PHÁT TRIểN Hệ THốNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN NHằM PHụC Vụ VIệC

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel 3 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 86)

đo lƣờng- đánh giá rủi ro

Hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những yếu tố quan trọng- và có thể nói là chính yếu cho hoạt động của một NHTM. Hệ thống CNTT đảm trách hầu hết các quy trình : hạch toán và thực hiện các lệnh Ngân

78

hàng trên các tài khoản thanh toán ; hạch toán và thực hiện các lệnh giải ngân- thu hồi nợ, quản lý các khoản nợ ; báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh… Bên cạnh đó, hệ thống CNTT là một trong những công cụ hữu hiệu nhất nhằm phân tích- đo lƣờng và đánh giá rủi ro và cần đƣợc chú trọng đầu tƣ tại tất cả các NHTM nói riêng và Vietcombank nói chung.

Việc phát triển hệ thống CNTT phục vụ mục đích kiểm soát rủi ro mang đến nhiều lợi ích cho Ban điều hành, thể hiện ở việc thống kê, báo cáo tình hình rủi ro- quản lý rủi ro tại một thời điểm nhất định hoặc khi xảy ra rủi ro. Thông qua các báo cáo đƣợc chuẩn hóa, Ban điều hành có thể đề ra các biện pháp nhằm hạn chế, loại bỏ rủi ro.

Hệ thống CNTT còn giúp Ban điều hành theo dõi, chỉ đạo các hoạt động tại từng chi nhánh riêng lẻ. Thông qua việc quản lý tốt rủi ro tại từng chi nhánh, hoạt động của toàn hệ thống Vietcombank sẽ an toàn và lành mạnh, giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xuất hiện.

Việc phát triển hệ thống CNTT phục vụ mục đích kiểm soát rủi ro nói chung tại Vietcombank cần chú trọng đến một vài vấn đề sau :

o Tập trung xây dựng một hệ thống CNTT kiểm soát rủi ro đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn : chính xác về số liệu, kịp thời trong mọi hoàn cảnh và tiên tiến về công nghệ. Hệ thống này cần đƣợc đầu tƣ bài bản với đầu mối xây dựng và hoàn thiện là Phòng đề án CNTT thuộc Hội sở chính Vietcombank.

o Liên tục nâng cấp hệ thống phần mềm và phần cứng của hệ thống CNTT từ các chi nhánh và công ty thành viên đến hệ thống "lõi" của Ngân hàng mẹ. Trong đó việc lựa chọn và sử dụng hệ điều hành hoạt

79

động nhằm đảm bảo tính ổn định cũng nhƣ công năng của sản phẩm cần đặc biệt chú trọng.

o Nâng cấp và hoàn thiện quy trình chu chuyển thông tin nhằm tăng cƣờng tính an toàn và bảo mật thông tin.

o Tiếp tục nâng cấp hệ thống mạng và đảm bảo tính thông suốt trong hoạt động, tránh mọi trƣờng hợp gián đoạn hoạt động do lỗi của hệ thống truyền tin.

o Ƣu tiên đào tạo, tuyển dụng những nhân sự cấp cao đƣợc đào tạo chuyên sâu để phục vụ việc điều hành và bảo trì hệ thống CNTT. Các nhân sự cấp cao sẽ đảm bảo việc vận hành hệ thống "lõi" và đề xuất cải tiến hệ thống một cách hiệu quả nhất.

3.5 Kiện toàn và hoàn thiện hoạt động của các phòng ban chuyên trách về quản lý, nhận diện rủi ro, kiểm tra giám sát tuân thủ

Trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh ngành Ngân hàng có sự diễn biến phức tạp mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự cạnh tranh của các nhà băng trong lĩnh vực cấp tín dụng và huy động vốn thì Quản trị rủi ro trong hoạt động là một trong những vấn đề cần quan tâm.

Một vài rủi ro cơ bản có thể kể đến :

Rủi ro đạo đức từ các nhân viên thẩm định và đề xuất cho vay : Trong hoàn cảnh cạnh tranh cao về lãi suất giữa các Ngân hàng và áp lực chỉ tiêu kinh doanh cho từng nhân viên, việc vi phạm rủi ro đạo đức mà cơ bản nhất là làm trái quy trình cho vay- kiểm tra sau cho vay ; thẩm định giá trị tài sản cao hơn mức thực tế để nâng mức cho vay, cố ý đánh giá cao khả năng trả nợ của dự án đầu tƣ bằng việc "bóp méo" dòng tiền cũng nhƣ hiệu quả dự án… là những vấn đề nổi cộm xuất hiện gần đây.

80

Rủi ro tác nghiệp của các bộ phận liên quan đến hoạt động của Ngân hàng : Việc cố ý làm trái của một bộ phận các nhân viên liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn thƣờng có cơ hội xảy ra nhờ việc "qua mặt" đƣợc các kiểm soát viên và thanh toán viên thuộc Ngân hàng. Hệ lụy của những rủi ro này thƣờng rất lớn và ảnh hƣởng trầm trọng đến uy tín của Ngân hàng trong mắt khách hàng. Do vậy, việc thành lập các bộ phận quản lý và nhận diện rủi ro cũng nhƣ kiểm tra giám sát tuân thủ là một vấn đề cần quan tâm tại Vietcombank nói riêng và các NHTM nói chung. Đề xuất của tác giả liên quan đến nhóm giải pháp này nhƣ sau :

o Ƣu tiên tuyển dụng những nhân sự có chất lƣợng cao đối với các bộ phận quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá lại khả năng cấp tín dụng đối với khách hàng. Đồng thời, hoàn thiện quy trình đánh giá nhằm đáp ứng cả 02 yêu cầu : thời gian giải quyết nhanh chóng và vẫn đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong đánh giá.

o Quy định lại thẩm quyền giải quyết hồ sơ căn cứ vào giá trị cấp tín dụng và địa bàn cấp tín dụng. Đồng thời, mỗi quyết định của từng cấp ra quyết định phải đƣợc kiểm tra, rà soát ngay khi ban hành để kịp thời phát hiện các sai sót.

o Ban hành các quy trình kiểm tra giám sát tuân thủ sao cho bộ phận chuyên trách này có thể thực hiện việc giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến cấp tín dụng, huy động vốn, hoạt động ngân quỹ…Bộ phận này hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Ban điều hành Ngân hàng để đảm bảo tính khách quan, tránh tình trạng "vị nể" mà ảnh hƣởng đến an toàn hoạt động của Ngân hàng.

81

KẾT LUẬN

Việc mở rộng cửa gia nhập WTO đã đem lại nhiều thay đổi cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Từ những hoạt động đơn lẻ của những ngân hàng thƣơng mại trong vài thập kỷ trƣớc, ngành ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua đã có những bƣớc đột phá và nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều ngân hàng đƣợc thành lập áp dụng đƣợc những công nghệ kỹ thuât hiện đại tiên tiến (vd. hệ thống ATM nối mạng liên ngân hàng) đã đem lại bộ mặt mới cho ngành ngân hàng Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều điều băn khoăn trăn trở ở tầm vĩ mô và vi mô. Nền kinh tế mới phát triển nên vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan ban ngành và thiếu ổn định ở nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tính thiếu ổn định của việc vận hành nền kinh tế đã đƣa đến những rủi ro đáng kể cho ngành ngân hàng non trẻ mới phát triển của Việt Nam. Công tác hoạch định đƣờng lối phát triển của ngành và đƣơng đầu với những rủi ro hệ thống do nền kinh tế mang lại là một vấn đề lớn không dễ dàng tìm lời giải đáp cho Ngân hàng Nhà Nƣớc và các cơ quan chức năng ban ngành có liên quan. Ở tầm vi mô, công tác chuẩn bị tính toán và quản lý rủi ro của các ngân hàng còn nhiều hạn chế vì nhiều lý do khách quan cũng nhƣ chủ quan. Thiểu nguồn cán bộ có năng lực, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý rủi ro, thiếu khả năng đầu tƣ vào những phƣơng tiện kỹ thuật chuyên ngành tốn kém .v.v.

Ở những quốc gia đã phát triển, ngành ngân hàng đã tích lũy đƣợc rất nhiều kinh nghiệm qua nhiều thập kỷ định hƣớng tìm tòi và phát triển cho đến

82

ngày hôm nay. Chuẩn Basel là tinh hoa của quá trình phát triển của ngành ngân hàng ở các quốc gia đã phát triển, bao gồm những hƣớng dẫn chủ đạo trong việc hoạch định phát triển chính sách quản lý ngành ngân hàng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hiện tại của ngành ngân hàng Việt Nam, phát triển theo định hƣớng của chuẩn Basel là điều kiện tiên quyết để những ngân hàng Việt Nam có thể theo kịp những ngân hàng ở các quốc gia trong cùng khu vực và trên thế giới. Những điều mới mẻ bở ngỡ của chuẩn Basel đã dần từng bƣớc đƣợc Ngân hàng Nhà Nƣớc giới thiệu qua nhiều văn bản định hƣớng, thông tƣ, quyết định khác nhau đƣợc liên tục cải tiến cho phù hợp với quá trình đổi mới va thay đổi của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng.

Việc áp dụng chuẩn Basel qua các thông tƣ hƣớng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc quản lý của ngành. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại nhƣ tính hợp lý và mức độ cập nhật nội dung của những thông tƣ quyết định này cũng cần phải đƣợc xem xét ở cấp độ vĩ mô cho phù hợp với tình hình phát triển hiện tại. NHNN cần xem xét đƣa thêm những tiêu chuẩn mới từ Basel vào thực tiễn (điển hình cân nhắc và xem xét rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng nhƣ là hai nguồn quan trọng của rủi ro đã đƣợc đề cập ở Basel II và III). Đồng thời, Ngân hàng nhà nƣớc cũng cần có những cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích kịp thời những ngân hàng thƣơng mại trong lĩnh vực đầu tƣ đổi mới hiện đại hóa cơ sở vật chất và phƣơng tiện phục vụ hoạt động nói chung và quản lý rủi ro nói riêng.

Trong xu thế phát triển mới của thời đại, ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro, Vietcombank cũng có những định hƣớng quan trọng trong công tác điều hành. Ban Điều hành và Hội đồng Quản trị Ngân hàng đã có những chiến lƣợc đầu tƣ thích hợp cho công tác nhận diện- quản trị và giảm thiểu rủi ro

83

thông qua việc kiện toàn và nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống công nghệ thông tin…

Với một lộ trình đƣợc xác định rõ ràng, Vietcombank sẽ từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao an toàn hoạt động, quản trị rủi ro và hƣớng đến đáp ứng các chuẩn quốc tế.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trƣơng Quốc Cƣờng ( 2011), Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam- nhìn từ tiêu chuẩn Basel, http://centralbank.vn.

2. Nguyễn Văn Hiệu (2011), Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo BASEL 3 - Lộ trình củng cố bức tường An ninh Tài chính - Ngân hàng,

http://www.vnba.org.vn.

3. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Quách Thùy Linh (2011), Báo cáo Ngành Ngân hàng, Phòng Nghiên cứu và Phân tích- VCBS, Hà Nội.

5. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Thùy Linh (2007), Xây dựng chuẩn mực cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 12/2007, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội.

7. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên năm 2010, Hà Nội.

8. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam (2012), Báo cáo thường niên năm 2011, Hà Nội.

9. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam (2010), Quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/03/2010, Hà Nội.

10. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam (2010), Quyết định số 410/QĐ-VCB.CSTD ngày 16/09/2010, Hà Nội.

85

11. Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam, Sổ tay Hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng doanh nghiệp.

12. Nguyễn Đức Trung (2011), An toàn vốn của các NHTM- thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II & III, http://sbv.gov.vn.

Tiếng Anh

13. Adrian Blundell-Wignall- Paul Atkinson (2010), Thinking Beyond Basel III : Necessary Solutions for Capital and Liquidity, OECD Journal : Financial Market Trends.

14. Basel Committee on Banking Supervision (2010), Basel III : A global regulatory framework for more resilient banks and banking system,

http://bis.org.

15. Basel Committee on Banking Supervision (2009), History of the Basel Committee and its Membership, http://bis.org.

16. Peterson Institude for International Economics, Basel I,

http://petersoninstitude.com. Website : 17. http://cafef.vn 18. http://caohockinhte.vn 19. http://centralbank.vn. 20. http://dddn.com.vn 21. http://khoahocphothong.com.vn 22. http://kinhtetaichinh.blogspot.com 23. http://luattaichinh.wordpress.com

86 24. http://nghiatq.wordpress.com 25. http://sbv.gov.vn 26. http://vef.vn 27. http://vietcombank.com.vn 28. http://vnba.org.vn 29. http://vnexpress.net 30. http://www.vnba.org.vn.

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel 3 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)