0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tà

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 41 -41 )

9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán

2.1.1. Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tà

Thực tiễn pháp luật của Việt Nam và pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định chung rằng trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu giữa các bên tranh chấp tồn tại một thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, và thỏa thuận trọng tài phải cụ thể, rõ ràng và theo đúng quy định của pháp luật.

Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tranh chấp phải có thỏa thuận với nhau một điều khoản về chọn trọng tài, chọn trung tâm trọng tài hoặc trọng tài viên của trung tâm trọng tài để giải quyết.

Tuy nhiên, nếu đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý thì trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết, khi đó nếu trọng tài vẫn tiến hành giải quyết trong trường hợp này, quyết định

trọng tài đó sẽ bị hủy. Một khi không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Toà án có quyền ra quyết định hủy quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong hai trường hợp này.

Từ phân tích đó, có thể khẳng định rằng, thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng Trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, hay nói cách khác không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Theo nghĩa thông thường nhất thì thỏa thuận trọng tài (arbitration agreement) là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Khoản 1, Điều 7 Luật Mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế quy định:

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức Điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng [13].

Về hình thức, thỏa thuận trọng tài có thể là (i) điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc (ii) thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Thực tế, để tránh những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, các bên nên lập điều khoản trọng tài mà các trung tâm trọng tài khuyến khích, tạm gọi là các Điều khoản mẫu (model clauses) mà các Trung tâm Trọng tài thường ghi trên website hay trong các giới thiệu của mình.

Trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng, các bên có thể thoả thuận điều khoản về trọng tài, trong đó quy định trọng tài nào có quyền giải quyết tranh

chấp có thể phát sinh sau này. Điều khoản trọng tài này trở thành một phần của hợp đồng. Khi đó, điều khoản trọng tài trong hợp đồng được coi là một hình thức của thoả thuận trọng tài. Tất nhiên, vào lúc này chưa thể xác định được tranh chấp có xảy ra hay không và xảy ra tranh chấp gì. Vì vậy, điều khoản trọng tài thường mang tính tổng quan, không đi vào chi tiết, tuy nhiên sẽ rất thuận lợi nếu các bên thống nhất về việc chọn cơ quan trọng tài nào, ở đâu có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng như thống nhất về thể thức chỉ định trọng tài viên.

Trong bản quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976, Điều 21 quy định:

1. Uỷ ban trọng tài sẽ có quyền quyết định về việc phản đối uỷ ban trọng tài không có thẩm quyền giải quyết, kể cả bất cứ sự phản đối về việc tồn tại hoặc giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài riêng.

2. Uỷ ban trọng tài sẽ có quyền quyết định về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của hợp đồng mà trong đó điều khoản trọng tài hợp thành như là một phần của nó. Vì mục đích của Điều 21 này, một điều khoản trọng tài sẽ được xem như là một thoả thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Một quyết định bởi uỷ ban trọng tài cho rằng hợp đồng vô hiệu và không có giá trị sẽ không kéo theo làm mất hiệu lực pháp lý của điều khoản trọng tài [13].

Như vậy, điều khoản trọng tài trong hợp đồng là độc lập tương đối so với hợp đồng vì nó được coi như một dạng của thoả thuận trọng tài. Có nghĩa là khi hợp đồng vô hiệu thì điều khoản trọng tài vẫn có hiệu lực trừ phi người ký kết hợp đồng không đủ năng lực hành vi dân sự.

Nếu trong hợp đồng không có điều khoản trọng tài, thì trong quá trình thực hiện hợp đồng, thường là khi tranh chấp đã xảy ra nhưng cũng có thể là khi tranh chấp chưa xảy ra, các bên cũng có thể ký một văn bản thoả thuận giao tranh chấp cho một tổ chức trọng tài nào đó giải quyết; thoả thuận này,

cũng có thể được ghi nhận qua việc trao đổi thư từ hoặc điện tín (văn bản trọng tài). Văn bản trọng tài cũng được coi là một hình thức của thoả thuận trọng tài. Trong trường hợp này văn bản trọng tài thường chính xác, chi tiết hơn so với điều khoản trọng tài vì các bên giao kết nắm được đầy đủ nguyên nhân xảy ra tranh chấp. Nhưng đây cũng là lý do mà văn bản trọng tài ít được xác lập trên thực tế, do vụ tranh chấp đã làm đối lập quyền lợi của các bên, làm hạn chế đáng kể thoả thuận giữa họ.

Thoả thuận trọng tài là cơ sở để khẳng định thẩm quyền của trọng tài đối với tranh chấp trong thương mại quốc tế. Trọng tài chỉ có thẩm quyền khi thoả thuận trọng tài có hiệu lực. Vậy thì khi nào thoả thuận trọng tài có hiệu lực? Thoả thuận trọng tài có hiệu lực khi nội dung và hình thức của nó phù hợp với luật pháp. Về cơ bản, nội dung một thoả thuận trọng tài bao gồm các nội dung sau:

 Tên Trung tâm Trọng tài;

 Quy tắc tố tụng trọng tài được áp dụng

 Số lượng trọng tài viên được chỉ định để giải quyết tranh chấp  Địa điểm giải quyết tranh chấp

Phù hợp với quy định của Luật Mẫu, luật trọng tài của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Singapore cũng có những định nghĩa về cơ bản có nội dung tương tự về thỏa thuận trọng tài.

Điều 16 Luật Trọng tài năm 1994 của Trung Quốc quy định:

Một thỏa thuận trọng tài bao gồm điều khoản trọng tài được quy định trong hợp đồng và thỏa thuận về việc đệ trình lên trọng tài dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh. Thỏa thuận trọng tài bao gồm các nội dung cụ thể như sau: thể hiện rõ ý định của các bên về việc sử dụng trọng tài; vấn đề được giải quyết bằng trọng tài; và hội đồng trọng tài được chỉ định [37].

Điều 2.1 Luật Trọng tài năm 2003 của Nhật Bản quy định:

Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên về việc đệ trình lên một hoặc các trọng tài viên để giải quyết các tranh chấp dân sự đã phát sinh hoặc có thể phát sinh liên quan đến quan hệ pháp lý đã được xác định (dù theo hợp đồng hay không theo hợp đồng) và các bên có trách nhiệm ràng buộc theo phán quyết của trọng tài [39].

Điều 13.4 Luật Trọng tài Nhật Bản quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản, bao gồm cả trường hợp thỏa thuận trọng tài được lập bằng các phương tiện điện tử. Quy định này không được quy định trong Luật Mẫu UNCITRAL nhưng nó đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của phương tiện thông tin và phản ánh sự thay đổi trong tương lai của Luật Mẫu UNCITRAL. Nếu hợp đồng dẫn chiếu đến một tài liệu có chứa đựng một điều khoản trọng tài và mục đích của việc dẫn chiếu đó là để cấu thành nên một điều khoản trọng tài trong hợp đồng, thỏa thuận trọng tài đó sẽ được coi là bằng văn bản (Điều 13.3 Luật Trọng tài). Một thỏa thuận trọng tài quy định trong một hợp đồng mẫu cũng có thể được coi là có hiệu lực.

Điều 2.3 Luật Trọng tài năm 1999 của Hàn Quốc quy định: "Thỏa thuận

trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc đệ trình lên trọng tài các tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên đối với các quan hệ pháp lý đã được xác định, dù theo hợp đồng hay không theo hợp đồng" [35].

Điều 8.2 Luật Trọng tài 1999 quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, mọi thỏa thuận bằng lời nói đều không có giá trị. Thỏa thuận qua fax, telex, thư điện tử hoặc các công cụ điện tử khác có thể được xem là thỏa thuận trọng tài hợp pháp nếu được ghi nhận trong một tài liệu. Mặc dù Luật Trọng tài 1999 của Hàn Quốc không có quy định về mối quan hệ giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng chính nhưng về nguyên tắc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng chính và sự vô hiệu của hợp

đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu.

Điều 4.1 Luật Trọng tài của Singapore quy định: "Thỏa thuận trọng

tài là thỏa thuận giữa các bên về việc đệ trình lên trọng tài tất cả các tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh giữa các bên dù theo hợp đồng hay không theo hợp đồng" [38]. Theo pháp luật trọng tài Singapore, thỏa thuận

trọng tài phải bằng văn bản và được các bên cùng ký hoặc dưới các hình thức dữ liệu điện tử, telex, fax hoặc các phương tiện khác ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận trọng tài độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Tại Singapore, các trọng tài viên đều có quyền quyết định thẩm quyền của mình bao gồm bất kỳ phản đối nào đối với sự tồn tại hoặc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Quyết định của hội đồng trọng tài tuyên hợp đồng vô hiệu không dẫn đến sự vô hiệu của điều khoản trọng tài.

Điều 7 Luật Trọng tài và Hòa giải năm 1996 của Ấn Độ quy định: "Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc đệ trình lên trọng tài

tất cả các tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh giữa các bên đối với các quan hệ pháp lý xác định dù theo hợp đồng hay không theo hợp đồng" [36].

Thỏa thuận trọng tài có thể được lập dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng. Thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản và được hai bên ký, có thể được lập dưới hình thức là thư trao đổi, tài liệu, telex, fax hoặc các hình thức bằng văn bản được thừa nhận khác.

Phù hợp với Luật Mẫu của UNCITRAL và pháp luật các nước trong khu vực, Luật TTTM 2010 của Việt Nam cũng quy định nội dung tương tự về thỏa thuận trọng tài. Điều 3.2 của Luật TTTM 2010 quy định "Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh" [21]. Theo quy định tại Điều

16 Luật TTTM 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận cũng được coi là thỏa thuận xác lập dưới dạng văn bản,

Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài

1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận [21].

Một nguyên tắc quan trọng của các chế định về trọng tài là hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không gắn liền với hiệu lực của hợp đồng chính. Vì thế, nếu một hợp đồng chính bị tuyên vô hiệu, điều đó không có nghĩa là thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng đó cũng bị vô hiệu. Quy định này giúp cho các tranh chấp vẫn được giải quyết bằng con đường trọng tài kể cả khi hợp đồng bị chính hội đồng trọng tài tuyên là vô hiệu, ví dụ do có nội dung vi phạm pháp luật. Thỏa thuận trọng tài trong trường hợp đó sẽ được coi là tách riêng khỏi hợp đồng có nội dung vi phạm pháp luật đó. Nói như vậy không có nghĩa là thỏa thuận trọng tài không bao giờ bị vô hiệu. Ví dụ luật pháp yêu cầu hợp đồng phải được cả hai bên ký kết, nhưng nếu hợp đồng chỉ được một bên ký, thì hợp đồng vô hiệu và bản thân thỏa thuận trọng tài trong đó cũng vô hiệu theo. Nhưng trong trường hợp này, thỏa thuận trọng tài vô hiệu là vì, kể cả khi được tách riêng, thỏa thuận này vẫn vô hiệu, chứ việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu ở đây không phải là hậu quả của việc vô hiệu của hợp đồng chính.

Một điều quan trọng để các luật trọng tài thực sự có hiệu lực là tòa án phải từ chối thụ lý khi các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bằng cách này, tòa án buộc các bên phải thực hiện cam kết giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Vì thế, luật trọng tài luôn có một quy định rõ ràng rằng nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên lại khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải, nếu bên kia yêu cầu, từ chối thụ lý vụ tranh chấp trừ trường hợp tòa án tuyên rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. Điều này được quy định rõ ràng trong Luật Mẫu, luật trọng tài của các nước Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam v.v.

Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thỏa thuận trọng tài có hiệu lực là các bên tham gia ký thỏa thuận trọng tài phải có đầy đủ năng lực

hành vi dân sự và có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Pháp luật các nước khác nhau quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khác nhau và vấn đề này sẽ được giải quyết theo quy định của tư pháp quốc tế của

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 41 -41 )

×