Một số triệu chứng lâm sàng và rối loạn khác đi kèm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và hiệu quả điều trị thiếu máu bằng Beta Erythropoietin kết hợp bổ sung sắt truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. (Trang 80)

- Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa dạ dày, ho khan hoặc có đàm, vọp bẻ là thường gặp trên bn lọc máu bằng TNTCK. Các rối loạn này có thể do tình trạng urê huyết cao, thuốc điều trị bệnh tim mạch hay thuốc trị đau xương khớp, tình trạng nhiểm trùng hay rối loạn điện giải sau lọc máu. Đa số các rối loạn này có thể điều trị hiệu quả nên đáp ứng lâm sàng giảm rỏ có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Các dấu hiệu và triệu chứng như tăng sắc tố da, đau mỏi cơ, chân không yên, rối loạn lông, tóc, móng do thiếu máu thiếu sắt thường là những rối loạn mạn tính, lâu ngày ở hệ thống biểu bì da, cơ, thần kinh ngoại biên nên việc cải thiện tình trạng thiếu máu liên quan đến cải thiện các triệu chứng này thường ít và chậm, vì vậy sự cải thiện triệu chứng sau thời gian điều trị không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- Trung bình huyết áp tâm thu và tâm trương theo dõi trong suốt thời gian chạy thận ở 2 giai đoạn không bù sắt và sắt truyền tĩnh mạch thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chứng tỏ, sự đáp ứng tăng tạo hồng cầu không quá mạnh để ảnh hưởng đến sự ổn định huyết áp của bn.

- Mặc dù tình trạng thiếu máu và tuổi thọ của hồng cầu rút ngắn ở bn lọc máu, kiểm soát đường huyết tương bằng theo dõi HbA1C trong khoảng từ 6% đến 7% vẫn là mục tiêu ổn định đường huyết nhằm giảm biến chứng tim và mạch máu cho bn STM do ĐTĐ đang lọc máu bằng TNTCK. Do 6 bn ĐTĐ trong nhóm nghiên cứu đều là nữ, nồng độ đường huyết tương lúc đói và HbA1C tăng cao ở nữ và ở nhóm bn ĐTĐ chứng tỏ nhóm bn ĐTĐ kiểm soát đường huyết không tốt. Ở bn STM do ĐTĐ chạy TNTCK, kiểm soát đường huyết kém là một yếu tố dự báo độc lập của tiên

lượng xấu , với cùng mức lọc mức lọc cầu thận mức độ thiếu máu nhiều hơn ở bn ĐTĐ so với bn không ĐTĐ.

- CRP huyết thanh là một yếu tố nguy cơ độc lập mạnh mẽ đối với bệnh tim mạch. Bn lọc máu bằng TNTCK có nguy cơ cao của phản ứng viêm mãn tính chống lại các yếu tố có nguồn gốc từ dịch lọc, thuốc tạo máu, màng lọc, đường mạch bị nhiễm trùng,..vv. Những phản ứng này có liên quan với mức độ gia tăng các dấu hiệu viêm nhiễm như CRP huyết thanh , trong nghiên cứu của chúng tôi, trước khi bù sắt có thể có phản ứng viêm (CRP≥1mg/dl) với CRP trung bình là 1,02 ± 1,03mg/dl. Cuối giai đoạn truyền sắt tỉnh mạch, mức CRP trung bình giảm xuống là 0,72 ± 0,57mg/dl, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê(p>0,05). Chứng tỏ không làm tăng đáng kể tình trạng viêm trong nhóm nghiên cứu khi truyền sắt tĩnh mạch.

- Đánh giá hiệu suất lọc thận qua chỉ số Kt/V và PRU, nhóm bn nghiên cứu có hiệu suất lọc urê PRU là 46,48 ± 14,15% và chỉ số Kt/V một lần lọc là 0,84 ± 0,36. So sánh với nghiên cứu của tác giã Võ Tam, Hoàng Bùi Bảo 44bn lọc máu bằng TNTCK tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 6/2006-3/2008 có PRU là 51,9 ± 13,4% và chỉ số Kt/V là 0,967 ± 0,407, xem xét với tiêu chuẩn của các Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ và Châu Âu chúng tôi thấy hiệu suất lọc là hơi thấp. Những nguyên nhân chính góp phần vào hiệu suất lọc các chất urê, créatinin và chỉ số Kt/V chưa cao là thời gian của một lần lọc máu chưa đủ, tái sử dụng màng lọc nhiều lần và cung lượng rút máu chưa cao. Tuy nhiên, không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đáp ứng tạo máu của betaEPO phối hợp sắt truyền tĩnh mạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và hiệu quả điều trị thiếu máu bằng Beta Erythropoietin kết hợp bổ sung sắt truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w