Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân phường qua các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân phường

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 59)

hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân phường

2.3.2.1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân phường

Kỳ họp Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân phường, tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân phường thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân phường thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân phường quyết định việc biểu quyết bằng cách giơ tay, bỏ phiếu kín hoặc bằng cách khác theo đề nghị của Chủ tọa phiên họp.

Hội đồng nhân dân phường họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Ngoài kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ

họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường yêu cầu. Thường trực Hội đồng nhân dân phường quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân chậm nhất là hai mươi ngày, kỳ họp chuyên đề hoặc bất thường chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Trên cơ sở xác định đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của kỳ họp Hội đồng nhân dân nên trong những năm qua Hội đồng nhân dân phường đã tiến hành tổ chức các kỳ họp theo đúng các quy định của pháp luật.

Trong quá trình chuẩn bị kỳ họp có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân phường với Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, các ngành có liên quan để thống nhất dự kiến nội dung, chương trình, phân công chuẩn bị đề án, báo cáo và phân công các cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp. Về thời gian tiến hành kỳ họp Hội đồng nhân dân phường khoảng từ một đến hai ngày.

Tại các kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân phường nghe và thảo luận các loại báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội; báo cáo dự toán và phân bổ ngân sách; phê chuẩn quyết toán ngân sách; các chủ trương biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân; các báo cáo, đề án khác của các cơ quan, tổ chức khi Hội đồng nhân dân xét thấy cần thiết và yêu cầu báo cáo.

Chủ toạ kỳ họp Hội đồng nhân dân phường giữ vị trí rất quan trọng, là nhân tố không thể thiếu được tạo nên sự thành công của kỳ họp. Trong thảo luận đảm bảo dân chủ, công khai, thẳng thắn, cởi mở. Các vấn đề chưa rõ yêu cầu các cơ quan chức năng giải trình. Các ý kiến chất vấn được trả lời

nghiêm túc tại kỳ họp hoặc trả lời bằng văn bản nếu các vấn đề cần có thời gian xem xét. Việc chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân ngày càng được phát huy. Tại Quảng Ngãi từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có 309 ý kiến chất vấn {32}. Nội dung các ý kiến chất vấn đa số tập trung vào các vấn đề: Quản lý kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, đất đai, xây đựng …. Chủ toạ kỳ họp bám sát chương trình, chủ động, linh hoạt trong điều hành chương trình, nội dung kỳ họp đã được Hội đồng nhân dân phường thông qua.

Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường được thông qua tại kỳ họp đảm bảo đúng luật, phù hợp với thực tế và nguyện vọng của nhân dân địa phương. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường với tính chất là khu vực đô thị đã bám sát nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra ở đô thị, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường, quản lý đô thị, quản lý đất đai, xây dựng nhà, bảo đảm mỹ quan đô thị, quản lý cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn phường.

Ngoài ra, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân phường đã cụ thể hoá được việc triển khai thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, các nghị quyết của cấp uỷ đảng về phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân địa phương, có tác dụng khơi dậy những phong trào hành động của quần chúng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân địa phương, như: giải quyết việc làm; chương trình truyền thông dân số; kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo vệ môi trường, môi sinh v.v... Mức độ và hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết có khác nhau nhưng nhìn chung nhiều nơi đã làm chuyển biến cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, đưa công tác quản lý Nhà nước ngày càng đi vào nề nếp. Tăng cường an ninh, quốc phòng

và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, niềm tin của nhân dân đối với đảng và chính quyền được củng cố, tạo thế và lực cho việc tiếp tục xây dựng phát triển địa phương ngày càng vững mạnh.

Sau các kỳ họp Hội đồng nhân dân phường, Thường trực Hội đồng nhân dân phường họp với Uỷ ban nhân dân để hoàn chỉnh các văn bản và hướng dẫn các đại biểu tiếp xúc cử tri, thông báo kết quả kỳ họp, giám sát tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân của Uỷ ban nhân dân phường ở địa phương.

Nhìn chung việc chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân phường từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã được Thường trực Hội đồng nhân dân phường chuẩn bị chu đáo, đảm bảo đúng luật, dân chủ, công khai, được nhân dân ghi nhận. Tuy nhiên, so với nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật qui định và đứng trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, các kỳ họp Hội đồng nhân dân phường vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục cải tiến và nâng cao hơn nữa như: Công tác chuẩn bị, nội dung, chương trình, sự phối hợp hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân phường với Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động của đại biểu trước, trong và sau kỳ họp; nâng cao chất lượng các báo cáo. Điều quan trọng là phải có sợ phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan đến việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân phường.

Hội đồng nhân dân phường tại nhiều địa phương thực hiện nhiều hình thức sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền được Luật quy định. Hội đồng nhân dân phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã đổi mới hình thức họp Hội đồng nhân dân, tiết kiệm thời gian kỳ

thiết thực là yêu cầu các cơ quan chuẩn bị đề án, báo cáo trình bầy nội dung tóm tắt các đề án, báo cáo, văn bản dự thảo; tập trung đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện các báo cáo, đề án, văn bản đó và giải trình trước đại biểu Hội đồng nhân dân các nội dung mà đại biểu chất vấn. Từ việc chuẩn bị kỹ nội dung, chương trình kỳ họp đến việc chủ toạ điều hành các kỳ họp đảm bảo dân chủ, đúng chương trình góp phần mang lại hiệu quả kỳ họp Hội đồng nhân dân phường, giúp Hội đồng nhân dân làm tốt hơn chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của phường.

2.3.2.2. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân phường

Thường trực Hội đồng nhân dân phường do Hội đồng nhân dân phường bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân phường không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân phường.

Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp nói chung, Thường trực Hội đồng nhân dân phường nói riêng được Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân;

- Đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

- Giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân;

- Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân;

- Trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

- Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp;

- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình và thực tiễn hoạt động trong những năm vừa qua, nhất là từ đầu nhiệm kỳ 2004 - 2009, Thường trực Hội đồng nhân dân phường đã từng bước khảng định được vị trí, vai trò của mình, tổ chức tốt các mặt công tác, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân phường.

quan chuẩn bị tốt. Thường trực Hội đồng nhân dân phường đã thực hiện chức năng đôn đốc, xem xét các báo cáo được các cơ quan, tổ chức chuẩn bị chu đáo, có chất lượng cao để trình Hội đồng nhân dân phường xem xét quyết định, phù hợp với thực tiễn của địa phương và tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương do Uỷ ban nhân dân hoặc tổ chức, cơ quan được giao chuẩn bị trình Hội đồng nhân dân thông qua.

Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân phường, Thường trực Hội đồng nhân dân thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường về các biện pháp triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Thường trực Hội đồng nhân dân gửi nghị quyết của Hội đồng nhân dân yêu cầu nghiên cứu và tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, Thường trực Hội đồng nhân dân điều hoà, phối hợp đôn đốc, kiểm tra và tổ chức các đoàn đi thực tế tại một số cơ quan, đơn vị được nhiều cử tri quan tâm. Tuỳ tình hình thực tế, từng địa phương có các hình thức tổ chức kiểm tra, đôn đốc khác nhau.

Tuy nhiên, ở một số cơ quan, tổ chức việc triển khai thực hiện yêu cầu, kiến nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, qua kiểm tra, giám sát còn chậm hoặc chưa bảo đảm yêu cầu đặt ra.

Công tác tiếp dân, đôn đốc việc giải quyết, trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được Hội đồng nhân dân phường quan tâm. Hiện nay, ở các địa phương trong cả nước đang duy trì các hình thức tổ chức tiếp dân như: Có nơi Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc có phòng tiếp dân riêng. Nhiều địa phương tổ chức tiếp dân chung của cả ba khối cơ quan: Đảng, Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân, Uỷ

ban Mặt trận Tổ quốc vào một ngày định kỳ hàng tháng. Tại các buổi tiếp dân theo hình thức này, nhiều vụ việc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân được Uỷ ban nhân dân phường chỉ đạo các tổ chức, cá nhân giải quyết kịp thời. Nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu tập trung vào một số vấn đề: tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; chính sách về thương binh liệt sỹ, về công tác điều tra, xét xử và thi hành án dân sự, về tham nhũng. Thường trực Hội đồng nhân dân phường luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định của pháp luật.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường trong việc chuẩn bị các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân; đôn đốc Uỷ ban nhân dân triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; đôn đốc Uỷ ban nhân dân, các cơ quan tổ chức hữu quan trả lời chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân và những vấn đề bức xúc được nhiều cử tri quan tâm thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân phường.

Đối với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc phường, Thường trực Hội đồng nhân dân phường phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong việc tham gia xây dựng chính quyền.

Để tạo điều kiện cho mối quan hệ hoạt động thiết thực và đạt hiệu quả, nhiều địa phương đã có Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân phường và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp hoặc nghị

quan hệ công tác giữa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp"; Hà Nam ban hành "Nghị quyết liên tịch về việc ban hành quy định việc tổ chức tiếp xúc giữa đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với cử tri các cấp" {3}.

2.3.2.3. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân phường

Đại biểu Hội đồng nhân dân phường với vị trí, vai trò là người đại biểu, đại diện cho nhân dân tại cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, thẩm quyền được pháp luật quy định đối với Hội đồng nhân dân phường. Là một cấu thành của Hội đồng nhân dân phường, đại biểu Hội đồng nhân dân vừa là nhân tố tạo nên cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, vừa là nhân tố bảo đảm cho Hội đồng nhân dân phường thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân.

Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, thẩm quyền rộng lớn và đồng thời cũng gánh vác trọng trách lớn đối với nhân dân phường nơi bầu ra đại biểu.

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã có một mục riêng quy định về vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của người

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 59)