Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (Trang 31)

- Chức năng, nhiệm vụ KBNN: Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi KBNN phải có một vị thế, phạm vi vai trò lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN; đồng thời, cũng nâng cao được hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Thúc đẩy nhanh quá trình Kho bạc điện tử với sứ mệnh tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước với mục tiêu: "Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán Nhà nước nhằm tăng cường năng

lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước”.

- Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN: đây là lực lượng trực tiếp thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ KBNN nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tác nghiệp nó riêng; đồng thời, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN; Sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN ở cả trung ương và địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN. Đồng thời, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN.

- Về cơ sở vật chất – kỹ thuật, việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng cần đòi hỏi một số điều kiện khác như hiện đại hoá công nghệ KBNN; hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN; hiện đại hoá công nghệ thanh toán trong nền kinh tế và của KBNN. Triển khai thực hiện Dự án Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Đây là cấu phần quan trọng nhất trong Dự án Cải cách tài chính công, có thời gian triển khai dài, phạm vi lớn, ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách Quốc giavới mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách; nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính công, đảm bảo an ninh tài chính.

TABMIS được xây dựng dựa trên những mục tiêu cải cách và hướng tới các chuẩn mực, thông lệ tốt về quản lý tài chính công trên thế giới, hướng tới kế toán dồn tích và quản lý ngân quỹ hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN có vai trò quan trọng trong việc chi tiêu sử dụng nguồn lực đất nước một cách tiết kiệm, hiệu quả, giữ vững ổn

định kinh tế - xã hội của một quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân. Yêu cầu phải có cơ chế kiểm soát chi NSNN chặt chẽ đảm bảo tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Với vị trí, vai trò quan trọng đó, KBNN trở thành “khâu mắt” không thể thiếu trong hệ thống các cơ quan quản lý về NSNN. KBNN có thẩm quyền quản lý, kiểm soát mọi khoản chi của NSNN, có quyền từ chối thanh toán tất cả các khoản chi không đúng quy định của pháp luật. KBNN trở thành “chốt chặn” cuối cùng trước khi tiền Nhà nước được cấp phát, thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng. “Khẳng định vị trí của Kho bạc Nhà nước là một công cụ quản lý tài chính, thực hiện vai trò giám sát, kiểm soát toàn diện các nguồn thu, chi các quỹ theo đúng quy định của pháp luật. Trong quản lý quỹ NSNN, bên cạnh việc tập trung nhanh nguồn thu, Kho bạc Nhà nước cần hoàn thiện quy chế, đơn giản hoá thủ tục và giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính trong quản lý và kiểm soát chi NSNN gắn với việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” ( Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, năm 2010 ).

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (Trang 31)