CÁC YếU Tố ảNH HƢởNG ĐếN VIệC ÁP DụNG BASEL III TạI VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel 3 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 73)

a. Các tiêu chuẩn kế toán

Việc tính các chỉ số theo chuẩn Basel III tại Vietcombank nói riêng và các NHTM nói chung phụ thuộc nhiều vào các số liệu kế toán.

Hiện tại, hệ thống kế toán cũng nhƣ Báo cáo tài chính của Vietcombank đƣợc lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và Chế độ Kế toán Việt Nam áp dụng cho các TCTD do Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam quy định.

Tuy nhiên điểm khác biệt giữa chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã tạo nên sự khác biệt trong kết quả tính toán. Vấn đề sai khác đã đƣợc trình bày tại nhiều bài báo khoa học và luận văn thạc sỹ. Điều này có thể minh chứng bằng việc tính toán CAR theo 02 tiêu chuẩn tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam (BIDV) nhƣ sau :

Hình 2.1 Chỉ số CAR của BIDV qua các năm

Sự khác biệt giữa chuẩn VAS và chuẩn IFRS đã tạo ra một khoảng chênh lệch từ 2% đến 3% tùy theo từng năm kế toán. Sự khác biệt nêu trên có thể gây

65

nhiều tranh cãi trong việc áp dụng chuẩn Basel III vì dự doán khoảng cách khác biệt giữa VAS và IFRS có thể tăng.

Basel III sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho việc xét duyệt các tài sản đƣợc liệt kê vào khoảng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng quốc tế áp dụng chuẩn IFRS. Tuy nhiên cuẩn VAS vẫn ít khắt khe hơn chuẩn IFRS do đó các ngân hàng Việt Nam nếu áp dụng chuẩn VAS sẽ có nhiều khả năng vốn tự có tăng lên nhiều lần so với chuẩn IFRS.

b. Vấn đề quản lý thông tin

Với chuẩn Basel III, hệ thống thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông tin của khách hàng phải đƣợc chuyển hóa thành dữ liệu để ngân hàng có thế ra quyết định về việc xếp hạng tín dụng, các thông tin nợ quá hạn đƣợc sử dụng để tính toán các rủi ro mất thanh khoản hay rủi ro vỡ nợ.

Một vấn đề chủ đạo của Basel II và cũng của Basel III là hệ thống IRB- Xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal rating Based approach). Các ngân hàng phải lƣu trữ đƣợc dữ liệu quá khứ của khách hàng và sẽ sử dụng những dữ liệu này để phân tích xác suất rủi ro vỡ nợ của khách hàng, những đặc điểm yếu tố quan trọng của IRB chẳng hạn nhƣ PD, xác suất vỡ nợ, EAD, dƣ nợ tại thời điểm vỡ nợ, hay, LGD, mức độ thất thoát khi vỡ nợ...đều phải đƣợc tính bởi ngân hàng. Cho tới thời điểm hiện tại vầ điều kiện có hạn, Vietcombank cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng hệ thống IRB để tính toán những chỉ tiêu nêu trên cho các nhóm tài sản của ngân hàng.

Để thực hiện đƣợc những yêu cầu về dữ liệu và các mô hình phân tích xếp hạng tín nhiệm nội bộ, các ngân hàng phải đầu tƣ chi phí lớn vào những phần mềm core-banking và những phần mềm phân tích tín dụng của các tổ chức có uy tín trong lĩnh vực này ở nƣớc ngoài. Chất lƣợng và khả nằng của các phần mềm

66

này cũng còn tùy thuôc nhiều vào mức độ đầu tƣ của ngân hàng vì thông thƣờng các sản phẩm này sẽ đƣợc bán cho ngân hàng với dạng gói sản phẩm dịch vụ, nếu khách hàng đầu tƣ lớn thì họ sẽ đƣợc gói phần mềm với nhiều tính năng với độ tin cậy cao hơn, và tất nhiên là gói thấp nhất của những loại phần mềm hệ thống nêu trên cũng có giá trị tối thiểu vài triệu USD. Những phần mềm này cũng cần tốn rất nhiều thời gian để điều chỉnh nhằm đáp ứng phù hợp nhu cầu hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam. Ví dụ với phần mềm xếp hạng tín nhiệm, ngoài chi phí ban đàu, các ngân hàng còn phải tốn chi phí cho việc thƣờng xuyên cập nhật và bảo trì phần mềm để nhằm tăng mức độ tin cậy của những phần mềm này khi ra quyết định xếp hạng .

c. Hạn chế về các quy định, hƣớng dẫn của cơ quan quản lý

Một vấn đề chính để cản trở việc các ngân hàng thƣơng mại có thể sử dụng chuẩn Basel III chính là những trở ngại hành chính. Việc tính toán những giá trị tài sản rủi ro và những hệ số tƣơng ứng đều đƣợc quy đinh bởi thông tƣ mới nhất của NHNN- mà tiêu biểu là Thông tƣ 13. Sau khi tính toán tiêu chuẩn về an toàn vốn tối thiểu, định kỳ hàng tháng các Ngân hàng phải gửi số liệu báo cáo đến NHNN. Trong bối cảnh hiện tại, các Ngân hàng hoàn toàn không có khả năng tự quyết định việc tính toán này.

Với hoàn cảnh và khả năng hiện tại tại Vietcombank và nhiều ngân hàng thƣơng mại khác, Thông tƣ 13 của NHNN đóng vai trò hỗ trợ rất lớn để hƣớng các ngân hàng hoạt động theo chuẩn Basel nhƣng việc định hƣớng và quy định phải tiến hành từng bƣớc, từ thấp đến cao và phải có sự chuẩn bị thật chu đáo về mọi phƣơng diện.

67

d. Hạn chế về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel 3 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 73)