Thực tiễn định tội danh

Một phần của tài liệu Tôi mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72)

Bảng 3.5: Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội mua dâm người chưa thành niên so sánh với nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em

3.1.1. Thực tiễn định tội danh

Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người đã phạm tội gì, theo điều luật nào của Bộ luật hình sự hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã được thực hiện [19]. Định tội danh đúng có ý

nghĩa rất quan trọng trong vụ án hình sự, bởi vì đó là cơ sở đầu tiên cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, người áp dụng sẽ quyết định được hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó. Vì vậy, định tội danh được xác định như là tiền đề để quyết định hình phạt đúng đắn, khách quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Trong trường hợp định tội danh không chính xác sẽ dẫn đến sai lầm trong việc kết án, có thế xử lý oan người vô tội, để lọt tội phạm, mức độ xử phạt có thể không tương xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc xử lý hình sự sai lầm sẽ vi phạm pháp chế, xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp… Chính vì vậy, việc định tội danh đúng sẽ là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo cho quá trình xét xử được đúng đắn, chính xác, đảm bảo cho các quy định của Bộ luật hình sự thực sự đi vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội.

Trên thực tế, do các quy định của pháp luật về tội mua dâm người chưa thành niên cũng tương đối rõ ràng, năng lực của các chủ thể tiến hành tố

tụng ngày càng được nâng cao dưới sự tổng kết, hướng dẫn xét xử của Tòa án Nhân dân Tối cao nên hầu hết các Tòa án đã định tội danh một cách chính xác, áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ:

Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Minh Tr, 41 tuổi, thường trú ở số 9 Thi Sách, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên. Đây cũng là văn phòng Công ty TNHH Xây dựng Nguyên Tr do Nguyễn Minh Tr làm Giám đốc. Ngoài ra, Tr còn mở nhà hàng Sóng Biển ở số 17 Lý Thái Tổ, phường Mỹ Long.

16h30 ngày 16/9/2007, Tr và Mai Hoàng A (H) rủ Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị Mỹ H đến quán Vườn Lan uống bia rồi chuyển sang điểm karaoke Xuân Hương để hát.

Do lạc nhau nên khoảng 30 phút sau, Tr mới đến tính tiền rồi chở L về. Trên đường đi, Tr bị Cảnh sát giao thông chặn xe phạt vi phạm do không đội mũ bảo hiểm nên L phải xuống xe đi bộ đến ngã tư Đèn 4 ngọn chờ Tr nộp phạt.

Khi giải quyết xong việc nộp phạt, Tr đến đón L đi vào khách sạn Phú Gia thuê phòng 102 để quan hệ tình dục. Lúc này là 20h30. Đến hơn 21h, Tr cho L 200.000đ. L nhận tiền nhưng lại điện thoại báo gia đình đến Công an phường Mỹ Long tố cáo Nguyễn Minh Tr hiếp dâm trẻ em.

Sau khi khởi tố vụ án và tiến hành điều tra, cơ quan Công an đã có đủ chứng cứ kết luận không có việc hiếp dâm. Theo giấy khai sinh của Nguyễn Thị L thì L mới hơn 14 tuổi nhưng theo kết quả giám định pháp y của Phân viện Khoa học hình sự ngày 26/9/2007 thì tại thời điểm này L có độ tuổi từ 15 năm 9 tháng đến 16 năm 3 tháng.

Do vậy, cơ quan điều tra Công an TP Long Xuyên đã khởi tố vụ án, tạm giam Nguyễn Minh Tr về tội danh "Mua dâm người chưa thành niên" [51] là có căn cứ và chính xác.

Bên cạnh đó, trong nhiều vụ án, Tòa án đã căn cứ vào tình tiết khách quan của vụ án để định tội danh.

Ví dụ:

Tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Vũ Minh Th (27 tuổi), Nguyễn Thế L (21 tuổi) mức án 17 năm tù, Trịnh Duy Kh (28 tuổi) 12 năm, Nguyễn Thế H (25 tuổi, cùng ngụ quận 8) 9 năm tù về tội "hiếp dâm trẻ em".

Khuya 25/11/2006, sau một chầu nhậu, Th rủ thêm 5 người nữa hùn tiền kiếm gái về "vui vẻ". Sau khi chuẩn bị tiền, Th và bạn đến khu vực Bưu điện quận 5, tìm được Ln, thỏa thuận giá 200.000 ngàn đồng để "phục vụ" 3 người.

Khi chở cô gái đến bãi đất trống gần Đài liệt sĩ (quận 8), Ln thấy đông người, không giống như thỏa thuận ban đầu nên một mực từ chối. Một thành viên trong nhóm Th thấy mệt nên "từ giã cuộc vui" về trước.

Thấy Ln không chịu "thực hiện hợp đồng", 5 thanh niên ép cô vào khu vực đầm lầy gần đó. Lợi dụng sơ hở, Ln vừa bỏ chạy vừa kêu cứu nhưng không thoát. Tên H còn giáng một bạt tai và dùng một tảng đá dọa "đập vỡ đầu" cô gái nhưng được mọi người can ngăn.

Do quá sợ hãi, Ln đành phải "chiều" L trước. Còn Th, Kh và H thì đứng ngoài chờ đến lượt mình. Khi Th đang thực hiện hành vi giao cấu với cô gái thì bị lực lượng an ninh phát hiện và bắt giữ. Riêng H đã nhanh chân trốn thoát.

Tại tòa sáng nay, tất cả 4 bị cáo đều kêu oan vì cho rằng mình chỉ có hành vi "mua dâm" chứ không phải "hiếp dâm". Việc Ln chỉ mới hơn 14 tuổi, các bị cáo nại "do không biết được tuổi thật". Đồng quan điểm, cả 4 luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng đề nghị tòa xử lý những người này về hành vi "giao cấu với trẻ em".

Có mặt trong phiên xét xử, Ln xin thay đổi toàn bộ lời khai tại cơ quan điều tra. "Do lúc bị bắt sợ các chú công an cho bố mẹ biết mình là gái bán dâm sẽ bị "sốc" nên đã đổ hết tội cho các anh này. Nhưng giờ thấy tội nghiệp quá nên xin khai lại sự thật là do tôi đồng ý bán dâm cho họ...". Ngoài ra,

người giám hộ của cô này cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo và không yêu cầu được bồi thường danh dự.

Tuy nhiên, tòa xét thấy, vụ án trên đã được trả hồ sơ điều tra lại đến 2 lần. Các lời khai của người bị hại luôn bất nhất, trong quá trình điều tra thì cho rằng bị hiếp dâm nhưng khi ra tòa lại bảo mình bán dâm... Dù các bị cáo không nhận tội nhưng căn cứ trên hồ sơ vụ án và các chứng cứ đã có cơ sở để kết tội những bị cáo này về tội "hiếp dâm trẻ em" [53].

Trong trường hợp này, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đã định tội danh hoàn toàn chính xác và có cơ sở pháp lý. Dựa vào các tình tiết phạm tội chúng ta có thể thấy, khi bị Ln từ chối thực hiện hành vi giao cấu (vì quá đông

người), H đã dùng vũ lực với Ln (giáng một bạt tai và dùng một tảng đá dọa

"đập vỡ đầu"). Sự đe dọa này làm Ln tê liệt ý chí, sau đó miễn cưỡng để H

thực hiện hành vi giao cấu. Đây là hành vi khách quan của tội hiếp dâm trẻ

em (Ln mới hơn 14 tuổi), không phải là hành vi mua dâm.

Tương tự như trường hợp trên trong vụ án Lương Quốc D, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội cũng đã tuyên phạt bị cáo Lương Quốc D 8 năm tù giam về tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112) mặc dù trong quá trình xét xử, luật sư cũng như bị cáo cho rằng có sự thỏa thuận trả tiền để đổi lấy hành vi giao cấu với Y, tức là có hành vi mua dâm. Tuy nhiên:

Theo bản cáo trạng số 312/KSĐT-HS1 dày 10 trang của Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội, Lương Quốc D và Nguyễn Thị Quỳnh Ng bị truy tố ở tội danh có khung hình phạt thấp nhất là 7 năm, cao nhất 15 năm.

Về cơ bản, cáo trạng giống kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội, nhưng có nhiều chi tiết nói rõ hơn hành vi của Lương Quốc D khi một mình trong phòng tại khách sạn Eden với cháu Y. Chẳng hạn: "Y. chạy ra đòi mở cửa phòng nhưng D không mở mà kéo tay Y. lên giường, cởi bỏ quần áo của Y. Y. "xin ông đừng cởi quần áo của cháu". Lương Quốc D bảo Y. "im đi" và tiếp tục..".

Cáo trạng nhận định, dù Nguyễn Quỳnh Ng không thừa nhận dụ dỗ cháu Y. đưa đến khách sạn Eden cho Lương Quốc D giao cấu, Lương Quốc D có nhiều lời khai phủ nhận hành vi cưỡng bức Y.; nhưng căn cứ đơn tố cáo và lời khai của Y. cùng kết quả khám thương của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có cơ sở khẳng định thương tích của Y. là do giao hợp lần đầu.

Quá trình giới thiệu, bàn bạc thống nhất địa điểm, giao nhận tiền bạc trong việc Lương Quốc D giao cấu với Y. "đều chỉ do Nguyễn Quỳnh Ng trực tiếp trao đổi với Lương Quốc D. Ngoài ra không có tài liệu nào thể hiện Lương Quốc D trực tiếp gặp và trao đổi thỏa thuận mua bán dâm với cháu Y.". Vì lẽ đó, cơ quan công tố truy tố Nguyễn Quỳnh Ng là đồng phạm với bị can D [51].

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc định tội danh của các Tòa án không phải lúc nào cũng chính xác và đúng cơ sở pháp lý. Những bản án bị sửa về tội danh này không phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, khi xem xét các dạng hành vi để xác định tội danh chính xác, những người tiến hành tố tụng phải thực sự có đủ kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như khả năng phân tích, để đảm bảo áp dụng luật một cách chính xác và có hiệu quả. Cụ thể:

Xác định sai tội danh: Đây là trường hợp sai sót dẫn đến việc người phạm tội đã gây ra một vụ án có đủ các yếu tội cấu thành của một tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng trong quá trình bị phát hiện và xử lý do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến người phạm tội lại bị kết luận và xử lý theo tội danh mua dâm người chưa thành niên.

Ví dụ:

Người dự phiên tòa hết sức bất ngờ khi hội đồng xét xử thay đổi tội danh 2 bị cáo trong vụ án từ "Hiếp dâm trẻ em" thành "mua dâm người chưa thành niên". Ngày 17/5, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa vụ Trần Lập thông qua chủ quán karaoke Mai Hà mua trinh cháu Ngô Thị H. ở Chư Ni-Ea Kar (Đắk Lắk) ra xét xử. Việc thay đổi tội danh đối với 2 bị cáo so với quyết

định khởi tố vụ án, khởi tố bị can cũng như kết luận điều tra ban đầu của cơ quan điều tra Công an Đắk Lắk phần nào nói lên tính phức tạp của vụ án. Thế nhưng thời gian phiên tòa xét xử lại diễn ra rất chóng vánh, chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ, thời gian thẩm vấn khoảng gần 1 giờ tại tòa. Bị hại và gia đình nạn nhân không ai đến dự xét xử. Không một nhân chứng vật chứng, hay lời khai nào được đưa ra khi xét xử. Chủ tọa phiên tòa cũng chỉ "hỏi chuyện" với hai bị cáo về quá trình xảy ra vụ việc, còn hai hội thẩm nhân dân suốt cuộc xét xử chỉ hỏi Trần Lập có một câu. Rất nhiều tình tiết trong kết luận điều tra số 39 mâu thuẫn với lời khai của 2 bị cáo. Trần Lập và Mai Hà bàn bạc với nhau tại nhà Trần Lập hay chỉ tình cờ gặp nhau ở quán cà phê "Pơ lang"? Kết luận điều tra cho rằng: "Khoảng 9h ngày 30/3/2004 Trần Lập là bạn của Mai Hà điều khiển xe ôtô từ nhà lên thành phố Buôn Ma Thuột. Trên đường đi Lập ghé chơi nhà Mai Hà. Sau khi hỏi xong tình hình công việc làm ăn thì Mai Hà có nói với Lập: "Có con nhỏ ở huyện lên xin làm việc, mày có thích thì ra quán cà phê Pơ lang chờ tao đưa nó về cho xem". Mục đích của Hà là gợi ý để Lập quan hệ tình dục với cháu H. Hà nói với Lập nếu H. còn trinh thì phải đưa 5.000.000 đồng cho Hà. Thỏa thuận xong Trần Lập lái ôtô đến quán Pơ lang ngồi uống cà phê đợi Hà còn Mai Hà dùng xe máy đến nhà chị Lý gặp cháu H...".

Theo Tiền Phong, tại tòa, Hà khai rằng Trần Lập gọi điện cho mình khi Lập đang ở quán cà phê Pơ lang, trong lúc Hà đang chở H. ra bến xe nên gặp nhau ở quán cà phê chỉ là tình cờ. Dù kết luận điều tra đã khẳng định như vậy (đó cũng là lời khai của các bị can) nhưng tình tiết này đã bị tòa cho qua.

Tại khách sạn Phúc Ban Mê, nơi diễn ra vụ án, kết luận điều tra cho rằng: "Trong lúc ăn cơm Lập rót ra 2 ly rượu nhỏ, Lập vừa uống vừa bảo cháu H. uống, cháu H. từ chối. Lập động viên: "Cứ uống đi rượu này không say đâu" và Lập nói tiếp: "Nếu không uống thì không cho về". H. đã uống 2 lần hết 2 ly nhỏ. Sau khi uống rượu H. bị chóng mặt, gục mặt xuống bàn, Lập dìu H. vào phòng 203. H. nằm ở giường còn Lập đi tắm… Khi Lập bảo đi tắm H. không đồng ý nên hỏi Lập " Tắm làm gì?". Lập bảo: "Tắm cho tỉnh táo rồi về"

vì vậy H. đã nghe lời Lập đi tắm. Trong lúc vào nhà tắm H. không mang quần áo để thay, lúc tắm thì toàn bộ quần áo cháu H bị ướt. Vì vậy khi tắm xong H. dùng tấm khăn tắm của khách sạn quấn che thân người rồi đi ra phía giường nơi Lập nằm với ý định lấy quần áo mới mua để thay. Lúc này Lập chụp tay cháu H. kéo xuống giường, H. khóc lóc van xin nhưng Lập nói: "Van xin vô ích, anh đã nói với Hà rồi". Lập thực hiện hành vi giao cấu với cháu H. Tại phiên tòa Lập khai không hề cho cháu H. uống rượu, không có ép buộc cháu tại phòng 203 mà hoàn toàn H. tự nguyện "quan hệ" với Lập. Lập còn cho rằng cháu H. nói với mình, cách đây 2 năm H. đã bị một người anh họ "hiếp dâm", nên việc H. tiếp tục "quan hệ" với Lập bình thường. Lời khai này của Trần Lập còn mâu thuẫn với bản giám định số 438 ngày 26/4/2004 của tổ chức giám định pháp y Đắk Lắk đối với cháu Ngô Thị H. rằng: "Rách màng trinh đã lên sẹo non, tổn hại sức khỏe 25%" nhưng không hiểu sao vẫn được tòa chấp nhận. Để từ đó vụ án lại lái theo hướng có lợi cho bị cáo. Cơ quan điều tra cho rằng "Tại bản kết luận giám định pháp y số 4799 ngày 29/10/2004 của Phân viện khoa học hình sự Bộ công an kết luận: "Căn cứ vào mức độ phát triển thể chất của cơ thể, sự phát triển của các xương của tay và chân, xương chậu, đánh giá độ tuổi của bị hại Ngô Thị H. tại thời điểm giám định (tháng 10/2004) là 16 năm 6 tháng đến 16 năm". Như vậy tính đến ngày cháu Ngô Thị H. bị hiếp dâm thì tuổi của cháu là 15 tuổi 11 tháng. Luật pháp quy định dưới 16 tuổi là trẻ em. Không hiểu Hội đồng xét xử cộng trừ thế nào lại cho rằng cháu H. đã trên 16 tuổi, là người chưa thành niên. Hành vi giao cấu với trẻ em có khung hình phạt khác xa so với quan hệ tình dục với người chưa thành niên. Sự thay đổi này đã làm chuyển hóa hoàn toàn bản chất của vụ án so với lúc khởi tố ban đầu. Từ việc khởi tố theo điều 112 Bộ luật hình sự chuyển sang điều 256. Do vậy mức án tuyên phạt 2 bị cáo này chỉ là: Trần Lập 2 năm 6 tháng tù, Mai Hà: 2 năm tù. Tất cả tài sản của 2 bị cáo này đều được trả lại, chỉ phạt sung công quỹ mỗi người 5 triệu đồng. Cháu H. bị hại

Một phần của tài liệu Tôi mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)