Mục tiêu hoàn thiệ n:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (Trang 72)

Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành đã bộc lộ những tồn tại, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính.. Do đó, công tác quản lý NSNN, đặc biệt là công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nhất thiết phải được hoàn thiện, nâng cao chất lượng để phù hợp với tình hình mới. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và lành mạnh nền Tài chính Quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát.

Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, Phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ

kiểm soát chi theo đúng Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ, được cấp phát trực tiếp từ KBNN.

Hai là, Cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm

soát chi NSNN qua KBNN phải theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước.

quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN với tư cách là tổng kế toán quốc gia để có sự kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)