Thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo pháp luật của một số nước trong khu vực Châu Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 83)

9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán

3.1. Thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam

VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TRỌNG TÀI

3.1. Thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam Việt Nam

Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy hình thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) ở các nước trên thế giới rất phát triển. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó bên thứ ba (trọng tài viên) do các bên lựa chọn đưa ra một quyết định sau khi các bên tranh chấp đã có cơ hội công bằng để trình bày các vấn đề liên quan đến tranh chấp, quyết định của trọng tài viên có hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các bên.

Trọng tài là một chế định mà nhà nước tin tưởng giao quyền lực cho các trọng tài viên tư nhân để phán quyết các vụ việc thương mại. Đây là sự tiến bộ rất lớn trong nhận thức của các nhà làm luật. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trọng tài đã chuyển từ một cơ quan hành chính nhà nước có chức năng giải quyết tranh chấp sang một tổ chức có chức năng tài phán. Sự ra đời của Pháp lệnh TTTM 2003 và Luật TTTM 2010 là những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của pháp luật về trọng tài của Việt Nam. Đó là nền tảng pháp lý cho trọng tài Việt Nam tiếp cận, hòa nhập với trọng tài của các nước phát triển.

Như đã nêu ở trên thì trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm, mặc dù vậy hiện nay số lượng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài còn rất khiêm tốn ở nước ta. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa phải là một kênh giảm thiểu gánh nặng của Tòa án.

Hiện nay, cả nước có 7 Trung tâm TTTM với tổng số trọng tài viên của các trung tâm là 207 người, trong đó:

- Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có 123 trọng tài viên; - Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội có 6 trọng tài viên;

- Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu có 20 trọng tài viên;

- Trung tâm Trọng tài Thương mại TP. Hồ Chí Minh có 26 trọng tài viên; - Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương có 26 trọng tài viên;

- Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ có 6 trọng tài viên;

- Trung tâm Trọng tài Viễn Đông (được cấp Giấy phép thành lập tháng 3/2007 nhưng không tiến hành đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp Hà Nội).

Số lượng vụ việc giải quyết tranh chấp của 7 Trung tâm trọng tài nêu trên còn rất khiêm tốn. Từ năm 2004 đến năm 2009, các Trung tâm trọng tài giải quyết được 283 vụ việc, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp số lượng vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài tại Việt Nam từ năm 2004 - 2009

STT Tên Trung tâm Trọng tài Số lượng vụ tranh chấp

2004 2005 2006 2007 2008 2009

1 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 26 17 31 30 58 48

2 Trung tâm TTTM Á Châu 6 5 7 0 0 0

3 Trung tâm TTTMi Thành phố Hồ Chí Minh 0 3 5 9 11 10

4 Trung tâm TTTM Hà Nội 5 9 3 có số liệu Không có số liệu Không có số liệu Không

5 Trung tâm TTTM Cần Thơ 0 0 0 0 0 0

6 Trung tâm TTTM Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng 37 34 46 39 69 58

Qua bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động trọng tài ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC), với đội ngũ trọng tài viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, giải quyết tranh chấp thương mại và dân sự ở Việt Nam vẫn tập trung vào Tòa án. Số vụ tranh chấp đưa ra các trung tâm trọng tài của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, có trung tâm trọng tài từ ngày thành lập đến nay chưa giải quyết vụ tranh chấp nào. Chỉ có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là tổ chức có số vụ tranh chấp thụ lý nhiều nhất, (theo số liệu thống kê mới nhất thì số lượng vụ tranh chấp giải quyết tại VIAC trong năm 2010 là 63 vụ) tuy nhiên tính bình quân thì số vụ thụ lý khoảng 20 vụ/năm. Trong khi đó, số vụ tranh chấp tại tòa án ngày càng quá tải, số vụ tranh chấp đưa ra tòa kinh tế năm sau tăng gấp đôi so với năm trước. Theo thống kê, năm 2007 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và tòa kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại trong đó có 1.000 vụ án kinh tế. Tính trung bình mỗi thẩm phán ở tòa kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở tòa kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xét xử trên 50 vụ một năm, trong khi đó mỗi trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử 0,25 vụ một năm. Điều này ngược lại với các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Úc, Mỹ, Singapore... Các tranh chấp thương mại, tranh chấp giữa các thương nhân chủ yếu được giải quyết thông qua các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế ngoài tòa án. Ở Úc và Anh các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng con đường ngoài tòa án chiếm khoảng 95% các vụ tranh chấp.

Vậy, một câu hỏi được đặt ra là tại sao hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam lại chưa thực sự phát triển?

Như đã nêu ở trên, ở Việt Nam trọng tài thương mại không phải là hình thức giải quyết tranh chấp mới xuất hiện. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nước ta đã có các hình thức trọng tài như Hội đồng Trọng tài Ngoại

thương, Hội đồng Trọng tài Hàng hải… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà trong một thời gian dài trọng tài - với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí của nó. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại bằng trọng tài hiện đang đặt ra nhiều vấn đề đối với Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Trên thực tế 07 tổ chức trọng tài tại Việt Nam chủ yếu giải quyết các tranh chấp về hợp đồng thương mại quốc tế, còn với những tranh chấp về hợp đồng thương mại trong nước thì rất hạn chế, nguyên nhân do đâu xảy ra tình trạng nêu trên, tại sao doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự "mặn mà" với việc đem tranh chấp của mình ra giải quyết tại trọng tài, theo thống kê có đến hơn 95% tranh chấp hợp đồng thương mại trong nước được đưa ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

* Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có sự nhận thức khác nhau khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Trong hợp đồng thương mại hiện nay về điều khoản giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước thì thường hay chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là cơ quan Tòa án nhân dân có thẩm quyền vì các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng trọng tài khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, họ cho rằng quyết định của Tòa án có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của trọng tài; họ chưa tin lắm về hiệu lực thi hành các quyết định trọng tài và do họ chưa nhận biết được tính ưu việt hơn của phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Ngược lại các doanh nghiệp nước ngoài khi ký kết hợp đồng mua bán hay cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp trong nước thì thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án vì họ đã nhận thức đầy đủ các ưu

thế của Trọng tài: giải quyết tranh chấp nhanh về hiệu lực chung thẩm của quyết định trọng tài; được quyền lựa chọn trọng tài viên có chuyên môn giải quyết vụ tranh chấp; phương thức giải quyết tranh chấp không công khai nên bí mật tranh chấp được giữ kín thông tin tranh chấp rất hạn chế bị đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng... nhưng họ lại lựa chọn trọng tài nước ngoài nhiều hơn là trọng tài Việt Nam, chỉ một số ít mới lựa chọn sử dụng Tòa án khi giải quyết tranh chấp.

* Sự tác động khách quan khác làm mất đi cơ hội giải quyết tranh chấp các hợp đồng thương mại bằng trọng tài:

Không có sự bình đẳng khi các doanh nghiệp đàm phán ký kết hợp đồng thương mại. Sự lợi thế của một bên trong hợp đồng là điều kiện để bên lợi thế lấn lướt bên kia khi buộc đối tác ký kết các hợp đồng thương mại theo mẫu hợp đồng của mình soạn thảo sẵn và điều khoản giải quyết tranh chấp thì tùy theo hai bên của hợp đồng sẽ có sự lựa chọn khác nhau: Nếu hai bên đều là doanh nghiệp Việt Nam thì bên lợi thế chọn Tòa án trên địa bàn mình đóng trụ sở làm cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc khi một bên là nước ngoài một bên là Việt Nam thì bên Việt Nam luôn bị bên nước ngoài ép giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng một tổ chức trọng tài nước ngoài, luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật nước ngoài bởi lẽ nếu không theo sự sắp đặt ý chí của bên lợi thế trong hợp đồng thì bên yếu thế trong hợp đồng sẽ không bán được hàng hóa cần bán hoặc mua được hàng hóa cần mua với giá rẻ. Từ sự không bình đẳng trong đàm phán ký kết hợp đồng nêu trên đã làm cho trọng tài Việt Nam mất đi cơ hội được lựa chọn để giải quyết tranh chấp.

* Nguyên nhân từ phía các tổ chức trọng tài thương mại:

Song song với nguyên nhân hạn chế từ phía các doanh nghiệp nguyên nhân hạn chế từ phía các tổ chức trọng tài thương mại cũng rất quan trọng làm cho các doanh nghiệp ngày càng nhạt nhẽo hơn với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nó được thể hiện khá rõ nét về sự yếu kém của các

tổ chức trọng tài trong điều hành hoạt động giải quyết tranh chấp và sự chênh lệch về kiến thức chuyên môn và kỹ năng tố tụng trọng tài của một số trọng tài viên.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài: So sánh với nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, … hệ thống tổ chức các cơ quan trọng tài trên toàn quốc của nước ta còn quá thưa thớt, cho đến thời điểm hiện nay trên cả nước chỉ mới tổ chức được 07 trung tâm trọng tài với tổng số trọng tài viên chưa đến 207 trọng tài viên. Đây là một hạn chế rất lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của phương thức trọng tài. Với xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, các tranh chấp thương mại được dự đoán sẽ gia tăng về số lượng, phức tạp về mức độ, nội dung tranh chấp và phạm vi tranh chấp không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Chính những nhược điểm này làm cho các doanh nghiệp còn e dè và chưa mạnh dạn lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp cho mình. Hoạt động của các trung tâm trọng tài tự chủ về tài chính, lấy thu bù chi, nguồn thu của các trung tâm trọng tài chủ yếu thu từ phí trọng tài. Trong khi đó, các trung tâm trọng tài không thụ lý được nhiều vụ tranh chấp cho nên nguồn thu không nhiều hoặc không có làm hạn chế khả năng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công tác tuyên truyền của các trung tâm trọng tài. Bên cạnh đó, một số trung tâm trọng tài không có trụ sở ổn định, các trọng tài viên không được tập huấn, đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ tố tụng trọng tài, … Kết quả nghiên cứu và khảo sát về sự cần thiết của việc sử dụng phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam do Bộ Tư pháp tiến hành gần đây cho thấy, có đến 75% ý kiến cho rằng cần thiết phải thành lập các trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy có 21% trung tâm trọng tài chưa có trụ sở, 56% đã có trụ sở nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ có 23% đã có và đáp ứng yêu cầu. Về hệ thống lưu trữ hồ sơ vụ tranh chấp theo thống kê chỉ có 8% trung tâm trọng tài có tổ chức hệ thống lưu trữ và đáp ứng được yêu cầu, 69% trung tâm đã có hệ thống lưu

trữ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và 23% hoàn toàn chưa có hệ thống lưu trữ hồ sơ vụ án.

Cách giải quyết bất cập của một số Trung tâm Trọng tài:

Kỹ năng tiếp nhận hồ sơ vụ kiện trọng tài của Ban Thư ký của các Trung tâm Trọng tài cũng có vấn đề khi tiếp nhận hồ sơ: cách xác định thẩm quyền của người ký đơn khởi kiện trọng tài; nội dung giấy ủy quyền của người có thẩm quyền cho người tham gia tố tụng trọng tài; tính hợp lệ các chứng thư liên quan đến vụ kiện khi các bên cung cấp trong hồ sơ vụ kiện trọng tài chưa hợp lệ theo quy định của pháp luật và quy tắc tố tụng trọng tài còn khá nhiều bất cập gây lúng túng cho các Hội đồng Trọng tài khi nhận hồ sơ của Ban Thư ký Trung tâm Trọng tài chuyển giao. Sự bất cập còn thể hiện ở việc tiếp nhận vụ kiện xử lý một thời gian sau đó làm văn bản chuyển sang cho Tòa giải quyết vì không có thẩm quyền, việc đã xảy ra tại một Trung tâm Trọng tài khi thụ lý một vụ kiện Trọng tài một bên là một doanh nghiệp xây dựng, một bên là chủ nhà thuê doanh nghiệp đó xây dựng công trình nhà ở, ngay từ đầu Trung tâm Trọng tài đó đã biết chủ thể hai bên không thỏa mãn thẩm quyền trọng tài nhưng Trung tâm Trọng tài đó vẫn nhận để thu phí trọng tài và hòa giải, nhiều lần mời qua lại sau đó làm văn bản chuyển vụ kiện đó cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết, sau đó vụ kiện được chuyển sang Tòa án giải quyết tiếp tục, cách tiếp nhận giải quyết như thế của Trung tâm Trọng tài đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng thờ ơ đối với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài.

Sự chênh lệch về kiến thức chuyên môn và kỹ năng tố tụng trọng tài của một số trọng tài viên: Sự chênh lệch này làm bộc lộ tính không chuyên nghiệp của các trọng tài viên. Bên cạnh những trọng tài viên có chuyên môn nghiệp vụ pháp lý thì còn có những trọng tài viên chỉ giỏi về chuyên môn nhưng thiếu kiến thức pháp luật về trọng tài và kỹ năng thao tác trong tố tụng trọng tài. Theo khảo sát mới đây cho thấy có đến 72,6% ý kiến cho rằng các

trọng tài viên hiện nay thiếu kỹ năng giải quyết tranh chấp, 65% cho rằng thiếu số lượng trọng tài viên, 51,1% cho rằng trọng tài viên thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, 44,7% cho rằng thiếu trình độ chuyên môn và đặc biệt có đến 44,3% cho rằng các trọng tài viên hiện nay thiếu kiến thức pháp luật. Chúng ta đều biết, giải quyết tranh chấp là một hoạt động trí tuệ tương đối phức tạp. Do vậy, sự chênh lệch về khả năng giải quyết tranh chấp và cách giải quyết bất cập của một số trọng tài viên dễ dẫn đến tình trạng các trọng tài viên ra những phán quyết không đảm bảo những yêu cầu pháp lý, không chính xác hoặc không thể thực hiện được.

Khả năng viết phán quyết của các trọng tài viên còn yếu và thiếu chặt

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo pháp luật của một số nước trong khu vực Châu Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)