nhân và thể nhân
Việc tính toán Tài sản "Có" rủi ro- Các cam kết ngoại bảng đƣợc tính toán theo hệ số chuyển đổi và hệ số rủi ro dựa trên các hình thức đảm bảo : Đảm bảo hoàn toàn bằng tiền mặt ; đảm bảo hoàn toàn bằng bất động sản và đảm bảo hoàn toàn bằng tài sản khác. Do vậy, việc hoàn thiện chính sách đảm bảo tín dụng cho tất cả các đối tƣợng khách hàng là một yếu tố quan trọng và cần đƣợc thực hiện tại Vietcombank.
Hiện tại, chính sách đảm bảo tín dụng của Vietcombank đƣợc quy định và hƣớng dẫn theo Quyết định 30/QĐ-VCB.CSTD ngày 20/01/2011 về việc Ban hành Hướng dẫn thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng của Tổng Giám đốc Vietcombank.
Quyết định 30/QĐ-VCB.CSTD đã hệ thống hóa tất cả các biện pháp đảm bảo tín dụng đối với khách hàng của Vietcombank và đƣợc áp dụng cho tất cả các biện pháp thế chấp tài sản của khách hàng tại Ngân hàng. Điểm mới của Quyết định này là quy định về việc đảm bảo một phần bằng tài sản đối với khách hàng. Theo đó, khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng theo từng bậc cụ thể đƣợc vay vốn mà chỉ đảm bảo một tỷ lệ nhất định về tài sản.
Tỷ lệ tài sản bảo đảm = ∑ (Giá trị tài sản bảo đảm theo định giá) Dƣ nợ cấp tín dụng
76
Bảng 3.1 - Điều kiện đối với khách hàng đã đƣợc xếp hạng tín dụng để xem xét áp dụng biện pháp bảo đảm tín dụng
Trƣờng hợp Quan điểm cấp TD
Điều kiện về bảo đảm tín dụng Tỷ lệ TSBĐ Điều kiện khác AAA Thuộc đối tượng ưu tiên cấp tín dụng ≥ 0% Khách hàng phải cam kết bằng văn bản với VCB: - Bổ sung các biện pháp đảm bảo theo yêu cầu của VCB. - Trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được yêu cầu bổ sung biện pháp đảm bảo. AA+ AA A+ A ≥ 10% BBB Thuộc đối tượng có thể cấp tín dụng ≥ 20% BB+ BB ≥ 30% B+ B Thuộc đối tượng xem xét xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề ≥ 40% CCC CC+ ≥ 70% CC C+ C ≥ 100% D Thuộc đối tượng cấp tín dụng phải có đảm bảo toàn bộ bằng tài sản
(Nguồn : Quyết định 30/QĐ-VCB.CSTD của Tổng Giám đốc Vietcombank)
Tuy nhiên, để hoàn thiện Chính sách đảm bảo tín dụng, Vietcombank cần chú trọng đến những yếu tố sau đây :
o Danh mục tài sản bảo đảm chấp nhận của Vietcombank mở rộng đến những loại tài sản nhƣ : các loại trái phiếu của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng ; các loại cổ phiếu của công ty niêm yết và không niêm yết ; vàng và kim loại quý… là những loại tài sản đòi hỏi kiến thức và trình độ chuyên môn trong việc định giá và phân biệt. Do vậy, việc đào
77
tạo kỹ năng của đội ngũ định giá tài sản- mà cụ thể là bộ phận Khách hàng thể nhân và pháp nhân cần đƣợc quan tâm.
o Do đặc trƣng bộ phận Khách hàng vừa thực hiện thẩm định tài sản, vừa thực hiện việc cấp tín dụng nên không tránh khỏi rủi ro đạo đức trong quá trình hoạt động. Ví dụ điển hình nhất là việc Cán bộ Khách hàng (CBKH) định giá cao tài sản bảo đảm so với giá trị thực để có thể cấp tín dụng. Đây là một trong những rủi ro chủ chốt dẫn đến nợ xấu trong các khoản cấp tín dụng.
Do vậy, để đảm bảo tính minh bạch trong công tác thẩm định giá trị tài sản, Vietcombank cần thành lập bộ phận thẩm định giá tài sản- là bộ phận độc lập với bộ phận Khách hàng (tín dụng) của Ngân hàng để đảm bảo kết quả định giá tài sản đảm bảo đƣợc khách quan và sát với giá trị thực tế.
o Trong trƣờng hợp giá trị tài sản cao (các quyền sử dụng đất là dự án nhà ở, quyền sử dụng đất tại trung tâm các thành phố lớn…) hoặc tài sản phức tạp về phƣơng pháp định giá (định giá trái phiếu, cổ phiếu…) : khuyến khích việc thuê đơn vị định giá độc lập- là một đơn vị riêng lẻ, độc lập với Vietcombank. Việc lựa chọn các đơn vị tiến hành hợp tác về định giá cần dựa trên năng lực, kinh nghiệm của đơn vị.