SO SÁNH CÁCH TÍNH TOÁN Hệ Số AN TOÀN VốN TốI THIểU CAR GIữA THÔNG TƢ 13 Vớ

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel 3 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 46)

Basel II và III

Thực chất, công thức tính toán CAR tại Thông tƣ 13 của NHNN vẫn dựa trên nội dung của Basel I. Theo đó, phần mẫu số của công thức chỉ giới hạn ở Tổng tài sản "Có" rủi ro- nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng- chỉ là một trong nhiều rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt. [1]

Cách tính toán CAR theo Thông tƣ 13 còn khoảng cách khá xa đối công thức tính toán tại Basel II là :

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có

38

Ngoài ra, hệ số rủi ro đối với các loại tài sản cũng có sự khác biệt lớn so với chuẩn Basel II- mà thể hiện ở hệ số rủi ro trải đều từ 0%-250% (so với 0- 150% tại Basel II). Mục đích chính của việc quy định hệ số rủi ro lên đến 250% đối với các khoản cho vay liên quan đến đầu tƣ chứng khoán và đầu tƣ bất động sản là tín hiệu từ NHNN muốn hạn chế các NHTM tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro. Hoặc có thể hiểu theo ý NHNN đang cố gắng phân tách giữa NHTM và Ngân hàng đầu tƣ (Investment Bank).

Cách tính toán CAR theo Basel III có sự tƣơng đồng với Basel II. Basel III là một bƣớc tiến của Basel II, tuy nhiên đây chỉ là một bƣớc tiến thông thƣờng không có sự nổi trội vì Basel III phần lớn chỉ thêm những quy định bổ sung cho nền tảng chính của Basel II. Khi so sánh giữa Basel II và Basel I, sự khác biệt là rất lớn vì với Basel II, có thể nói đây là một cuộc cách mạng trong việc quản lý rủi ro. Những phƣơng pháp tính toán rủi ro mới đƣợc đề cập ở Basel II và III cho phép các ngân hàng tự tính toán những tài sản “có” rủi ro tƣơng ứng, tuy nhiên để làm đƣợc việc này thì ngân hàng cần phải có thế mạnh trong việc đầu tƣ cơ sỏ dữ liệu và các mô hình tính toán rủi ro cao cấp đòi hỏi chi phí đầu tƣ lớn cho các ngân hàng.

Sự khác biệt chính yếu giữa hệ số an toàn vốn tối thiều thông tƣ 13 và hệ số an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel có thể chia làm hai phần. Phần thứ nhất, nhƣ đã nêu ở trên, các ngân hàng theo thông tƣ 13 không cần phải tính rủi ro về thị trƣờng và rủi ro về hoạt động. Đây là hai nhóm rủi ro có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến tính ổn định của ngân hàng. Trong trƣờng hợp ngân hàng dàn trải hoạt động của mình trong nhiều lĩnh vực thì rủi ro hoạt động sẽ chiếm một phần

39

không nhỏ trong tổng rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng có thể gặp phải những rủi ro từ những hoạt động nhƣ đầu tƣ trong những lĩnh vực tƣ vấn tài chính hoặc đầu tƣ dự án bất động sản, …Rủi ro còn còn có thể xuất hiện khi ngân hàng đầu tƣ vào những lĩnh vực nhƣ tài sản phái sinh (derivatives) hay những công cụ nợ có bảo đảm bằng tài sản ( Assets Backed Securities). Đây là những khái niệm mà thông tƣ 13 chƣa đề cập tới trong việc tính toản rủi ro của ngân hàng.

Trong phần thứ hai của sự khác biệt, thông tƣ 13 hoàn toàn áp đặt các chuẩn hệ số rủi ro cho từng loại tài sản của ngân hàng. Ƣu điểm của việc này giúp cho các ngân hàng có thể nhanh chóng áp dụng phƣơng thức tính toán trên dữ liệu kế toán của mình. Ngoài sự tiện lợi và nhanh chóng, ƣu thế của việc sử dụng chung một chuẩn giá trị rủi ro cho toàn bộ hệ thống là có thể giúp so sánh chéo giữa các ngân hàng với nhau. Sự bất lợi là nó không giúp các ngân hàng tìm đƣợc động lực để cải tạo và đầu tƣ vào những phƣơng tiện quản lý rủi ro cao cấp. Chuẩn Basel II và III quốc tế đều khuyến khích các ngân hàng tự tính toản rủi ro của chính ngân hàng và báo cáo số liệu này với ngân hàng nhà nƣớc. Tất nhiên khi ngân hàng tự tính những hệ số rủi ro cho chính mình thì ngân hàng nhà nƣớc sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm tra chất lƣợng và tính bảo đảm của những số liệu tự tính của ngân hàng. Sẽ cần một cơ quan trực thuộc ngân hàng nhà nƣớc chuyên trách để tƣ vấn và định hƣớng cho ngân hàng nhà nƣớc trong việc quản lý ở lĩnh vực này.

Ta có thể hệ thống sự khác biệt của các tiêu chuẩn Basel mà quốc tế áp dụng với Thông tƣ 13 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam qua bảng sau :

40

Bảng 1.9- So sánh các tiêu chí của Thông tƣ 13 với các tiêu chuẩn Basel

Mục Cách tính toán Yêu cầu Hệ số rủi ro

Thông tƣ 13

CAR = (Vốn tự có / tài sản “Có” rủi ro)

CAR = 9% Hệ số rủi ro đƣợc áp đặt theo thông tƣ. Hệ số rủi ro cho các tài sản của ngân hàng đƣợc chia theo nhóm (0%, 20%, 50%, 50%, 100%, 150%, 250%)

Basel I

CAR = (Vốn tự có / tài sản “Có” rủi ro)

CAR = 8% Hệ số rủi ro đƣợc áp đặt theo theo chuẩn Basel I. Hệ số rủi ro cho các tài sản của ngân hàng đƣợc chia theo nhóm (0%, 20%, 50%, 50%, 100%)

Basel II

CAR = (Vốn tự có / (Tài sản “Có” rủi ro + Rủi ro hoạt động + Rủi ro thị trƣờng)

CAR = 8% Hệ số rủi ro đƣợc tính toán linh hoạt theo các phƣơng pháp đề nghị (vd. phƣơng pháp chuẩn hóa, phƣơng pháp đánh giá nội bộ, v.v.), tùy vào phƣơng pháp đánh giá mà tỷ lệ tài sản rủi ro theo từng nhóm tài sản sẽ thay đổi cho phù hợp nhu cầu thực tế tại ngân hàng

Basel III

CAR = (Vốn tự có / (Tài sản “Có” rủi ro + Rủi ro hoạt động + Rủi ro thị trƣờng) Hệ số CAR sẽ đạt 10,5% vào năm 2019 theo lộ trình.

Hệ số rủi ro đƣợc tính toán linh hoạt theo các phƣơng pháp đề nghị (vd. phƣơng pháp chuẩn hóa, phƣơng pháp đánh giá nội bộ, v.v.) nhƣ ở Basel II

Tuy có những điểm khác biệt- hầu hết là kém tiên tiến hơn các tiêu chuẩn quốc tế nhƣng trong điều kiện ngành Ngân hàng Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô nguồn vốn, sự đa dạng trong các nghiệp vụ tài chính và thiếu hụt nguồn

41

thông tin cũng nhƣ định hƣớng từ cơ quan quản lý thì Thông tƣ 13 là một trong những cơ sở ban đầu để ngành Ngân hàng Việt Nam từng bƣớc hƣớng đến đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

42

CHƢƠNG 2 : ÁP DỤNG CHUẨN MỰC VỀ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL Ở NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel 3 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 46)