Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun

Một phần của tài liệu Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên trường Cao đẳng Nông Lâm (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun

1.3.2.1. Nội dung phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun

Nhờ các môđun học mà SV đƣợc dẫn dắt từng bƣớc để đạt tới mục tiêu dạy học. Nhờ nội dung dạy học đƣợc phân nhỏ ra từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống test, SV có thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng và thái độ trong từng tiểu môđun. Bằng cách này họ có thể tự học theo nhịp độ riêng của mình.

Trong phƣơng pháp này GV chỉ giúp đỡ SV khi cần thiết, chẳng hạn nhƣ: giải đáp các thắc mắc, sửa chữa những sai sót của SV, động viên họ học tập. Kết thúc mỗi môđun, GV phải đánh giá kết quả học tập của họ. Nếu đạt, SV đƣợc chuyển sang môđun tiếp theo. Nếu không đạt, SV thảo luận với GV về những khó khăn của mình và sẽ học lại một phần nào đó của môđun với nhịp độ riêng.

20

Phương pháp tự học theo môđun được thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1.2: Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun

GV giúp đỡ khi cần thiết Giới thiệu cách dùng môđun

SV nghiên cứu môđun thứ nhất để giải quyết vấn đề đã

đề ra

SV tự học tập theo nhịp độ riêng của mình

SV tự đánh giá bằng các test trung gian

GV đánh giá bằng các test kết thóc

Nghiên cứu môđun tiếp theo Không đạt

Đ

21

♦ Phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun đảm bảo tuân theo những nguyên tắc cơ bản của quá trình dạy học sau đây:

- Nguyên tắc cá thể hoá trong học tập.

- Nguyên tắc đảm bảo hình thành ở SV kỹ năng tự học từ thấp đến cao. - Nguyên tắc giảng viên thu thập thông tin về kết quả học tập của sinh viên sau quá trình tự học, giúp đỡ họ khi cần thiết, điều chỉnh nhịp độ học tập. Học theo môđun thuộc phƣơng pháp tổ chức dạy học chƣơng trình hoá.

1.3.2.2. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học ( cho một tiểu môđun).

Bao gồm:

Tên của tiểu mođun

1. Mục tiêu của tiểu mođun. 2. Tài liệu tham khảo

3. Hƣớng dẫn sinh viên tự học

4. Bài tập tự kiểm tra kiến thức của sinh viên (Bài kiểm tra lần 1) 5. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu (Thông tin phản hồi)

6. Bài tập tự kiểm tra đánh giá sau khi đã nghiên cứu thông tin phản hồi (Bài kiểm tra lần 2)

7. Bài tập áp dụng.

1.3.2.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun

Ưu điểm:

- Giúp SV học tập ở lớp và ở nhà có hiệu quả vì môđun là tài liệu tự học SV có thể mang theo mình để học tập bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào có điều kiện.

- Tạo điều kiện cho SV học tập với nhịp độ cá nhân, luyện tập việc tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn đề, do đó nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học thực tế.

- Tránh đƣợc sự tuỳ tiện của GV trong quá trình dạy học vì nội dung và phƣơng pháp dạy học đều đã đƣợc văn bản hoá.

22

- Cập nhật đƣợc những thông tin mới về khoa học và công nghệ do đó có điều kiện thuận lợi trong việc bổ sung nội dung mới và tài liệu dạy học (nhờ các môđun phụ đạo).

- Cho phép sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy, theo dõi kèm cặp một cách tối ƣu tuỳ theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ dạy học.

- Đảm bảo tính thiết thực của nội dung dạy học.

- Đảm bảo đƣợc tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vì ngƣời học tự chiếm lĩnh nó, đồng thời hình thành và rèn luyện đƣợc thói quen tự học để họ tự đào tạo suốt đời.

Nhược điểm:

- Việc thiết kế hệ thống môđun dạy học và biên soạn tài liệu dạy học theo môđun khá công phu và tốn kém. Cần khoảng 5 đến 7 giờ biên soạn môđun dạy học cho một giờ học [34].

- Đòi hỏi SV phải có động cơ học tập tốt, có năng lực học tập nhất định (vì tự học đòi hỏi họ có trình độ và sự nỗ lực cao hơn các phƣơng pháp học tập khác).

- Có thể nảy sinh tâm lý buồn chán do tính đơn điệu của việc tự học. - Không thích hợp với việc huấn luyện những kỹ năng làm việc theo kíp công tác.

1.3.2.4. Các tình huống sử dụng

Với những ƣu, nhƣợc điểm nói trên có thể sử dụng phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun trong các trƣờng hợp sau:

- Dạy học những nội dung có tầm quan trọng với nhiều đối tƣợng theo học (đặc biệt quan tâm đến các môn chung, các môn cơ bản và cơ sở chuyên ngành).

- Dạy học những nội dung, kiến thức có liên quan nhiều đến nội dung đã đƣợc học ở lớp dƣới các kiến thức nâng cao cập nhật không nhiều và không quá khó.

23

- Dạy học những nội dung có tính biến động cao, thƣờng xuyên phải đổi mới vì môđun có khả năng lắp ghép và tháo gỡ cho nên có nhiều thuận lợi trong việc thay đổi nội dung, chƣơng trình dạy học.

- Dạy học những nội dung mà tỉ lệ rèn luyện kỹ năng thực hành lớn. - Khắc phục những nhƣợc điểm của hệ thống dạy học cũ nhƣ: đồng loạt, không phân hoá, không tiến triển theo nhịp độ cá nhân.

- Đặc biệt rất phù hợp cho hình thức đào tạo giáo dục từ xa nếu kết hợp thêm với hình thức biên soạn tài liệu dạng mở.

1.3.2.5. Yêu cầu đối với sinh viên sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn để đạt hiệu quả học tập tốt:Có năng lực và kĩ năng tự học tốt

♦ Năng lực tự học

Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng vì tự học là chìa khoá tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập. Có năng lực tự học mới có thể học suốt đời đƣợc. Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tƣơng tự với chất lƣợng cao.

Năng lực tự học bao gồm: [48]

- Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề

Trong dạy học truyền thống, theo kiểu “bình quân - đồng loạt”, SV đƣợc “ru êm” bằng những bài thuyết trình của GV suốt từ học kì này sang học kì khác của năm học. SV ít khi đƣợc phát hiện vấn đề mới, mà thƣờng lặp lại hoặc phát hiện lại vấn đề đã đƣợc GV đƣa ra. Kiểu học nhƣ vậy kéo dài góp phần làm thui chột khả năng tự tìm kiếm, tự phát hiện của SV, trái với quan niệm về việc học “là sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị, bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài” hay là “một hành trình nội tại, đƣợc cắm mốc bởi kiến thức, phƣơng pháp tƣ duy và sự thực hiện tự phê bình, để tự hiểu bản thân mình”.

24

Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề đòi hỏi SV phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện tƣợng đƣợc tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chƣa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung, các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, khám phá...

- Năng lực giải quyết vấn đề: bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận.

- Năng lực xác định những kết luận đúng ( kiến thức, cách thức, con đường, giải pháp, biện pháp…) từ quá trình giải quyết vấn đề.

Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết). Trên thực tế có rất nhiều trƣờng hợp đƣợc đề cập đến trong lúc giải quyết vấn đề, nên SV có thể đi chệch ra khỏi vấn đề chính đang giải quyết hoặc lạc với mục tiêu đề ra ban đầu. Vì vậy hƣớng dẫn cho SV kĩ thuật xác định kết luận đúng không kém phần quan trọng so với các kĩ thuật phát hiện và giải quyết vấn đề. Các quyết định phải đƣợc dựa trên logic của quá trình giải quyết vấn đề và nhắm đúng mục tiêu.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới)

Kết quả cuối cùng của việc học tập phải đƣợc thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống, hoặc là SV vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phƣơng pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới. Cả hai đều đòi hỏi ngƣời học phải có năng lực vận dụng kiến thức.

- Năng lực đánh giá và tự đánh giá

Dạy học đề cao vai trò tự chủ của SV (hay tập trung vào ngƣời học), đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích (thậm chí bắt buộc) SV

25

đánh giá và tự đánh giá mình. Chỉ có nhƣ vậy, họ mới dám suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái hợp lí, cái có hiệu quả hơn.

♦ Các kĩ năng về tự học

Bao gồm: [48]

- Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hoá theo trình tự hợp lí, khoa học.

- Biết và phát huy đƣợc những thuận lợi, hạn chế những mặt non yếu của bản thân trong quá trình học ở lớp, ở nhà, ở thƣ viện, ở phòng thí nghiệm, ở cơ sở thực tế.

- Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện học tập (cơ sở vật chất, phƣơng tiện học tập, thời gian học tập...).

- Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phƣơng pháp học tập cho phép đạt hiệu quả học tập cao.

- Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, cả khoá học.

- Biết và sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận, tranh luận, xây dựng đề cƣơng, viết báo cáo, thu thập và xử lí tin.

- Biết sử dụng các phƣơng tiện học tập, đặc biệt là phƣơng tiện nghe nhìn và công nghệ thông tin.

- Biết lắng nghe và thông tin trí thức, giải thích tài liệu cho ngƣời khác. - Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.

- Biết kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập của bản thân và bạn học. - Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.

Một phần của tài liệu Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên trường Cao đẳng Nông Lâm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)