặp rất nhiều bất cập. Tuy nhiên, Luật Trọng tài chưa đề cập các điều khoản về trọng tài khi hợp đồng ở thời điểm ký kết chỉ có một bên tham gia. Chính vì vậy, tổ chức Star bình luận: Theo thông lệ quốc tế nếu một hợp đồng

có chứa điều khoản về trọng tài nhưng khi ký hợp đồng đó chỉ có một bên tham gia thì điều khoản vẫn được coi là một thoả thuận trọng tài ràng buộc. Chẳng hạn trường hợp, một cá nhân hay tổ chức đăng ký sử dụng một tên miền Internet. Hầu hết các cơ quan nhà nước và mọi tổ chức quốc tế phê chuẩn việc đăng ký tên miền đều yêu cầu người đăng ký tên miền phải giải quyết bằng thủ tục trọng tài mọi tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai liên quan tới các quyền đối với tên miền đó. Ở Việt Nam, hiện chưa có khả năng giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp về tên miền bởi các hợp đồng tên miền chưa được coi là thoả thuận giữa các bên tranh chấp. Đây là một bất cập cần được khắc phục. Tổ chức Star kiến nghị, dự thảo luật cần thừa nhận các điều khoản trọng tài nêu trong các hợp đồng tiên miền là các thoả thuận trọng tài có tính ràng buộc. Một lựa chọn khác, lần sửa đổi sau Luật Trọng tài có thể quy định cho phép các tranh chấp về tên miền giữa các bên "không có thoả thuận" được giải quyết bằng Trung tâm hoà giải và trọng tài của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) - đây là cơ quan thường xuyên được sử dụng và rất có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp tên miền.

Đối tượng tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài là những tranh chấp mà Nhà nước xét thấy có nhu cầu và trách nhiệm bảo vệ hoặc do tính phức tạp và nhạy cảm của loại tranh chấp mà chưa nên chuyển giao cho Trọng tài với tính cách là thiết chế tài phán tư để giải quyết.

Theo tác giả, phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật TTTM 2010 là phù hợp và khá tương đồng với pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới và trong khu vực Châu Á. Luật TTTM 2010 đã khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh TTTM 2003: khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp thương mại, trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư và Luật Trọng tài. Luật TTTM 2010 đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh TTTM 2003 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại của trọng tài thông qua việc

mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên, dù phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hay nghĩa vụ ngoài hợp đồng, trừ các tranh chấp liên quan đến quyền nhân thân; tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình; các tranh chấp liên quan đến phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003 và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sử dụng Trọng tài của các nước trên thế giới. Thẩm quyền của trọng tài được xây dựng theo hướng mở rộng, không theo phương pháp liệt kê và chỉ tập trung vào hoạt động thương mại như trước đây.

Theo quy định của Luật TTTM 2010 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài đã được mở rộng rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài vẫn còn bất cập do thẩm quyền trọng tài đối với những vụ việc nào vẫn chưa được liệt kê cụ thể, chi tiết. Theo quy định tại Điều 2, Luật TTTM 2010 thì Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, hoặc ít nhất một bên tranh chấp có hoạt động thương mại. Tuy nhiên, để phân định rõ tranh chấp thương mại với các tranh chấp dân sự là điều không hề dễ dàng.

Ngoài ra, với quy định của Luật TTTM 2010 thì cũng chưa rõ những tranh chấp thuộc các lĩnh vực sau đây có thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của trọng tài hay không: tranh chấp bất động sản có yếu tố nước ngoài? Tranh chấp hợp đồng vận chuyển có yếu tố nước ngoài? Tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý? Tranh chấp sở hữu trí tuệ? Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động? Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ ngoài hợp đồng bất kể có nhằm mục đích sinh lợi hay không? Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty...

Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 2 Luật TTTM 2010 quy định trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Tuy nhiên, quy định này cũng chưa rõ thế nào là

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 96 -96 )

×