Đánh giá hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 75)

2.4.3.1. Những mặt tích cực trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân

Trong những năm qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 1999 – 2004 có tính chất rất quan trọng đối với đất nước trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010 và những năm tiếp theo. Đây là giai đoạn đất nước bước vào thế kỷ mới với những thời cơ, vận hội mới và cũng không ít những thách thức. Do vậy, đây được xem là những năm bản lề, làm cơ sở cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới. Bộ máy hành chính các cấp từ Chính phủ đến Uỷ ban nhân dân phường ở các khu vực đô thị đều đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân địa phương.

Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường trong nhiệm kỳ này đã có nhiều cải tiến về phương thức hoạt động, về lề lối làm việc, đội ngũ cán bộ và phong cách quản lý, điều hành; qua đó, đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Trên cơ sở nhiệm vụ, thẩm quyền được pháp luật quy định, theo sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên, Uỷ ban nhân dân phường đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương.

- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân phường

Uỷ ban nhân dân các phường đã tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước để điều hành, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội theo mục tiêu, kế hoạch chung của Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và nghị quyết đề ra của Hội đồng nhân

dân phường, góp phần vào việc thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Với chức năng là cơ quan hành chính Nhà nước ở các đơn vị hành chính đô thị, Uỷ ban nhân dân phường có nhiệm vụ điều hành quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa bàn. Nhìn chung, Uỷ ban nhân dân phường của các địa phương đã phát huy tốt vai trò, vị trí của mình trong nhiệm kỳ qua; tổ chức, vận động nhân dân chấp hành và thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tìm các bịên pháp để ổn định và phát triển sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giải quyết các vấn đề bức xúc mang đặc trưng đô thị như các tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm, cờ bạc; bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị, mỹ quan đô thị; giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng đô thị lớn và các khu đô thị, khu công nghiệp …

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Uỷ ban nhân dân phường nhiều địa phương đã gắn với công tác cải cách hành chính và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, do đó đã tạo sự chuyển biến trong lề lối, phong cách làm việc, bảo đảm giải quyết các công việc cho công dân cũng như công việc của chính quyền được nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời. Có thể thấy một nét nổi bật nhất phong cách quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân phường ở nhiều địa phương đã đổi mới rõ rệt, việc triển khai thực hiện các văn bản và quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết Hội đồng nhân dân được thực hiện nhanh chóng, kịp thời hơn và hiệu quả cao hơn theo tinh thần cải cách hành chính. Đến nay, có tới 85% số phường trong cả nước đã thực hiện cơ chế ‘’một cửa’’ theo tinh thần Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế ‘’một cửa’’ tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. {19}.

Uỷ ban nhân dân phường đã tập trung hơn vào chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước. Bên cạnh đó, các công việc hàng ngày liên quan đến nhân dân địa phương cũng được Uỷ ban nhân dân phường cải tiến về lề lối và cách thức giải quyết với tinh thần trách nhiệm cao và gắn bó với nhân dân. Nhiều công việc của Uỷ ban nhân dân phường đã được công khai cho nhân dân biết cả về trình tự, thủ tục tiến hành và thời gian, kết quả thực hiện để nhân dân biết và giám sát.

- Điều hành phát triển kinh tế và quản lý tài chính – ngân sách

Uỷ ban nhân dân cấp phường với tính chất là cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn đô thị; trong lĩnh vực kinh tế, đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường đề ra.

Trên cơ sở các điều kiện cụ thể, đặc điểm tình hình thực tiễn của địa phương mình, Uỷ ban nhân dân phường đã xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội sát hợp với tình hình thực tiễn của một khu vực đô thị, có những đặc thù quản lý riêng biệt so với xã, thị trấn; đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao để trình Hội đồng nhân dân phường và Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét, phê duyệt; đồng thời triển khai nhiều giải pháp để thực hiện đúng đắn các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và kế hoạch đã đề ra trong phát triển nông nghiệp đô thị, chú trọng phát triển thương mại – dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp bằng việc khuyến khích, thúc đẩy mở rộng phát triển sản xuất, tập

trung chỉ đạo phát triển sản xuất; tổ chức thực hiện các biện pháp ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất;

Uỷ ban nhân dân phường đã tập trung phát huy nội lực, huy động các nguồn lực, trong đó có sự đóng góp của nhân dân theo phương châm ‘’Nhà nước và nhân dân cùng làm’’ để xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn phường như điện, đường, trường, trạm, nước sạch. Nhiều chương trình thiết thực được Uỷ ban nhân dân phường đề ra và thực hiện tốt ở nhiều địa phương như: chương trình ‘’bê tông hoá đường nội bộ tổ dân phố, khu phố’’

tại các phường của Quận Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh; phong trào

‘’mỗi tổ dân phố, khu phố xây dựng một nhà văn hoá’’ tại các phường của thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Kết quả điều hành phát triển kinh tế, nhất là cơ sở hạ tầng của phường cùng với sự quan tâm đầu tư của chính quyền cấp trên đã tạo cho các phường hiện nay một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Thống kê cho thấy, đến nay đã có hơn 98% hộ dân các phường được sử dụng điện so với cả nước là 80%; 95% hộ dân có nước sạch sinh hoạt sử dụng so với bình quân cả nước (tính cả xã, thị trấn) là 75%; 100% phường trong cả nước có điện thoại đến trụ sở và gần 100% có đường giao thông bê tông kiên cố hoặc thảm nhựa của thị xã, quận và thành phố thuộc tỉnh vào đến trung tâm phường.

Công tác quản lý tài chính, ngân sách đã có bước tiến bộ. Uỷ ban nhân dân phường căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế của địa phương, tiến hành việc lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách trình Hội đồng nhân dân quyết định; đồng thời triển khai các nhiều biện pháp để thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường; có nhiều giải pháp để tạo nguồn thu,

Luật Ngân sách Nhà nước. Nhiều phường nhờ tăng cường phát triển sản xuất, khai thác các tiềm năng, lợi thế ở địa phương và tận dụng tối đa và quản lý tốt các nguồn thu theo quy định của pháp luật nên không những đã bảo đảm nguồn thu, đủ chi cho các hoạt động thường xuyên, mà còn có kết dư cho ngân sách Nhà nước. Theo thống kê, tỉ lệ phường cân đối được thu – chi đã liên tục tăng trong các năm qua, có những quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã đã có 85% số phường tự cân đối được thu – chi ngân sách. Nhìn chung, phường ở các quận nội thành các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đều tự cân đối được thu, chi ngân sách, nhiều phường tạo được nguồn kết dư cho ngân sách quận {14}.

Tuy nhiên, vẫn còn các hạn chế cơ bản chưa kịp thời được khắc phục và cũng là nhược điểm chung của hầu hết các phường nói riêng, cấp xã nói chung hiện nay là công tác lập dự toán chưa đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian. Tình trạng xây dựng dự toán không dựa trên các căn cứ tính toán hợp lý, lập dự toán theo kiểu ‘’bấm số’’ còn khá phổ biến, điều này có nguyên nhân là công tác giao chỉ tiêu thu ngân sách cho phường của quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao thiếu căn cứ xác thực với tình hình thực tiễn các phường trên địa bàn.

Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với phường là huy động các nguồn thu tại địa phương theo chỉ tiêu được giao: thu thuế, tiền lao động công ích, huy động sức đóng góp của nhân dân … do chỉ tiêu cấp trên giao thường là năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị phường chưa quan tâm chú trọng đúng mức đầu tư nuôi dưỡng nguồn thu, vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí hoặc thả nổi công tác quản lý đất đai, tài nguyên, tài sản, bến bãi, chợ, thương mại, dịch vụ … để cá nhân chiếm dụng, khai thác tự do dẫn tới thất thu thuế, lệ phí, phí cho ngân sách.

- Trong công tác quản lý hành chính Nhà nước về đất đai và tài nguyên

Lĩnh vực quản lý về đất đai và tài nguyên ở địa phương do nhiều ngành, nhiều cấp quản lý từ Chính phủ, các Bộ, ngành đến Uỷ ban nhân dân các cấp.

Theo nhiệm vụ, quyền hạn được Luật đất đai quy định, Uỷ ban nhân dân phường đã làm tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của phường để trình cấp có thẩm quyền xét duyệt; quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất ở địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đáp ứng các nhu cầu công ích ở địa phương. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân phường đã góp phần bảo đảm tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai, bảo đảm việc quản lý, sử dụng đất gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm hiệu quả sử dụng đất, phát triển đô thị, bảo đảm mỹ quan chung của đô thị quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong tổng thể phát triển đô thị chung.

Nhiều khu đô thị mới được xây dựng trong thời gian qua, nhất là các thành phố lớn với tốc độ nhanh là sự nỗ lực của chính quyền các cấp trong đó có công tác quản lý đô thị, xây dựng và nhà đất của Uỷ ban nhân dân phường, đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng để dành quỹ đất xây dựng các công trình hạ tầng lớn về đô thị, thương mại, dịch vụ.

Đồng thời, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, Uỷ ban nhân dân phường cũng thực hiện tốt nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai. Uỷ ban nhân dân thực hiện việc quản lý quỹ đất, tình hình biến động đất đai ở địa phương mình, dự tính được nguồn thu từ đất phục vụ cho công tác quản lý, thu tiền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước.

Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật đất đai của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tất cả phường trong cả nước đã lập được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm; hầu hết các phường đã lập được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dài hạn từ 3- 5 năm. Đáng chú ý là nhiều phường đã lập được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dài hạn đến năm 2010. Theo thống kê đến hết năm 2004 đã có 397 phường của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã lập và trình xét duyệt xong quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn đến năm 2010 {12}.

Về mặt hạn chế trong quản lý đất đai và tài nguyên của Uỷ ban nhân dân phường, dù đạt được nhiều kết quả tích cực song nhìn chung đây vẫn là lĩnh vực quản lý còn nhiều nổi cộm, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước.

Lĩnh vực quản lý đất đai xây dựng của các cấp chính quyền địa phương nói chung, của Uỷ ban nhân dân phường nói riêng là lĩnh vực quản lý xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và buông lỏng quản lý trong hoạt động của chính quyền. Đây cũng là lĩnh vực xảy ra các sai phạm lớn về đất đai như ở nhiều phường thuộc thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng; một số phường thuộc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Đội ngũ cán bộ phường cũng có một số không nhỏ để xảy ra các sai phạm trong quản lý đất đai, thất thoát lãng phí nguồn tài nguyên đất của Nhà nước, ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch đô thị, gây bất bình trong nhân dân.

Nội dung quản lý đất đai, tài nguyên của Uỷ ban nhân dân phường như giám sát, kiểm tra công tác quản lý đất công, đất ở đô thị, đất quy hoạch chưa xây dựng và thống kê theo dõi sự biến động của đất đai trên địa bàn nhiều nơi chưa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, còn để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tham ô, tham nhũng, tiêu cực liên quan đến

quản lý đất đai và tài nguyên, tình trạng khiếu kiện đất đai nhiều nơi kéo dài. Tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng không phép, trái phép, mua bán, chuyển đổi sử dụng đất trái pháp luật vẫn tồn tại khá phổ biến ở các phường khu vực đô thị nhưng chưa được khắc phục kịp thời.

- Trong lĩnh vực quản lý văn hoá, giáo dục

Uỷ ban nhân dân phường được pháp luật quy định thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi quy định; tiến hành công tác xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi. Uỷ ban nhân dân phường đã trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phối hợp với các ngành, đoàn thể ở địa phương làm tốt các chức năng, nhiệm vụ được phân công; làm tốt công tác giáo dục ở địa phương, phối hợp với ngành giáo dục có kế hoạch duy trì các trường lớp mẫu giáo, nhà trẻ trên địa bàn; vận động nhân dân, các cơ quan trên địa bàn tạo điều kiện hỗ trợ các trường về cơ sở vật chất. Công tác giáo dục thanh thiếu niên được chú trọng, thực hiện tốt mô hình kết hợp 3 môi trường gia đình – nhà trường – xã hội. Kết quả chung đạt được là đáng ghi nhận. Các phường trong cả nước đạt được gần 95% số trẻ trong độ tuổi đến trường theo thống kê của ngành giáo dục - đào tạo.

Sự nghiệp phát triển giáo dục của các phường đã có những chuyển biến rõ nét, đạt được nhiều kết quả tích cực. Đa số các phường trong cả nước đã phổ cập tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn và đang tiến tới phổ cập trung học phổ thông.

Trong các năm qua, nhờ làm tốt các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn, đời sống văn hoá, thể dục thể thao của nhân dân ở

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)