thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Đội ngũ cán bộ nắm vững những chuẩn mực Basel và có khả năng tƣ vấn áp dụng chuẩn Basel và thực tế đang là một vấn đề đang đƣợc đặt ra là mối quan tâm hàng đầu tại Vietcombank.
Thực tế, tại các nƣớc phát triển trên thế giới, việc áp dụng chuẩn Basel III chỉ ở mức khởi đầu dựa trên cơ sở những kinh nghiệm và hệ thống hạ tầng của chuẩn Basel I và Basel II đã áp dụng trƣớc đó. Đối với các NHTM ở Việt Nam nói riêng, việc tìm kiếm các chuyên gia tài chính thông thạo và có khả năng tƣ vấn áp dụng Basel tƣơng đối khó khăn và trong nhiều trƣờng hợp phải mời đến các chuyên gia nƣớc ngoài.
2.3.2 Khả năng áp dụng chuẩn mực an toàn vốn tối thiểu theo Basel III tại Vietcombank Vietcombank
Nhƣ đã trình bày, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế- mà tiêu biểu là Basel III tại Vietcombank gặp nhiều yếu tố ảnh hƣởng nhƣ : các tiêu chuẩn về kế toán ; vấn đề quản lý thông tin ; hạn chế về các quy định, hƣớng dẫn của cơ quan quản lý cũng nhƣ hạn chế về nguồn nhân lực.
Nếu chỉ xét đơn thuần phần yêu cầu vốn tối thiểu về mặt hình thức (con số) mà bỏ qua các yếu tố ảnh hƣởng còn lại, Vietcombank đã đáp ứng chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Basel I và Basel II. Đối với Basel III, theo lộ trình đến năm 2019, CAR đạt 10,5% thấp hơn số liệu thực tế của Vietcombank tính đến thời điểm 31/10/2012 (14,25%).
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh tổng thể nhiều yếu tố và bản chất thực sự của việc tính toán và đáp ứng CAR, việc áp dụng Basel III tại Vietcombank gặp
68
những khó khăn lớn và trong thời điểm hiện tại không thể hƣớng đến chuẩn Basel III.
Thứ nhất, Vietcombank đang sử dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và việc áp dụng chuẩn này là yêu cầu hành chính mang tính bắt buộc đối với Vietcombank, Ngân hàng hoàn toàn không có khả năng tự quyết chế độ kế toán áp dụng. Các số liệu về CAR theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam thƣờng có khoảng cách khá xa với việc tính toán theo chuẩn IFRS (chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế). Do đó, xét về mặt định lƣợng, con số ấn tƣợng về CAR tại Vietcombank có khả năng thấp hơn thực tế.
Thứ hai, việc đánh giá và tính toán rủi ro của các loại tài sản "Có" rủi ro tại Vietcombank (và của cả các NHTM khác) không phải do tự Ngân hàng quyết định mà hoàn toàn dựa vào quy định của NHNN. Đây là trở ngại lớn đối với Vietcombank khi hƣớng đến chuẩn Basel II- tiền đề và cơ sở của Basel III. Tính tự quyết của các ngân hàng trong việc áp dụng tính toán linh hoạt những hệ số rủi ro cho những tài sản của chính ngân hàng mà Basel III phát triển xem nhƣ không thể áp dụng cho Vietcombank nói riêng và tất cả các NHTM Việt Nam nói chung trong thời điểm hiện tại.
Thứ ba, hệ thống công nghệ thông tin của Vietcombank chƣa thực sự đáp ứng những yêu cầu mà Basel III đặt ra. Chính sách đầu tƣ nâng cấp hệ thống chỉ tiến hành đƣợc vài năm- kể từ khi Vietcombank chính thức niêm yết và trở thành một trong những NHTM hàng đầu. Việc sử dụng hệ thống chƣa hoàn thiện để phân tích và đánh giá rủi ro hoạt động và rủi ro vỡ nợ căn cứ vào số liệu nhóm nợ, tình trạng nợ quá hạn và điểm xếp hạng tín dụng… chƣa thể cho kết quả chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (một trong những phương pháp giúp Vietcombank có thể tự đánh giá rủi ro- Phương pháp phân
69
hạng nội bộ) mới ra đời đƣợc vỏn vẹn 02 năm và đang trong quá trình hoàn thiện. Vietcombank cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể vừa thực hiện, vừa nâng cấp và hoàn thiện hệ thống.
Thứ tư, sự hiện diện của các nhân sự nƣớc ngoài giữ vị trí cao trong Ban điều hành Vietcombank chỉ chính thức bắt đầu trong năm 2012- khi Vietcombank hoàn tất thƣơng vụ bán cổ phần cho Mizhuho. Điều này một phần do chính sách tuyển dụng và chế độ đãi ngộ của Vietcombank chƣa thực sự nhắm đến các chuyên gia hoạt động lâu năm tại các nƣớc đã áp dụng thành công chuẩn Basel. Mặt khác, các nhân sự có chất lƣợng này thƣờng nhắm đến các Ngân hàng lớn của Mỹ, Nhật… để công tác thay vì lựa chọn một Ngân hàng Việt Nam.
70
CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU TẠI VIETCOMBANK