Bảng đánh giá tài liệu biên soạn theo môđun

Một phần của tài liệu Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên trường Cao đẳng Nông Lâm (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.6.Bảng đánh giá tài liệu biên soạn theo môđun

♦ Mục đích của đánh giá tài liệu học phần HĐC biên soạn theo môđun là: - Xem tài liệu có dùng đƣợc không?

- Nếu dùng đƣợc thì có những ƣu, nhƣợc điểm gì so với tài liệu truyền thống đã có

- Bổ sung, sửa chữa, nâng cao chất lƣợng tài liệu.

♦ Hiện nay việc biên soạn tài liệu dạy học theo môđun còn mới mẻ và chúng ta chƣa có kinh nghiệm nhiều về mặt này. Vì vậy khi bắt đầu lập kế hoạch biên soạn tài liệu cũng nhƣ khi tài liệu đã biên soạn xong cần thông qua

37

tập thể GV hoặc lấy ý kiến chuyên gia để bổ sung, sửa chữa và hoàn chỉnh tài liệu trƣớc khi đƣa vào sử dụng thăm dò.

Qua quá trình sử dụng thăm dò sẽ phát hiện thêm những thiếu sót của tài liệu để tiếp tục hoàn thiện trƣớc khi sử dụng rộng rãi.

♦ Trong quá trình biên soạn tài liệu học phần HĐC theo môđun căn cứ vào khả năng dạy học của môđun, chúng tôi lập bảng đánh giá tài liệu do mình biên soạn. Có thể dùng bảng này để lấy ý kiến đánh giá của SV khi khi họ sử dụng tài liệu, hoặc xin ý kiến các chuyên gia khi cần đánh giá tài liệu

Bảng 2.1: Mẫu đánh giá tài liệu

TT Nội dung Đánh giá (%) (%) Không (%) một phần (%)

1 Tài liệu có đầy đủ thông tin cần thiết không? 2 Tài liệu có chính xác không?

3 Tài liệu trình bày có sáng sủa không? 4 Mục tiêu học tập có rõ ràng không?

5 Câu hỏi kiểm tra có bám sát mục tiêu không? 6 Trình bày có rõ cấu trúc nội dung không? 7 Trình tự hƣớng dẫn học tập có đúng không? 8 Từ ngữ có dễ hiều không?

9 Tài liệu có giúp cho việc rèn luyện kỹ nămg dạy học không?

10 Tài liệu có giúp cho sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức không?

38

2.1.7. Quy trình thiết kế và biên soạn môđun học phần hoá đại cương

Xác định nội dung hỗ trợ

Bộ môn hoá đại cƣơng Bộ môn hoá đại

ccƣơng

Ứng dụng và mở rộng trong dạy học học phần hoá đại cƣơng Bổ sung, chỉnh lý lần thứ hai

Lập danh mục môđun phụ đạo và mã số Xác định nội dung

chủ đạo

Học phần hoá đại cƣơng

Lập bảng quan hệ giữa các môđun Thiết kế nội dung và cách trình bày môđun,

tiểu môđun, môđun phụ đạo

Biên soạn và in ấn các loại môđun, tài liệu hƣớng dẫn

Thực nghiệm sƣ phạm

Nghiên cứu trình độ của sinh viên Lập danh mục môđun nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39

2.1.8. So sánh tài liệu học phần HĐC biên soạn theo môđun với tài liệu truyền thống

So sánh tài liệu học phần HĐC biên soạn theo môđun với tài liệu truyền thống ta thấy rằng:

♦ Tài liệu dạy học học phần HĐC theo kiểu truyền thống chủ yếu là giáo trình cơ sở HĐC, giáo trình này chỉ chứa nội dung dạy học.

Tài liệu dạy học học phần HĐC biên soạn theo môđun kèm theo những tài liệu khác tạo thành bộ phƣơng tiện dạy học gồm:

- Giáo trình HĐC biên soạn theo môđun - Hệ thống câu hỏi tự luận, trắc nghiệm - Hƣớng dẫn học tập học phần HĐC - Hƣớng dẫn giảng dạy học phần HĐC - Hệ thống các môđun phụ đạo.

Bộ tài liệu này không những chứa đầy đủ nội dung dạy học, thích hợp với một số lớn SV có trình độ khác nhau mà còn chứa cả PPDH. PPDH ở đây thể hiện ở các mệnh lệnh dạy học. Đó là các lời chỉ dẫn, các mục tiêu dạy học, hệ thống câu hỏi kiểm tra qua mỗi tiểu môđun và đáp án.

Việc lồng ghép cả nội dung và PPDH trong tài liệu học phần HĐC biên soạn theo môđun làm cho tài liệu có bƣớc phát triển về chất do đó làm tăng hiệu quả hƣớng dẫn SV tự học đồng thời chuẩn hoá đƣợc hoạt động dạy học bộ môn HĐC của giảng viên.

♦ Tài liệu học phần HĐC biên soạn theo kiểu truyền thống ít chú ý đến cấu trúc tổng thể của nội dung dạy học. Tài liệu học phần HĐC 1 biên soạn theo môđun đã trình bày cấu trúc toàn bộ nội dung dạy học, chỉ rõ mối liên hệ giữa các hợp phần của nội dung và cách tiếp cận.

Vì vậy mỗi SV khi bắt đầu học một môđun đều đƣợc chỉ dẫn quy trình học tập qua cấu trúc của từng môđun, qua bảng quan hệ giữa các môđun, qua hệ thống môđun phụ đạo và các tài liệu hƣớng dẫn. Khi đang học một phần

40

nào đó trong một môđun HĐC, nếu cần SV có thể chuyển sang nghiên cứu những nội dung hỗ trợ, rồi lại dễ dàng quay lại phần mình đang nghiên cứu. Nhƣ vậy SV bƣớc vào môđun, ra khỏi môđun, rồi lại trở về môđun đó rất linh hoạt, thuận lợi. Đây là cơ sở cho việc học tập theo kiểu phân hoá, cá thể hoá mà tài liệu cũ không thực hiện đƣợc.

♦ Với tài liệu biên soạn theo kiểu truyền thống chỉ bao gồm các phần nội dung chỉ đảm nhiệm chức năng thông tin mà không đảm nhiệm chức năng hƣớng dẫn học tập. Còn tài liệu biên soạn theo môđun bao gồm các tiểu môđun, mỗi tiểu môđun gồm 3 phần: mục tiêu, nội dung dạy học, câu hỏi để kiểm tra. Vì vậy SV tự học tập một tiểu môđun sẽ dễ dàng hơn tự học một nội dung tƣơng ứng trong tài liệu truyền thống. Đây là cơ sở để phối hợp thống nhất hoạt động dạy và hoạt động học, kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra, đáng giá và tự đánh giá. Nhờ có áp dụng tiếp cận môđun mà tài liệu học phần HĐC 1 trở nên sáng sủa hơn, nêu đƣợc ý nghĩa của nội dung dạy học, tạo đƣợc mối liên hệ ngƣợc bên trong và bên ngoài mật thiết hơn.

♦ Tài liệu biên soạn theo kiểu truyền thống nêu mục đích và yêu cầu chung chung, không phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa mục đích và yêu cầu, tức là không phân biệt cái phải đạt đƣợc với những tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện mục tiêu. Nhƣ vậy tác dụng hƣớng dẫn học tập cũng nhƣ giảng dạy đều bị hạn chế. Do mục tiêu dạy học không cụ thể, chính xác nên kế hoạch đánh giá và tự đánh giá thƣờng không trúng vào những vấn đề quan trọng của nội dung dạy học và thƣờng kém chính xác.

Tài liệu biên soạn theo môđun công bố trƣớc và thống nhất kế hoạch kiểm tra đánh giá công việc chuẩn bị bài ở nhà của SV trƣớc khi đến lớp thảo luận. Hệ thống mục tiêu dạy học đƣợc cân nhắc kỹ và đƣợc văn bản hoá và chính xác, đồng thời với kế hoạch kiểm tra đánh giá. Điều này làm cho việc đánh giá và tự đánh giá đƣợc tiến hành thuận lợi và chính xác.

41

Với hệ thống mục tiêu cụ thể trong từng tiểu môđun, sinh viên tự học vững chắc từng phần kiến thức đã đƣợc phân chia nhỏ. Cách tổ chức nội dung trí dục nhƣ vậy phù hợp với quy luật tâm lý học dạy học.

♦ Đối với tài liệu truyền thống, việc tự học của SV gặp nhiều khó khăn nên không tạo ra đƣợc quá trình dạy học theo kiểu phân hoá, cá thể hoá. Tài liệu biên soạn theo môđun tạo điều kiện thuận lợi cho SV tự học thành công. Nếu mỗi sinh viên đều tự học đƣợc thì sẽ đảm bảo tạo ra đƣợc dạy học theo kiểu phân hoá, cá thể hoá, tiến theo nhịp độ cá nhân. Chính điều này làm tăng năng suất và chất lƣợng học tập.

* Tóm lại: Nhờ ứng dụng tiếp cận môđun, tài liệu học phần HĐC đã có bƣớc đổi mới vì nó tích hợp đƣợc cả nội dung và PPDH hoá học đại cƣơng, đã văn bản hoá trong đó cả nội dung và PPDH. Đây là cơ sở để sinh viên tự học theo tài liệu với nhịp độ cá nhân có sự hƣớng dẫn của giảng viên khi cần thiết. Tài liệu hoá đại cƣơng biên soạn theo môđun là công cụ chính yếu để giải quyết những khó khăn hiện nay trong dạy học HĐC bởi vì nó thực sự tạo ra khả năng tổ chức dạy học theo kiểu phân hoá, cá thể, có hƣớng dẫn mà việc dạy học HĐC cần phải theo đuổi. Tài liệu HĐC 1 biên soạn theo môđun vừa có chức năng cung cấp thông tin dạy học vừa có chức năng nhƣ "ngƣời giảng viên" giúp đỡ từng SV học tập tại lớp cũng nhƣ tự học ở nhà. Tài liệu HĐC 1 biên soạn theo môđun đã thống nhất đƣợc trong nó mục đích, nội dung, PPDH và kế hoạch kiểm tra đánh giá SV.

2.2. Thiết kế PPDH học phần Hoá đại cƣơng 1 theo môđun

2.2.1. Những yêu cầu sư phạm đối với PPDH học phần Hoá đại cương 1 theo phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun theo phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun

2.1.1.1. Sinh viên học tập chủ động

SV chủ động học tập khi thấy rõ mục đích, tầm quan trọng và lợi ích của việc học học phần HĐC 1 đối với nghề nghiệp tƣơng lai của họ. Đây chính là nhân tố tạo nên động cơ bên trong thúc đẩy SV học tập chủ động.

42

Ngoài ra còn phải sử dụng nhân tố tạo nên động cơ bên ngoài. Muốn vậy phải tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, nghiêm túc đối với từng tiểu môđun.

2.1.1.2. Cho phản hồi kịp thời

Cho phản hồi kịp thời là chỉ bảo cho SV biết kết quả làm bài kiểm tra, để họ biết cái gì họ đã làm đƣợc, cái gì họ chƣa làm đƣợc, sai lầm là ở đâu, từ đó giúp cho họ tự điều khiển quá trình học tập của mình.

Trong quá trình hƣớng dẫn GV phải thƣờng xuyên theo dõi đƣợc công việc học tập của SV và chỉ bảo cho SV biết kết quả của họ trên cả 3 lĩnh vực: Tri thức, kỹ năng và thái độ, đồng thời chỉ cho họ những thiếu sót để học tập tốt hơn.

2.1.1.3. Tạo điều kiện cho sinh viên tự học với tốc độ, nhịp độ khác nhau

Trong quá trình học tập ở lớp và ở nhà SV phải tự học là chính, vì vậy cần khuyến khích SV làm việc với tốc độ khác nhau. Khuyến khích sáng kiến của SV trong học tập, đó là định hƣớng tái tạo, định hƣớng tìm tòi và định hƣớng chƣơng trình hoá. Giảng viên cũng cần sử dụng nhiều phƣơng pháp giảng dạy một cách linh hoạt, thích hợp với từng đối tƣợng sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.4. Đảm bảo tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ sảo

Đảm bảo tính vững chắc của việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ sảo bằng cách tăng cƣờng kiểm tra trong dạy học học phần HĐC 1. Khi học tập mỗi tiểu môđun SV đều tự kiểm tra khi bƣớc sang tiểu môđun khác. Đối với phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun, công sức chủ yếu của GV là ở khâu kiểm tra, chấm bài, trả bài chứ không phải lên lớp cho SV. Việc đánh giá SV phải có kế hoạch chu đáo, khoa học đảm bảo khách quan, chính xác.

2.1.1.5. Tạo bầu không khí làm việc

Khắc phục sự nhàm chán do tính đơn điệu của việc tự học phải tạo ra đƣợc niềm vui của nhận thức, của lao động sáng tạo trong quan hệ giữa các thành viên trong lớp, giữa GV và SV. GV phải thu xếp để mọi đề nghị, mọi sáng kiến đều đƣợc xem xét một cách cụ thể, bình đẳng. Phải trả lời các câu hỏi, thắc mắc của SV một cách tƣờng minh.

43

2.1.1.6. Giờ học phải được chuẩn bị một cách chu đáo

Trong quá trình nghiên cứu bài mới GV phải giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn mà SV cần giúp đỡ. SV phải chuẩn bị chu đáo bài ở nhà trƣớc khi lên lớp, nắm vững đƣợc mục tiêu học tập, nội dung học tập cần nghiên cứu.

2.2.2. Các bước tổ chức dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun

Quá trình dạy học này gồm các bƣớc sau: - Công tác chuẩn bị cho việc học một môđun - Hoạt động dạy học trƣớc một buổi học - Hoạt động dạy học một tiểu môđun tại lớp.

2.2.2.1. Công tác chuẩn bị cho việc học một môđun

- Chất lƣợng tài liệu biên soạn theo môđun và tài liệu hƣớng dẫn đóng vai trò quyết định chất lƣợng học tập của SV. Vì vậy phải tập trung công sức và trí tuệ tập thể để biên soạn. Mỗi tiểu môđun sẽ đƣợc in thành một bài phát để thuận lợi cho việc bổ sung vào chƣơng trình những kiến thức khoa học mới nhất. Đảm bảo mỗi SV đều có đủ tài liệu để học tập theo kiểu phân hoá, cá thể hoá .

- Để hƣớng dẫn SV học tập đƣợc tốt cần phải nắm đƣợc trình độ của họ. Bởi vì nắm đƣợc chất lƣợng "đầu vào" của SV thì mới biết đƣợc những gì cần phải hƣớng dẫn họ tự học khi bắt tay vào học một bài mới, tránh đƣợc tình trạng có một khoảng trống về kiến thức và kỹ năng mà SV không thể vƣợt qua đƣợc.

- Hƣớng dẫn SV học theo môđun: SV của chúng ta chƣa quen với phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun đòi hỏi SV có kỹ năng đọc sách, ghi chép, suy nghĩ trả lời câu hỏi và những yêu cầu khác. Vì vậy, trƣớc khi làm việc với tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun thì tiến hành hƣớng dẫn SV nhƣ sau:

44

+ Giới thiệu cấu tạo của tài liệu, cách sử dụng tài liệu. Đặc biệt chú ý tra cứu những chỗ khó hay những kiến thức cũ đã quên

+ Nêu những việc mà sinh viên cần chuẩn bị ở nhà

+ Phƣơng pháp học học phần hoá đại cƣơng 1 theo môđun.

2.2.2.2. Hoạt động tự học của sinh viên

SV tự học bài mới ở nhà với thời gian không quy định và phải nắm đƣợc những yêu cầu sau:

- Nắm đƣợc mục đích, nội dung bài học

- Trả lời trƣớc những câu hỏi, bài tập và các vấn đề tự đọc, tự nghiên cứu vào vở tự học

- Chuẩn bị nội dung cần thảo luận

- Dự kiến những vấn đề cần hỏi giáo viên.

2.2.2.3. Hoạt động dạy học học phần hoá đại cương 1 tại lớp

+ Hoạt động 1: GV kiểm tra kết quả chuẩn bị bài ở nhà của SV dƣới dạng hỏi đáp theo từng nhóm hoặc có thể phát những bài kiểm tra in sẵn để SV làm vào đó. Việc đánh giá kết quả chuẩn bị bài của SV đƣợc tiến hành bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (test), SV nào đạt yêu cầu thì bắt tay vào nghiên cứu nội dung bài mới, SV nào chƣa đạt thì tiếp tục xem lại bài sau một thời gian nhất định sẽ đƣợc kiểm tra lại. Nếu SV nào hoàn toàn chƣa chuẩn bị bài thì cho nghỉ buổi học đó và phải tự học bù để giờ sau GV kiểm tra và ghi sổ theo dõi, đánh giá ý thức học tập.

+ Hoạt động 2: GV chia nhóm, mỗi nhóm gồm 7 đến 10 SV. GV hƣớng dẫn SV thảo luận theo các nội có trong tài liệu tự học của SV.

+ Hoạt động 3: Mỗi nhóm cử SV đại diện phát biểu một vấn đề trong nội dung thảo luận. Các SV trong các nhóm khác đặt câu hỏi yêu cầu nhóm phát biểu trả lời.

+ Hoạt động 4: Qua phần trình bày và đặt câu hỏi của SV trong khi thảo luận GV có thể đánh giá đƣợc mức độ hiểu bài của SV. Qua đó GV bổ

45

sung, chính xác hoá những kết luận, hƣớng dẫn SV tra cứu những chỗ quên hoặc chƣa hiểu rõ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoạt động 5: GV tổng kết, rút kinh nghiệm về cách học và hƣớng dẫn SV tự kiểm tra.

Những môđun sau SV đã quen, GV yêu cầu tự học ở nhà nhiều hơn và đến lớp chỉ thảo luận, bổ sung, hoàn chỉnh và rút kinh nghiệm.

2.2.3. Hướng dẫn cách tự học theo môđun

Học phần HĐC 1 đƣợc biên soạn theo phƣơng pháp tiếp cận môđun để hƣớng dẫn SV tự học tập. Mỗi chƣơng đƣợc biên soạn thành một môđun, mỗi môđun có một mã số riêng.

Một phần của tài liệu Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên trường Cao đẳng Nông Lâm (Trang 43)