Bảng 3.5: Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội mua dâm người chưa thành niên so sánh với nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em
3.2.1. Quy định tội mua dâm ngƣời chƣa thành niên là tội phạm trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời
"Mua dâm" là hiện tượng tiêu cực trong xã hội, gắn liền với hiện tượng "bán dâm", đó là một hình thức của tệ nạn mãi dâm - tệ nạn xã hội. Vì
vậy, mua dâm gây ảnh hưởng không tốt đến trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và là điều kiện thúc đẩy các tệ nạn khác phát triển, cần phải xử lý, đấu tranh với hiện tượng này. Trường hợp mua dâm thông thường, theo quy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 người mua dâm sẽ bị xử lý như sau:
Điều 22. Xử lý đối với người mua dâm
1. Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Đây là biện pháp xử phạt hành chính - cảnh cáo hoặc phạt tiền, là loại chế tài mang tính chất giáo dục và thuyết phục. Tuy nhiên, trong trường hợp mua dâm người chưa thành niên thì người mua dâm là tội phạm và phải chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự. Bởi vì, trong trường hợp này đối tượng bán dâm đặc biệt hơn, đó là những người chưa thành niên - những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần. Do đó việc họ chấp nhận bán dâm, có thể vì nhận thức còn hạn chế, không lường trước được hậu quả xảy ra với bản thân mình.
Như vậy, mua dâm nói chung và mua dâm người chưa thành niên nói riêng đều ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, trái với truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc ta. Tuy nhiên, với việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong đó có trẻ em, pháp luật hình sự đã quy định hành vi mua dâm người chưa thành niên là tội phạm và người phạm tội phải bị xử lý bằng chế tài hình sự - chế tài nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật, là hoàn toàn hợp lý. Theo ý kiến của tác giả, mặc dù tội phạm này xâm phạm đến trật tự công cộng, truyền thống văn hóa của dân tộc, thông qua hành vi mua dâm người chưa thành niên, sẽ làm gia tăng các tệ nạn khác trong xã hội, đó là hậu quả lâu dài nhưng quan trọng nhất là tội phạm này trực tiếp xâm hại đến quyền được bảo vệ của người chưa thành niên. Do đó, nên quy định tội mua dâm người chưa thành niên trong nhóm các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ở Chương XII của Bộ luật hình sự, thể hiện quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền con người (trong đó có người chưa thành niên) của Đảng và Nhà nước ta.
3.2.2. Quy định khoa học, thống nhất khái niệm "mua dâm" trong hệ thống pháp luật hình sự hệ thống pháp luật hình sự
Nghiên cứu lịch sử lập pháp của tội mua dâm người chưa thành niên, chúng ta có thể nhận thấy rằng: Chỉ sau khi Bộ luật Hình sự năm 1985 sửa đổi lần thứ 4 vào năm 1997, hành vi mua dâm người chưa thành niên mới bị coi là tội phạm. Tội phạm này được quy định cụ thể trong một điều luật (Điều 202a) và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tại Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 1999. Cho đến nay, mặc dù cũng có một số văn bản đưa ra định nghĩa mua dâm nói chung hoặc mua dâm người chưa thành niên nói riêng (Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT ngày 02/01/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ "Về sửa đổi và bổ sung một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1985"; Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003)
nhưng chưa có một văn bản chính thức nào, mang tính chất pháp lý hình sự quy định, hướng dẫn cụ thể khái niệm chuẩn và thống nhất về "mua dâm". Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các quan điểm khác nhau về hành vi mua dâm, thời điểm hoàn thành của tội mua dâm người chưa thành niên. Từ đó, gây ra nhiều thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật hình sự về tội phạm này.
Nghiên cứu thực tiễn xét xử tội mua dâm người chưa thành niên từ năm 2001 đến năm 2008, cho thấy rằng: Viện kiểm sát chỉ truy tố và tòa án chỉ xét xử những trường hợp mua dâm người chưa thành niên đã có việc thực hiện hành vi giao cấu. Trong trường hợp người mua dâm bị bắt quả tang nhưng chưa thực hiện hành vi giao cấu với người chưa thành niên, viện kiểm sát không truy tố, tòa án không xét xử. Việc này được lý giải rằng người chưa thành niên chưa bị xâm phạm tình dục, chưa có hành vi giao cấu trên thực tế, vì vậy cơ quan điều tra không xử lý người mua dâm. Theo tác giả, xử lý như
vậy là hoàn toàn không hợp lý. Vì, với tội phạm này, người mua dâm đã có sự thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất nào đó, đổi lại (nhằm) để giao cấu với người chưa thành niên. Mặc dù, chưa thực hiện được hành vi giao cấu trên thực tế đã bị phát hiện nhưng rõ ràng người mua dâm đã có sự thỏa thuận mua dâm, đó đã là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Mặt khác, lý do đưa ra để giải thích việc cơ quan điều tra không xử lý khách mua dâm là "chưa thực
hiện hành vi giao cấu", nhưng nếu, không bị cơ quan chức năng phát hiện,
không thể chắc chắn rằng không có hành vi giao cấu sẽ xảy ra. Chính vì vậy, có hay không có hành vi giao cấu trong tội mua dâm người chưa thành niên cũng cần thiết phải trừng trị người mua dâm trong trường hợp này. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thỏa thuận nói trên còn thể hiện đặc biệt rõ trong các trường hợp khách mua dâm có nhu cầu "mua trinh" trẻ em nói riêng hay "mua trinh" người chưa thành niên nói chung. Có thể nói đây là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ: Vụ án trung tá Hoàng Trường S., phó trưởng công an thị xã Cao Bằng mua trinh trẻ em thông qua "má mì" Lương Thị Dn [51]; hay vụ án Lưu Quang V., Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Sơn Tây - Hà Tây (cũ - nay là Hà Nội) mua trinh trẻ em [51]. Đây là những vụ án điển hình, mặc dù, đã bị phát hiện và đưa ra xét xử. Nhưng phần nào cũng cho chúng ta thấy được rằng việc mua dâm người chưa thành niên nói chung hay "mua trinh" trẻ em có tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho xã hội. Đối tượng mua dâm đa dạng từ người làm thuê, lái xe ôm cho đến trí thức thậm chí là cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Rõ ràng, họ nhận thức được hành vi mua dâm với đối tượng chưa thành niên là không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, đồng thời cũng là điều kiện làm gia tăng các tệ nạn khác trong xã hội. Bên cạnh đó, hành vi mua dâm còn xâm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em nói riêng và người chưa thành niên nói chung. Vì vậy, cần thiết phải xử lý người mua dâm người chưa thành niên ngay cả trong trường hợp do bị các cơ quan chức năng phát hiện mà chưa thực hiện hành vi giao cấu với người chưa thành niên.
Theo Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT ngày 02/01/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ thì hành vi mua dâm người chưa thành niên được hiểu "Là hành vi của người phạm tội
dùng vật chất mua chuộc người chưa thành niên để người chưa thành niên đồng ý cho giao cấu". Định nghĩa này cũng còn nhiều điểm hạn chế mà chúng
ta có thể nhận thấy như sau: "Vật chất" được kể đến trong hành vi mua dâm phải được hiểu như thế nào? Và bao gồm những gì? Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn sử dụng thuật ngữ "mua chuộc" trong trường hợp này là chưa khoa học. Việc định nghĩa thế nào mà "mua chuộc" cũng rất trừu tượng. Vì vậy, sẽ gây khó hiểu trong quá trình nhận thức và áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, quy định "người chưa thành niên đồng ý cho giao cấu" phải được hiểu như thế nào? Trên thực tế giữa người mua dâm và người bán dâm chưa thành niên đã thực hiện hành vi giao cấu hay chưa? Do đó, định nghĩa về "mua dâm người chưa thành niên" trong trường hợp này cần phải được quy định chặt chẽ và cụ thể hơn nữa.
Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và một số quan điểm phổ biến hiện nay:"Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác
trả cho người bán dâm để được giao cấu". Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định
nghĩa này, chúng ta chưa thể xác định được: Vấn đề "trả cho người bán dâm" tiền hoặc lợi ích vật chất là trả khi nào? Trước hay sau khi thực hiện hành vi giao cấu. Bên cạnh đó, định nghĩa mô tả "để được giao cấu" chưa thể phân biệt được có hay không việc người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu. Câu hỏi đặt ra là: Giao cấu có phải là hành vi bắt buộc khi "mua dâm" hay không?". Từ đó, về vấn đề thời điểm hoàn thành tội phạm của tội mua dâm người chưa thành niên, có hai nhóm quan điểm khác nhau. Một nhóm quan điểm cho rằng: "tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành
vi giao cấu với người chưa thành niên trên cơ sở đánh đổi hành vi bằng lợi ích vật chất" [17]. Tuy nhiên, một số tác giả lại quan niệm: "hành vi mua dâm là sự thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người chưa thành niên
để thực hiện hành vi giao cấu với người đó, đây là tội phạm có cấu thành hình thức. Vì vậy, tội phạm hoàn thành từ lúc người phạm tội có hành vi mua dâm, không cần phải có sự giao cấu và kết thúc về mặt sinh lý" [12]. Đây là
hai nhóm quan điểm hoàn toàn đối lập nhau, vấn đề này cũng không đề cập nhiều khi nghiên cứu về tội mua dâm người chưa thành niên.
Trên cơ sở định nghĩa chưa thống nhất về mua dâm, dẫn đến việc quy định khác nhau về định nghĩa tội mua dâm người chưa thành niên:
Tội mua dâm người chưa thành niên là hành vi dùng tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người chưa thành niên và thực hiện hành vi giao cấu với họ [36, tr. 257]. Trong trường hợp này rõ ràng "mua dâm" bao gồm hành
vi trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác và hành vi giao cấu.
Hay: "Mua dâm người chưa thành niên là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích
khác để trả cho người bán dâm dưới 18 tuổi để được giao cấu" [22, tr. 375].
Với định nghĩa này chưa thể giúp chúng ta phân biệt "để được giao cấu" là
"giao cấu" hay "nhằm (mục đích) giao cấu". Vì vậy, có những cách hiểu khác nhau về thời điểm hoàn thành của tội phạm. Mặt khác, ở đây, tác giả lại cho rằng ngoài tiền, người mua dâm có thể dùng "lợi ích khác để trả cho người chưa thành niên". Quy định này, chưa thực sự phù hợp, vì "lợi ích khác" cũng rất khó xác định. Có thể là lợi ích vật chất, hay cũng có thể là các lợi ích phi vật chất. Không phải trong mọi trường hợp sự trao đổi lợi ích phi vật chất để giao cấu với người chưa thành niên đều là hành vi mua dâm.
Ví dụ: H 15 tuổi, bố mẹ ly hôn. H ở với mẹ. Thấy mẹ có biểu hiện thân thiết với Y 37 tuổi, H rất buồn và bực tức. Lợi dụng điều này, Y chủ động gặp H, thỏa thuận nếu H đồng ý giao cấu với mình thì Y sẽ không quan hệ thân thiết với mẹ H nữa. H đồng ý. Trong tình huống này Y cũng có sự thỏa thuận trao đổi lợi ích, nhưng không phải là lợi ích vật chất để giao cấu với H. Nhưng trường hợp này Y phạm tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật Hình sự năm 1999).
Như vậy, các định nghĩa kể trên, về cơ bản đã nêu lên được sự thỏa thuận giữa người mua dâm và người bán dâm - người chưa thành niên. Tuy nhiên, lại chưa có sự rõ ràng và thống nhất.
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rằng, mục đích của việc bổ sung hành vi mua dâm người chưa thành niên với tư cách là một tội phạm độc lập, quy định trong Bộ luật hình sự là nhằm trừng trị những người có hành vi tình dục không lành mạnh với người chưa thành niên, xâm phạm truyền thống văn hóa của dân tộc, trật tự xã hội, xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý cụ thể là tình dục của người chưa thành niên. Chính vì vậy, để cụ thể hóa nhiệm vụ của Bộ luật hình sự "nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm" khi quy định tội phạm này, cần phải có sự quy định chặt chẽ, cụ thể và chi tiết hơn.
Theo quan điểm của tác giả có thể xây dựng tội mua dâm người chưa thành niên trong Bộ luật hình sự theo hai hướng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nếu giữ nguyên quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì cần thiết phải có giải thích rõ ràng và thống nhất về hành vi mua dâm. Theo ý kiến của tác giả, có thể xây dựng định nghĩa về mua dâm như sau: Mua dâm là sự thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người
bán dâm nhằm giao cấu với người đó.
Trong mua dâm, việc giao cấu hoặc nhằm mục đích giao cấu đều thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi, đặc biệt tính nguy hiểm tăng lên trong trường hợp mua dâm người chưa thành niên. Vì vậy, việc quy định hành vi mua dâm thống nhất và cụ thể sẽ là cơ sở quan trọng trong quá trình giải thích và áp dụng pháp luật. Trên cơ sở quy định về hành vi mua dâm nói chung, sẽ là căn cứ để áp dụng trong trường hợp mua dâm người chưa thành niên.
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể định nghĩa mua dâm người chưa thành niên như sau: Mua dâm người chưa thành niên là sự thoả thuận trả tiền
hoặc lợi ích vật chất khác cho người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm giao cấu với người đó.
Định nghĩa như vậy là rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm này trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, thể hiện sự nhất quán về mặt lý luận đối với những tội có cấu thành hình thức quy định trong Bộ luật hình sự.
Thứ hai, có thể quy định chi tiết "Tội mua dâm người chưa thành niên" trong Bộ luật Hình sự như sau:
1. Người nào thỏa thuận trả tiền hoặc các lợi ích vật chất khác nhằm giao cấu với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
…
Việc quy định cụ thể, rõ ràng và nghiêm khắc như trên, sẽ góp phần răn đe, giáo dục và cải tạo không chỉ người phạm tội mà còn thức tỉnh những người lợi dụng người chưa thành niên để thực hiện các hành vi trái pháp luật nói chung và tội phạm nói riêng, trong đó có tội mua dâm người chưa thành niên.
KẾT LUẬN
"Mua dâm" là hiện tượng ra đời sớm và tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta "mua dâm" là một hình thức của nạn mãi dâm - hiện tượng bị dư luận xã hội lên án và bị pháp luật nghiêm cấm. Đặc biệt với hành vi mua dâm người chưa thành niên, pháp luật hình sự quy định là tội phạm. Tội phạm này xâm hại đến trật tự, an toàn công cộng, tạo điều kiện cho các tệ nạn khác trong xã hội phát triển. Đồng thời xâm hại đến truyền thống, văn hóa dân tộc cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên