4. DN cạnh tranh để có khách hàng; đào tạo nhân viên đáp ứng nhu cầu khách hàng là sống còn đối với mọi DN, đặc biệt tổ chức dịch vụ Khi nhiều nước ngày càng hướng tới nền kinh
7.5 Hoạt động quản lý khủng hoảng toàn cầu
• Một thách thức nữa đối mặt nhà quản trị và DN quản trị khủng hoảng toàn cầu có nguyên nhân rơi vào ba phạm trù chính: nguyên nhân tự nhiên, nguyên nhân do con người gây ra, khủng bố quốc tế và những mâu thuẫn địa chính trị.
• Khủng hoảng do tự nhiên (lốc bão, sóng thần, động đất, nạn đói, dịch bệnh) tàn phá rất nhiều nước.
• Khủng hoảng do con người (trái đất ấm lên, ô nhiễm, tàn phá sinh thái tự nhiên hay môi trường) là vấn đề nghiêm trọng mà các DN và các nước phải xử lý. Ngành công nghiệp nặng (than và thép) gây ô nhiễm hàng triệu hecta đất ở tây Âu và châu Á; việc làm sạch cần tới hàng tỉ $. Rò rỉ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 xả chất phóng xạ vào không khí gấp 1.540 lần so với thảm họa ở Hiroshima; trên 50.000 người chết, nhiều người bị ảnh hưởng; trái đất ấm lên do xả cacbon dioxit và chất khí khác làm thảm họa tự nhiên thêm trầm trọng (những trận mưa lớn bất thường, mưa axit, hạn hán kéo dài; tàn phá các rải san hô, rừng, động vật, môi trường sống tự nhiên, các lớp băng ở hai cực co lại làm mực nước biển dâng).
• Gia tăng căng thẳng địa chính trị (do toàn cầu hóa) tạo nên thế cân bằng về quyền lực thế giới khi các nước và các vùng địa lý khác nhau cố gắng bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của riêng họ (tăng quyền lực mặc cả của các nước cung dầu lửa lớn). Điều này đưa nước Mỹ tới việc thực hiện các chiến lược chính trị toàn cầu, gồm cả chiến tranh chống khủng bố, đảm bảo sự sống còn của việc cung dầu lửa để bảo vệ lợi ích dân tộc. Các nước châu Âu hình thành các hợp đồng và liên minh với Nga để có nguồn cung khí ga tự nhiên, Nhật và Trung quốc thương lượng với Iran và Arập xêút. Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, các nhóm khủng bố dẫn tới việc thay đổi lớn về điều kiện chính trị, xã hội, kinh tế càng làm những kẻ cực đoan gây ảnh hưởng tới toàn bộ các nước và các nền văn hóa.
• Quản trị đóng một vài trò quan trọng giúp con người, các tổ chức, các nước phản ứng lại khủng hoảng toàn cầu vì nó cung cấp các bài học về lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát như thế nào các nguồn lực cần thiết để vừa ngăn chặn vừa đáp lại một cuộc khủng hoảng thật hiệu quả. Quản trị khủng hoảng liên quan tới việc đưa ra những lựa chọn quan trọng về việc làm thế nào để
(1) tạo ra các nhóm nhằm tạo điều kiện ra quyết định và thông tin nhanh,
(2) thiết lập chuỗi mệnh lệnh thuộc tổ chức và báo cáo các mối quan hệ cần thiết để sẵn sàng có hành động phản ứng nhanh,
(3) tuyển mộ, lựa chọn đúng người để lãnh đạo và làm việc trong các nhóm.
(4) phát triển các chiến lược mặc cả và thương lượng để quản lý xung đột xuất hiện bất cứ khi nào mọi người, các nhóm có lợi ích và mục tiêu khác nhau.
• Việc các nhà quản trị ra những quyết định như vậy tốt như thế nào sẽ xác định sự phản ứng hiệu quả đối với một cuộc khủng hoảng có thể được thực hiện nhanh như thế nào, và điều này đôi khi ngăn được hoặc làm giảm đi tính nghiêm trọng của chính cuộc khủng hoảng đó