8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Hướng dẫn cách tự học theo môđun
Học phần HĐC 1 đƣợc biên soạn theo phƣơng pháp tiếp cận môđun để hƣớng dẫn SV tự học tập. Mỗi chƣơng đƣợc biên soạn thành một môđun, mỗi môđun có một mã số riêng.
- Mỗi bài trong chƣơng là một tiểu môđun, mỗi tiểu môđun lại có một mã số. Ngoài ra còn có một số môđun phụ đạo giúp cho SV tìm hiểu các vấn đề có liên quan, cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu nội dung bài mới.
- Khi bắt đầu học một tiểu môđun, SV phải tra cứu tài liệu chính, tài liệu tham khảo và môđun phụ đạo cần thiết. Kết quả học tập sẽ tốt hơn nếu SV biết cách học theo môđun.
♦ Trƣớc khi đến lớp, SV phải dành thời gian cho việc học ở nhà để nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị bài. Cần nắm đƣợc:
- Mục tiêu toàn chƣơng
- Số lƣợng tiểu môđun và những tài liệu, môđun phụ đạo có liên quan - Với mỗi tiểu môđun phải thấy rõ mục tiêu của tiểu môđun cần nghiên cứu sau đó nghiên cứu đến nội dung bằng cách trả lời các câu hỏi và bài tập đã đƣợc GV biên soạn, nghiên cứu xong phần nội dung thì tự trả lời câu hỏi ở cuối mỗi tiểu môđun. Nếu trả lời đƣợc thì chuyển sang môđun tiếp theo, nếu chƣa trả lời đƣợc thì nghiên cứu lại phần nội dung cho đến khi trả lời đƣợc.
♦ Trên lớp, mỗi SV làm một bài kiểm tra nhỏ để đánh giá mức độ chuẩn bị bài ở nhà trong khoảng từ 10-15 phút. Nếu đạt yêu cầu thì SV bắt tay
46
vào nghiên cứu nội dung bài mới, nếu không đạt yêu cầu thì SV tiếp tục xem lại tài liệu.
Nếu đạt yêu cầu thì SV tự học theo nhịp độ riêng của mình, theo từng phần nhỏ của tiểu môđun, ghi lại thu hoạch của mình và ghi lại những nội dung cần chú ý.
Chia nhóm, GV hƣớng dẫn thảo luận, mỗi nhóm cử SV trình bày thu hoạch của mình, các nhóm còn lại đƣa ra câu hỏi đối với nhóm trình bày. GV nhận xét, bổ sung và chính xác hoá những kết luận đƣa ra, hƣớng dẫn SV tự kiểm tra.
2.3. Những điều kiện cần thiết để dạy học học phần HĐC 1 bằng phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun
2.3.1. Điều kiện về sinh viên
♦ Để có thể tự học, SV phải có đủ trình độ về kiến thức, có phƣơng pháp học tập tự lực, có động cơ học tập đúng đắn. Việc làm đầu tiên nhằm khởi phát hoạt động tự học là ngƣời học phải làm sao tự kích thích, động viên mình, làm cho mình tự cảm thấy cần thiết và hứng thú bắt tay vào việc học, qua việc xác định ý nghĩa quan trọng của vấn đề nghiên cứu, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, qua cảm giác hứng thú đối với nội dung vấn đề và phƣơng pháp làm việc. Đây là việc làm rất quan trọng đối với học sinh ở độ tuổi thanh niên, vì đối với họ phải dừng những trò chơi yêu thích để bắt tay vào học tập là rất khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm và sức mạnh của ý chí.
♦ SV phải nắm đƣợc phƣơng pháp học tập chủ động, lấy tự học là chính. Đáng lý phƣơng pháp học tập nhƣ vậy phải đƣợc hình thành từng bƣớc ở trƣờng phổ thông. Nhƣng ở trƣờng phổ thông nƣớc ta với phƣơng pháp dạy học lạc hậu chủ yếu là "thầy đọc trò chép", chúng ta chƣa hình thành đƣợc phƣơng pháp học tập chủ động cho học sinh phổ thông. Họ chƣa có kỹ năng thiết kế đƣợc kế hoạch học tập. Chỉ có đƣợc một số ít SV có đƣợc kỹ năng tìm tài liệu, tra cứu các sách báo cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu. Kỹ
47
năng đọc sách cũng còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun đòi hỏi SV phải có những kỹ năng trên. Trong quá trình học tập này, SV phải tự lực học tập bằng tài liệu biên soạn theo môđun để nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ học tập. Kỹ năng tự học theo môđun của SV sẽ dần dần đƣợc hình thành. Giai đoạn đầu cần tăng cƣờng theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ SV tự học. Có thể tổ chức SV xêmina về PPDH này trƣớc khi bƣớc vào học tập. Trong quá trình học tập này
dần dần SV sẽ nắm đƣợc phƣơng pháp học tập chủ động.
♦ SV phải chăm học, có quyết tâm và hứng thú tự học, có ý chí vƣợt khó, kiên trì chiếm lĩnh nội dung dạy học. Do vậy, phải xây dựng đƣợc động cơ học tập cho SV, làm cho SV thấy đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của hoá học đối với nghề nghiệp tƣơng lai của họ.
Phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun chuyển trọng tâm nhiệm vụ dạy học về phía SV. Vì vậy những yêu cầu trên là những điều kiện cần thiết để dạy học học phần HĐC 1 đạt kết quả, cũng chính trong quá trình dạy học mà những phẩm chất kể trên sẽ từng bƣớc hình thành và phát triển ở SV. Tổ chức cho SV học tập học phần HĐC 1 nhƣ trên sẽ tạo ra đƣợc chất lƣợng mới trong nhân cách của SV. Nó giúp họ tự học suốt đời.
2.3.2. Điều kiện về giảng viên
♦ Trong phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun thì vị trí và vai trò của GV không những không giảm mà còn tăng cƣờng và phát triển ở mức độ cao hơn. GV phải có đủ khả năng biên soạn tài liệu theo môđun. Đây là một công việc còn khó khăn và mới mẻ đối với hầu hết các GV. Để biên soạn đƣợc tài liệu theo môđun họ phải nắm chắc phƣơng pháp thực nghiệm trong nghiên cứu hoá học, nội dung của phƣơng pháp giáo dục, nội dung của học phần HĐC 1 ở trƣờng CĐNL. Họ phải có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, có nhiệt tình giảng dạy. Tài liệu học phần HĐC 1 biên soạn theo kiểu truyền thống nhìn chung chỉ chứa đựng nội dung dạy học. Tài liệu học phần HĐC 1
48
biên soạn theo môđun đòi hỏi ngƣời biên soạn phải tích hợp cả nội dung và PPDH trong tài liệu. Đây là đòi hỏi rất cao đặt ra đối với ngƣời biên soạn tài liệu. Nó đòi hỏi sự gia công sƣ phạm khá công phu không những của một ngƣời mà của cả tập thể sƣ phạm.
♦ GV phải nắm vững quy trình dạy học học phần HĐC 1 theo môđun từ đó có kế hoạch khoa học trong việc tổ chức giờ học, họ phải biết đƣợc nội dung nào SV có thể tự học qua tài liệu, nội dung nào nhất thiết phải có sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của GV,....
Nhƣ vậy theo phƣơng pháp học này vai trò của GV không những không bị mờ nhạt đi mà càng trở nên quan trọng hơn. Thực tế đó đòi hỏi ở ngƣời GV một năng lực, một chất lƣợng làm việc mới ở trình độ cao hơn.
2.3.3. Điều kiện về vật chất và thời gian
Điều kiện vật chất quan trọng hàng đầu để tiến hành phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun là hệ thống tài liệu dạy học gồm có:
- Giáo trình học phần hoá đại cƣơng 1 biên soạn theo môđun - Hƣớng dẫn học tập, giảng dạy
- Các môđun phụ đạo.
Những tài liệu này phải đảm cần cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu cho mọi sinh viên để họ có thể tự học theo nhịp độ cá nhân phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh riêng của họ.
- Hệ thống bàn ghế, các loại bảng biểu cần bố trí hợp lý, thuận lợi cho việc học tập của sinh viên theo nhóm và việc theo dõi, hƣớng dẫn của giảng viên.
- Bố trí thời gian cho quá trình dạy học: 2- 3 tiết cho một buổi học.
2.4. Biên soạn tài liệu học phần hoá đại cƣơng bằng phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun và biên soạn môđun phụ đạo
2.4.1. Tầm quan trọng của bộ môn HĐC trong công tác đào tạo SV ở trường CĐNL
49
đức cơ bản của con ngƣời nhà trƣờng XHCN - Việt Nam, hình thành thế giới quan Mác - Lê Nin, có lòng yêu nƣớc, yêu CNXH, yêu trẻ, yêu nghề, có trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong ngƣời thầy giáo,...
- Có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ dạy học hoá học nói chung và một môn thứ hai (đƣợc đào tạo) ở cấp trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu thực tế đề ra.
- Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vƣơn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới về mọi mặt của đất nƣớc.
- Là một trong những môn hoá học đóng góp vào việc phát triển các năng lực, phẩm chất của sinh viên.
2.4.2. Mục tiêu và nội dung của học phần Hoá đại cương
2.4.2.1. Mục tiêu học phần Hoá đại cương
Về kiến thức
Cung cấp cho SV các ngành nông lâm nghiệp hệ thống những kiến thức cơ bản về cấu tạo các chất hoá học, về sự tƣơng tác và cách thức vận động của chúng trong tự nhiên.
Giúp cho SV nắm đƣợc một số quy luật về sự vận động của các chất. Dự đoán khả năng, chiều hƣớng và giới hạn của các quá trình hoá học, những hiện tƣợng kèm theo cũng nhƣ các yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình đó.
SV học xong môn này phải nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về cấu tạo các chất hoá học, về sự tƣơng tác và cách thức vận động của chúng trong tự nhiên và tiến hành thành thạo các thao tác thực hành môn HĐC.
Về kỹ năng:
SV tiến hành thành thạo các thao tác thực hành cơ bản, các công việc trong phòng thí nghiệm, sử dụng các dụng cụ, hoá chất, ghi chép và xử lý các dữ liệu thu đƣợc khi làm TN.
50
Về thái độ
SV có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu bài học về môn HĐC và nghiêm túc khi tham gia tiến hành TN.
2.4.2.1. Nội dung của học phần và phân phối thời gian hoá đại cương.
- Thời lƣợng : 2 đơn vị học trình ( 30 tiết ).
Nội dung học phần gồm : 8 môđun lớn (tƣơng ứng 8 chƣơng)
Môđun 1 - Chƣơng 1: Những khái niệm và định luật cơ bản của hóa học –1 tiết. Môđun 2 – Chƣơng 2: CTNT và HTTH các nguyên tố hóa học – 5 tiết. Môđun 3 - Chƣơng 3: Liên kết hóa học – 4 tiết.
Môđun 4 - Chƣơng 4: Nhiệt động học hoá học – 5 tiết
Môđun 5 - Chƣơng 5: Động hoá học của phản ứng hoá học – 3 tiết. Môđun 6 - Chƣơng 6: Dung dịch – 4 tiết
Môđun 7 - Chƣơng 7: Phản ứng oxi hoá khử và điện hoá – 5 tiết. Môđun 8 - Chƣơng 8: Hoá keo – 3 tiết.
Trong phạm vi luận văn nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến 3 chƣơng: Môđun 1 (chƣơng 1), môđun 2 (chƣơng 2) và môđun 3 (chƣơng 3).
51
MÔĐUN 1
NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HOÁ HỌC Mã số: HH/ND: HĐC.01
Thời gian : 1 tiết
1. Mục tiêu toàn chƣơng
1.1. Về kiến thức
Sinh viên cần nắm đựơc :
- Những khái niệm cơ bản: Nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối, khối lƣợng mol nguyên tử, khối lƣợng mol phân tử…
- Đơn vị nguyên tử: Mol…
- Một số định luật cơ bản: Định luật bảo toàn khối lƣợng, định luật đƣơng lƣợng, định luật thành phần không đổi, định luật tỷ lệ bội, định luật Avogađro, phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng, định luật Dalton.
1.2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng: So sánh, phân tích, tổng quát hoá… - Vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập.
1.3. Về thái độ
- Có thái độ nghiêm túc khi tham gia quá trình học tập, nhận xét đồng thời đánh giá rút ra kết luận.
2. Nội dung tài liệu tự đọc 2.1. Tài liệu cần đọc
- Tài liệu chính:
+ Hoá học đại cƣơng – Lê Mậu Quyền - Nxb giáo dục - 2005.
+ Hoá đại cƣơng–Lâm Ngọc Thiềm, Bùi Duy Cam – Nxb ĐHQGHN
- Tài liệu tham khảo:
52
+ Đại cƣơng về các quy luật các quá trình hoá học – Lê Chí Kiên và Nguyễn Đình Bảng - Đại học tổng hợp Hà Nội – 1990.
+ Bài tập HĐC – Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải – Nxb ĐHQGHN.
2.2. Hệ thống các câu hỏi, bài tập hƣớng dẫn sinh viên tự nghiên cứu
1. Cho biết các khái niệm về nguyên tố hoá học, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, kí hiệu hoá học, công thức hoá học và phản ứng hoá học ?
2. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa : - Nguyên tử và phân tử - Đơn chất và hợp chất.
- Khối lƣợng nguyên tử và khối lƣợng mol nguyên tử. - Khối lƣợng phân tử và khối lƣợng mol phân tử. 3. Phát biểu nội dung và cho ví dụ minh hoạ về các định luật sau:
- Định luật bảo toàn khối lƣợng. - Định luật thành phần không đổi. - Định luật đƣơng lƣợng.
- Định luật Avogađro.
- Phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng. - Định luật Dalton.
3. Tài liệu hƣớng dẫn hoạt động trên lớp
Cụ thể các vấn đề nhƣ sau:
1. Một số khái niệm cơ bản:
Các chất hoá học trong tự nhiên rất phong phú, gồm hàng ngàn, hàng vạn các chất vô cơ, hữu cơ. Các chất này đƣợc tạo nên do sự kết hợp của hơn 90 nguyên tố bền. Mỗi nguyên tố đƣợc đặc trƣng bằng sự tồn tại của hàng triệu nguyên tử giống hệt nhau về mặt hoá học.
1.1. Nguyên tố hoá học
Là khái niệm đặc trƣng cho mỗi loại nguyên tử có điện tích hạt nhân xác định, biểu thị bằng những kí hiệu hoá học riêng.
53
1.2. Nguyên tử
Là phần tử nhỏ nhất của một nguyên tố tham gia vào thành phần phân tử các đơn chất và hợp chất.
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của một nguyên tố hoá học không thể chia nhỏ hơn nữa về mặt hoá học.
Nguyên tử của các nguyên tố có kích thƣớc và khối lƣợng khác nhau. Nếu xem nguyên tử nhƣ hình cầu thì bán kính của nguyên tử hyđro là 0,53A0 (1 angstrom bằng 10-8
cm ), của nguyên tử iot bằng 1,33A0... Ví dụ: H, O, Na
Nguyên tử gồm 2 thành phần : Lớp vỏ ( các hạt electron ) và hạt nhân nguyên tử ( hạt proton và hạt notron).
1.3. Phân tử
Là phần tử nhỏ nhất của một chất, có khả năng tồn tại độc lập và còn mang tính chất hoá học đặc trƣng của chất đó.
Ví dụ: H2, H2O, Na
Phân tử gồm : Phân tử đa nguyên tử ( H2, O2 ...) và phân tử đơn nguyên tử ( Na, K, Ca...).
1.4. Đơn chất
Là chất mà phân tử của nó chỉ gồm các nguyên tử của một nguyên tố liên kết với nhau.
Ví dụ: lƣu huỳnh ( S ), cacbon ( C ), hidrô ( H2)…
1.5. Hợp chất
Là chất mà phân tử của nó gồm những nguyên tử của các nguyên tố khác loại liên kết với nhau.
Ví dụ: NaCl, H2O, KMnO4
1.6. Kí hiệu hoá học.
Mỗi nguyên tố đƣợc biểu diễn bằng một ký hiệu gọi là ký hiệu hoá học Ví dụ: Na, O, Ne, Ar
54
1.7. Công thức hoá học.
Mỗi chất hoá học đƣợc biểu thị bằng một công thức
- Công thức phân tử: biểu thị thành phần định tính và định lƣợng của các chất.
Ví dụ: H2O, NaCl, KMnO4
- Công thức cấu tạo: biểu diễn thứ tự kết hợp của các nguyên tử trong phân tử.
1.8. Phản ứng hoá học.
- Là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
2. Phân biệt sự khác nhau 2.1 Nguyên tử và phân tử
Nguyên tử Phân tử
Định nghĩa Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dƣơng và lớp vỏ mang điện tích âm.
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
Cấu tạo - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi