Sự khác biệt giữa LĐ chuyển đổi (đổi mới) và LĐ giao dịch
5.5 Giới tính và lãnh đạo
• Ngày nay nhiều phụ nữ hơn ở vị trí quản lý so với 10 năm trước, nhưng vẫn còn ít phụ nữ vào ban quản trị CC, thậm chí cấp trung gian.
• Khi phụ nữ vào vị trí quản trị CC, sự chú ý đặc biệt tập trung vào họ, vì họ là phụ nữ. Số nữ CEO của những công ty lớn vẫn còn rất hiếm; người có vị trí rất cao, như Meg Whitman cựu CEO của eBay, Judy McGrath của MTV Networks, và Andrea Jung của Avon là rất nổi tiếng. Trong khi phụ nữ đã chắc chắn vào những vị trí LĐ trong các tổ chức, thì họ tiếp tục bị cho là không thích hợp vào những vị trí lãnh đạo CC.
• Khuôn mẫu phổ biến của phụ nữ là người chăm sóc, trợ giúp, quan tâm đến mối quan hệ cá nhân. Nam giới có khuôn mẫu là người quản lý, tập trung vào hoàn thành nhiệm vụ. Các khuôn mẫu đó cho thấy, LĐ nữ có xu hướng là nhà quản trị có định hướng quan hệ nhiều hơn, có hành vi quan tâm nhiều hơn, LĐ nam có định hướng nhiệm vụ, có hành vi đề xướng cấu trúc nhiều hơn.
• Liệu hành vi nhà quản trị nữ và nam thực tế chứng tỏ những khuôn mẫu này? Liệu nữ LĐ khác với nam LĐ? Liệu nhà quản trị nữ hay nam là LĐ hợp lý hơn? • Nhà quản trị nam hay nữ ở vị trí LĐ đều hành động như nhau. Nữ không có nhiều quan tâm hơn nam, nam không có nhiều hành vi đề xướng cấu trúc hơn nữ. • Phong cách LĐ thay đổi giữa nữ và nam. LĐ nữ tham gia cùng nhân viên ra quyết định, tìm kiếm đóng góp đầu vào của họ nhiều hơn so với nam. LĐ nam ít tham gia cùng nhân viên hơn so với LĐ nữ, họ tự ra quyết định, làm mọi việc theo cách riêng nhiều hơn. Nam khắc nghiệt hơn khi phạt nhân viên so với nữ.
• Lý do tại sao LĐ nữ tham gia cùng nhân viên nhiều hơn LĐ nam:
1. Cấp dưới chống lại ảnh hưởng của LĐ nữ nhiều hơn so chống lại ảnh hưởng của LĐ nam. Một số nhân viên chưa từng báo cáo cho phụ nữ nào; Một số nhìn không đúng vai trò quản trị cho rằng vai trò đó phù hợp với nam hơn là nữ; và một số chống lại sự LĐ bởi phụ nữ. Để vượt qua được sự chống đối này và khích lệ sự tin tưởng, tôn trọng của cấp dưới, LĐ nữ chấp nhận cách tiếp cận tham gia cùng nhân viên.
2. Đôi khi họ có kỹ năng quan hệ cá nhân tốt hơn LĐ nam. Tham gia cùng nhân viên để LĐ yêu cầu sự tương tác và tâm trí ở mức cao giữa nhà quản trị và cấp dưới, nhạy cảm với cảm xúc của cấp dưới, khả năng ra quyết định, điều đó không phổ biến ở cấp dưới nhưng cần thiết để đạt mục tiêu. Kỹ năng quan hệ cá nhân tốt giúp LĐ nữ tương tác hợp lý với cấp dưới. Trong chừng mực nào đó, LĐ nam có khó khăn trong việc quản trị các mối quan hệ cá nhân, thiếu mối tương tác với cấp dưới ở mức cao, điều cần thiết để tham gia thực sự.
• Điều cốt yếu là các nhà quản trị nam và nữ LĐ không khác nhau quá nhiều trong thể hiện hành vi LĐ. Dù có thể tham gia nhiều hơn, nhưng LĐ nữ không phải có nhiều hay ít hơn mối quan tâm về đề xướng cấu trúc so với LĐ nam. • Liệu nhà quản trị nam và nữ khác nhau trong hành vi LĐ có khác nhau về sự
hợp lý? Giữa các kiểu bố trí tổ chức khác nhau, nhà quản trị nam và nữ có tính hợp lý như nhau với vai trò LĐ. Không có nền tảng lôgíc nào về khuôn mẫu thiên về nhà quản trị và LĐ nam, hay sự tồn tại “trần thủy tinh” (“glass ceiling”- chướng ngại vô hình ngăn phụ nữ tiến bộ). Vì nam giới và nữ giới đều có tính hợp lý như nhau dưới vai trò LĐ, nên sự tăng lên số phụ nữ trong LLLĐ dẫn đến có nhiều ứng cử viên có chất lượng cao hơn cho vị trí quản lý trong tổ chức, làm nâng cao sự hợp lý của tổ chức.