Xét nghiệm đánh giá chung tình trạng bn và hổ trợ điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và hiệu quả điều trị thiếu máu bằng Beta Erythropoietin kết hợp bổ sung sắt truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. (Trang 42)

- Bun- Creatinin máu. - Albumin máu. - GOT-GPT máu - CRP máu

- Đường máu - Bilirubin máu - Bilan lipid máu - Ion đồ máu

- Đông máu: PT, aPTT, INR.

- Siêu âm bụng: Khảo sát tổn thương, kích thước thận.

- Siêu âm tim: Chỉ số EF%, E/A. Phì đại thất trái, lớn thất trái (theo ASE). - ECG: PĐTT, thiếu máu cơ tim (theo AHA/ACCF/HRS 2009)

- X-Quang ngực thẳng: đánh giá tổn thương phổi và kích thước tim.

Khảo sát lúc T0

2.3.4.6. Đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu sau 1; 2; 4 tháng (T1; T2; T4)

Cận lâm sàng

- Tăng Hb trung bình. - Tỉ lệ đạt mục tiêu Hb. - Tỉ lệ đạt Hb ≥11g/dl.

- Tỉ lệ có đáp ứng tăng Hb ≥ 1g/dl/tháng. - Tỉ lệ đạt ferritin huyết thanh ≥ 200ng/ml. - Trung bình chỉ số Hồng cầu lưới.

- Trung bình liều thuốc tạo máu sử dụng/tháng (ống). Lâm sàng

- Cải thiện triệu chứng thiếu máu. - Cải thiện triệu chứng suy tim.

- Cải thiện triệu chứng thiếu sắt ( nếu có)

2.3.4.7. Tác dụng phụ do điều trị sắt sucrose tĩnh mạch và Beta EPO ( T0, T2, T4)

- Sắt sucrose: Phản ứng phản vệ, tụt huyết áp; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn vị giác; phù ngoại biên, chuột rút cơ bắp; chóng mặt, nhức đầu; tăng huyết áp, nặng ngực; các biến chứng tại chổ truyền sắt.

- Beta Erythropoietin: THA, huyết khối đường dẫn máu lọc thận nhân tạo, phản ứng sau tiêm, co giật, dị ứng, thiếu máu bất sản nguyên hồng cầu (PRCA).

Xét nghiệm sàng lọc mẩu khi đưa vào nghiên cứu và kiểm tra sau 4 tháng điều trị - Coombs test ( TT, GT)

- Xét nghiệm hồng cầu trong phân

- Nguồn nước (xét nghiệm tại viện Pastuer TPHCM)

2.3.4.9. Theo dõi trong quá trình điều trị

Tiêu chuẩn ngừng điều trị

- Bệnh nhân có tác dụng phụ nghiêm trọng như dị ứng thuốc, huyết áp cao không khống chế được.

- Bệnh nhân mắc thêm các bệnh nặng kèm theo không thể tiếp tục nghiên cứu. - Các dấu hiệu theo dõi

o Lâm sàng: Cải thiện triệu chứng cơ năng, thực thể của thiếu máu thiếu sắt và các dấu hiệu lâm sàng khác: suy tim, nhiễm trùng,..

o Theo dõi tác dụng phụ của thuốc tạo máu và bù sắt

2.4. Phương pháp thu thập và xữ lý số liệu

2.4.1. Thu thập số liệu

- Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn - Phụ lục 2: Khám lâm sàng

- Phụ lục 3: Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, lượng thuốc điều trị.

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 .

- Các số thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ( mục tiêu 1): tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, nguyên nhân, bệnh kết hợp, dấu hiệu lâm sàng, tỉ lệ xuất hiện các biến chứng do điều trị sắt, loại thiếu máu, mức độ thiếu máu (phân độ), tỉ lệ đạt Hb mục tiêu, tình trạng sắt (tỉ lệ ferritin ≥ 200 ng/ml và sắt ≥ 50 µ/ml, tỉ lệ hồng cầu lưới ≥ 2%.)

=> Được đo bằng tần số và tỉ lệ %.

- Biến số định lượng như trung bình Hb, trung bình chỉ số hồng cầu lưới, trung bình ferritin huyết thanh, trung bình thời gian đã được lọc máu ( tháng ), trung

bình chỉ số HA và trung bình các chỉ số xét nghiệm đánh giá tình trạng chung của bn ( Albumin, Bun- creatinin, EF%, ..)

=> Được đo bằng đo số trung bình và độ lệch chuẩn.

- Phép kiểm chi bình phương X2 McNemar so sánh 2 tỉ lệ ở 2 thời điểm (T1, T2 và T4 so sánh với thời điểm T0): Tỉ lệ đạt Hb mục tiêu, tỉ lệ đạt Hb ≥11g/dl, tỉ lệ có đáp ứng tăng Hb ≥ 1g/dl/tháng, tỉ lệ đạt Ferritin huyết thanh ≥ 200ng/ml. - Phép kiểm T- test ghép cặp: so sánh các giá trị trung bình của 2 thời điểm ( T2

và T4 so sánh với thời điểm T0): Lượng Hb tăng trung bình, trung bình chỉ số Hb, trung bình chỉ số HC lưới, trung bình liều thuốc tạo máu trong tháng,.. - Khảo sát tương quan giữa liều betaEPO, sắt sucrose truyền tĩnh mạch với nồng

độ Hb máu, ferritin huyết thanh,..bằng phương trình hồi qui tuyến tính.

2.5. Đạo đức nghiên cứu

- Tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu và được sự chấp nhận của đối tượng nghiên cứu. Tất các các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức số liệu, không nêu danh cá nhân.

- Siêu âm và xét nghiệm cơ bản định kỳ theo tiêu chuẩn theo dõi bn chạy thận nhân tạo chu kỳ không gây tổn thương đáng kể cho người tham gia nghiên cứu. - Mục tiêu nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm thiếu máu ở bn chạy thận nhân tạo chu

kỳ tại khoa và hiệu quả điều trị bổ sung sắt truyền tĩnh mạch, từ đó có hướng xử trí hợp lý hơn việc điều trị thiếu máu, mang lại lợi ích cho bn. Tuy vậy, đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 44 bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Trà vinh chúng tôi nhận thấy:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và hiệu quả điều trị thiếu máu bằng Beta Erythropoietin kết hợp bổ sung sắt truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w