Tổ chức chính quyền phường theo Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Ở nước ta, chính quyền địa phương của Nhà nước kiểu mới được thành lập trong cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng vũ trang giành chính quyền trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Các Uỷ ban giải phóng ra đời trong cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền ‘’tiền Chính phủ’’ của nhân dân các địa phương khi ta chưa giành được chính quyền trong cả nước. Cách mạng tháng tám thành công, các Uỷ ban giải phóng đã trở thành các Uỷ ban nhân dân là tổ chức chính quyền tiền thân của các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân sau này. Để xây dựng ngay cơ sở pháp lý cho tổ chức chính quyền địa phương, ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký hai Sắc lệnh đầu tiên về tổ chức chính quyền địa phương là Sắc lệnh số 63-SL ngày 22/11/1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính xã, huyện, tỉnh, kỳ và Sắc lệnh số 77-SL ngày 21/12/1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hành chính thành phố, khu phố.

Theo hai sắc lệnh này, chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức ở 4 cấp: cấp kỳ – cấp tỉnh, thành phố – cấp huyện, khu phố-cấp xã. Trong 4 cấp chính quyền địa phương, chỉ có cấp tỉnh và cấp xã ở địa bàn nông thôn, cấp thành phố ở địa bàn đô thị được xác định là cấp chính quyền hoàn chỉnh có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Cấp kỳ và cấp huyện chỉ là cấp trung gian; ở kỳ, huyện và khu phố (phường) chỉ tổ chức Uỷ ban hành chính, không có Hội đồng nhân dân.

Theo quy định tại Điều 42 Sắc lệnh số 77-SL, tổ chức các khu phố đuợc quy định: ‘’thành phố sẽ chia ra các khu phố. Số và địa giới các khu phố ở mỗi thành phố sẽ do Hội đồng nhân dân thành phố quyết nghị và do uỷ ban

Ở mỗi khu phố chỉ tổ chức Uỷ ban hành chính khu phố, không tổ chức Hội đồng nhân dân. Theo quy định tại Điều 43 Sắc lệnh số 77-SL ‘’ở mỗi khu phố sẽ đặt một uỷ ban hành chính khu phố gồm có 03 uỷ viên chính thức (một chủ tịch, một phó chủ tịch và một thư ký) và hai uỷ viên dự khuyết. Khi bầu thì bầu riêng chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký’’ {24}.

Sắc lệnh cũng quy định tổ chức theo mô đặc thù đối với các uỷ ban hành chính khu phố của thành phố Hà Nội. Điều 43 Sắc lệnh quy định: ‘’ Riêng thành phố Hà Nội, ở mỗi khu phố sẽ đặt 5 uỷ viên chính thức và hai uỷ viên dự khuyết. Khi bầu thì chỉ bầu chung 5 uỷ viên chính thức, còn các chức chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và uỷ viên sẽ do 5 uỷ viên bầu lấy với nhau’’ {24}.

Hiến pháp năm 1946, tổ chức chính quyền địa phương các cấp về cơ bản tương tự như quy định tại Sắc lệnh 63-SL và Sắc lệnh số 77-SL ban hành năm 1945. Hiến pháp quy định những vấn đề mang tính chất chung của tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 58 Hiến pháp quy định: ‘’ ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính. ở bộ và huyện, chỉ có uỷ ban hành chính, uỷ ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra’’ {34}.

Những nội dung cụ thể Hiến pháp sẽ do một đạo luật quy định. Điều 62 Hiến pháp ‘’Một đạo luật sẽ định rõ những chi tiết tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính’’ {34}.

Tuy nhiên, do cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chúng ta không có điều kiện ban hành một đạo luật để quy định chi tiết tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính như Điều 62 Hiến pháp năm 1946 quy định, nên tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương vẫn chủ yếu theo hai Sắc lệnh số 63-SL và Sắc lệnh số 77-SL.

Sau khi hoà bình lập lại, Nhà nước ta đã tiến hành các biện pháp củng cố và hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương. Một số quy định về tổ chức chính quyền địa phương theo Sắc lệnh số 63-SL và Sắc lệnh số 77-SL không còn phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước. Vì vậy, cần phải nghiên cứu xây dựng một đạo luật mới điều chỉnh. Ngày 31/5/1958, Quốc hội đã thông qua Luật số 110-SL/L12 về tổ chức chính quyền địa phương.

Bộ máy hành chính địa phương trở lại tên gọi cũ là U ỷ ban hành chính, được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính. Đối với các khu phố (phường) ở các thành phố và thị xã, Uỷ ban hành chính khu phố được tổ chức theo quy định của Hội đồng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)