8. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Cấu trúc của một tiểu môđun
Cấu trúc một tiểu môđun thƣờng gồm 3 hợp phần chính: - Mục tiêu của một tiểu môđun.
- Những nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và những chỉ dẫn để sinh viên có thể tự lực học tập đạt đƣợc mục đích
- Câu hỏi chuẩn bị đánh giá
Các hợp phần này có liên quan chặt chẽ với nhau nhƣ một dây chuyền sản xuất.
2.1.3.1. Mục tiêu của một tiểu môđun
Các mục tiêu của một tiểu môđun là những gì mà SV phải nắm đƣợc sau mỗi bài học. GV cũng căn cứ vào mục đích để theo dõi, hƣớng dẫn, kiểm tra đánh giá SV một cách cụ thể, chính xác.
Với hệ thống mục đích, yêu cầu của các tiểu môđun, tài liệu giảng dạy đƣợc biên soạn theo tiếp cận môđun trở nên khác căn bản hơn so với tài liệu biên soạn theo kiểu truyền thống vì nó chứa đựng đồng thời cả nội dung và PPDH.
2.1.3.2.. Nội dung, phương pháp dạy học
Phần thứ hai của một tiểu môđun là nội dung và PPDH tƣơng ứng để đạt đƣợc mục tiêu đã nêu trên.
Nội dung dạy học cần đƣợc trình bày chính xác, phản ánh đƣợc bản chất nội dung khoa học cần nghiên cứu. Tuy nhiên nó phải phù hợp với đối tƣợng SV. Vì vậy khi biên soạn nội dung dạy học trong mỗi tiểu môđun tôi phải xem xét đối tƣợng SV về các mặt:
- Kỹ năng đọc sách, đọc và hiểu các nội dung chƣơng trình
- Thái độ của họ với việc học tập bộ môn hoá đại cƣơng nhƣ thế nào - Thời gian dành cho tự học ở nhà và thời gian thảo luận trên lớp là bao nhiêu.
2.1.3.3. Câu hỏi chuẩn bị đánh giá
Đây là phần thứ ba của một tiểu môđun, đó là một số câu hỏi ngắn gọn. Những câu hỏi này giúp SV tự đánh giá kết quả học tập tiểu môđun. Nó đảm
35
bảo sự thống nhất giữa hai chức năng lĩnh hội và tự điều khiển quá trình học tập. Những câu hỏi này phải phản ánh đƣợc mục đích của mỗi tiểu môđun, đảm bảo cho SV kiểm tra, đánh giá đƣợc trình độ lĩnh hội của mình đối với tiểu môđun.
Mỗi tiểu môđun với cấu trúc nhƣ trên thì SV tự học thuận lợi hơn rất nhiều so với một phần tƣơng ứng trong tài liệu cũ. Vì khi bƣớc vào mỗi tiểu môđun SV đã đƣợc kiểm tra kết quả hoàn thành tiểu môđun trƣớc. Với mỗi tiểu môđun thì hệ thống mục đích, yêu cầu đã định hƣớng rõ nét cái mà SV cần phải học (phƣơng pháp dạy học cũ không có); tiêu chuẩn đánh giá sẽ xác định cái mà SV phải đạt. Nội dung dạy học trình bày trong tiểu môđun rõ ràng hơn, rành mạch hơn trong tài liệu cũ.
Chính nhờ các tiểu môđun mà việc học của tập thể SV đƣợc phân hoá. Qua mỗi tiểu môđun, việc học của tập thể SV lại đƣợc phân hoá một lần qua kiểm tra của GV. Đây là điểm cơ bản của một tài liệu mới.
Tiểu môđun là ''tế bào'' của môđun dạy học. Nó là phƣơng tiện chính yếu giúp SV tự học để từng bƣớc đạt dến mục tiêu. Học theo từng bƣớc một cách vững chắc là nguyên tắc của sự học tập nói chung, đồng thời cũng là một nguyên tắc căn bản của phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun.
Quá trình biên soạn tài liệu theo tiếp cận môđun cho thấy: Biết cách thiết kế các tiểu môđun trong từng bài học và biết biên soạn các tiểu môđun là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi ngƣời GV phải nắm vững nội dung chƣơng trình, nắm vững lý luận dạy học và có nhiều kinh nghiệm sƣ phạm. Để biên soạn một tiểu môđun đƣợc chính xác, đầu tiên ta hãy soạn phần mục tiêu tiếp đó đến phần đánh giá. Phần nội dung của mỗi tiểu môđun đƣợc soạn sau cùng.