Khung hình phạt tăng nặng thứ hai (khoản 3 Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 1999)

Một phần của tài liệu Tôi mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 61)

luật Hình sự năm 1999)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đây là khung hình phạt cao nhất xử lý người phạm tội mua dâm người chưa thành niên chứng tỏ quan điểm của các nhà làm luật về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi này với xã hội. Các trường hợp cụ thể là:

a) Phạm tội nhiều lần đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Đây là trường hợp được hiểu tương tự như tình tiết "phạm tội nhiều lần" tại điểm a và tình tiết "mua dâm trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi" tại điểm b khoản 2 của điều luật. Trong trường hợp này, người phạm tội đã thực hiện hành vi mua dâm nhiều lần đối với cùng một đối tượng hoặc các đối tượng khác nhau trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội

Tình tiết này mới được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 do nhu cầu và thực tế xã hội đặt ra. Đầu những năm 1990, số lượng người nhiễm HIV ở Việt Nam có xu hướng gia tăng. Cho đến nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc chữa và đang ở tình trạng báo động, hậu quả không chỉ để lại cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, tại Bộ luật Hình sự năm 1999 các nhà làm luật bắt đầu bổ sung tình tiết tăng nặng này để đảm bảo pháp luật gắn liền với thực tiễn và giải quyết được những quan hệ xã hội mới phát sinh.

Người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội tức là người phạm tội ý thức được rõ rằng mình bị nhiễm HIV, một căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường tình dục nhưng vẫn thực hiện hành vi mua dâm người chưa thành niên. Việc giao cấu với người chưa thành niên dẫn đến khả năng rất lớn là người phạm tội sẽ lây truyền HIV cho người chưa thành niên, hậu quả này rất nghiêm trọng, cần thiết phải bị xử lý nghiêm khắc.

Khi áp dụng tình tiết này cần lưu ý: điều luật ghi nhận rằng "biết mình bị nhiễm HIV" là đã có đủ cơ sở để áp dụng tình tiết này, vì vậy không cần xác định thực tế, người chưa thành niên có bị lây truyền HIV hay không.

Ví dụ:

Nguyễn Văn T do nghiện ma túy, tiêm chích, nên sau đi xét nghiệm đã biết mình bị nhiễm HIV. Trong lúc chán đời, T và đồng bọn đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội trong đó có hành vi mua dâm Đào Thị H - 17 tuổi. Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm xác định H không bị lây nhiễm HIV. Cho dù vậy, T vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại điểm b khoản 3 Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý rằng, sự phức tạp của việc áp dụng tình tiết này chính là do tình tiết được áp dụng dựa trên ý chí chủ quan của người phạm tội, biết hoặc không biết mình bị nhiễm HIV, chứ không phải xác định dựa trên yếu tố khách quan người phạm tội có bị nhiễm HIV thực tế hay không. Chính vì vậy, xác định tình tiết này cần phải có sự cẩn trọng, có thể căn cứ vào nhiều yếu tố như lời khai của người thân, của cơ sở y tế, tâm lý người phạm tội trước khi thực hiện hành vi…

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên

Cũng giống như quy định tại điểm c khoản 2. Tuy nhiên, ở khoản 3 khung hình phạt nặng hơn nên cũng có quy định về mức độ tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân cao hơn, đó là "tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên". Việc gây

tổn hại từ 61% trở lên là trường hợp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nạn nhân do đó, người phạm tội trong trường hợp này cần phải xử lý một cách nghiêm khắc hơn.

Một phần của tài liệu Tôi mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)