0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khả năng hiểu biết cảm xúc và lãnh đạo

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 5,6,7 (Trang 35 -35 )

Sự khác biệt giữa LĐ chuyển đổi (đổi mới) và LĐ giao dịch

5.6 Khả năng hiểu biết cảm xúc và lãnh đạo

• Liệu tâm trạng, cảm xúc nhà LĐ thể hiện trong công việc có ảnh hưởng đến hành vi và sự hợp lý của họ? Điều này có thể xảy ra. Người quản lý cửa hàng có tâm trạng tốt lúc làm việc, nhân viên bán hàng cung cấp dịch vụ khách hàng có chất lượng cao, ít nghỉ việc. Nhóm người LĐ có tâm trạng tích cực thì sự điều phối tốt hơn, nhóm LĐ có tâm trạng tiêu cực cần nhiều nỗ lực hơn; thành viên nhóm với nhà LĐ có tâm trạng tích cực thì chính họ cũng có tâm trạng tích cực; thành viên nhóm với nhà LĐ có tâm trạng tiêu cực sẽ có tâm trạng tiêu cực.

• Khả năng hiểu biết cảm xúc của nhà LĐ đóng vai trò quan trọng về sự hợp lý của LĐ. Nó giúp nhà LĐ phát triển tầm nhìn cho DN, khuyến khích cấp dưới cam kết với tầm nhìn này, tiếp sinh lực cho họ để làm việc nhiệt tình nhằm đạt tầm nhìn đó. Nó tạo điều kiện cho nhà LĐ phát triển sự định vị có ý nghĩa cho DN cũng như thấm nhuần sự tin tưởng và hợp tác trong toàn DN, trong khi vẫn duy trì được tính linh hoạt cần thiết để đối phó với điều kiện thay đổi.

• Khả năng hiểu biết cảm xúc cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nhà LĐ liên kết và làm việc với nhân viên của họ, đặc biệt khi cần sự động viên khích lệ cấp dưới sáng tạo. Sáng tạo trong DN là tiến trình đầy cảm xúc, khi thách thức nguyên trạng, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chấp nhận và nhận thức từ sai lầm, làm việc chăm chỉ hơn để đưa ý tưởng sáng tạo tới thành công với SP, dịch vụ, thủ tục, quy trình mới khi sự không chắc chắn gắn liền ở mức cao. Nhà LĐ có khả năng hiểu biết cảm xúc cao có thể hiểu được cảm xúc xung quanh nỗ lực sáng tạo, thức tỉnh và hỗ trợ những theo đuổi sáng tạo của cấp dưới, hỗ trợ tạo điều kiện cho sáng tạo phát triển mạnh trong DN.

• Nhà LĐ giống mọi người cũng mắc sai lầm. Khả năng hiểu biết cảm xúc giúp nhà LĐ đáp ứng thích hợp khi nhận ra sai lầm. Phát hiện ra, thừa nhận, nhận thức từ sai lầm đặc biệt quan trọng với nhà kinh doanh bắt đầu khởi nghiệp.

Chương 6

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 5,6,7 (Trang 35 -35 )

×