Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế trong cơ chế quản lý và kiểm soát chi : chưa thực hiện kiểm soát cam kết chi, vẫn thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào, chưa thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Tổ chức quy trình kiểm soát chi NSNN chưa thống nhất, sự phối hợp phân định trách nhiệm giữa các cơ quan như KBNN, Tài chính, đơn vị dự toán còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, còn nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm soát chi NSNN (cơ quan tài chính cấp phát bằng lệnh chi tiền; một số khoản chi NSNN từ nguồn vốn ODA chưa được kiểm soát, thanh toán qua KBNN). Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức còn lạc hậu,chưa phù hợp với thực tế. Quy trình cấp phát,thanh toán, chi trả trong chế độ kiểm soát chi chưa hoàn chỉnh. Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN với nhiệm vụ kiểm soát chi (Sở giao dịch KBNN, KBNN tỉnh, KBNN huyện) còn phân tán, cắt khúc : Bộ phận kế toán NSNN thực hiện kiểm soát chi thường xuyên, bộ phận kiểm soát chi NSNN chỉ thực hiện kiểm soát vốn đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu. Trình độ, năng lực công chức KBNN cũng như của các đơn vị dự toán (nhất là các đơn vị dự toán thuộc ngân sách xã phường) chưa đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như áp dụng công nghệ thông tin hiện đại.
+ Tổ chức quy trình kiểm soát chi NSNN chưa thống nhất, việc phân định trách nhiệm chưa thực sự chặt chẽ khi còn nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm soát chi NSNN (cơ quan tài chính cấp phát bằng lệnh chi tiền; một số khoản chi NSNN từ nguồn vốn ODA chưa được kiểm soát, thanh toán qua KBNN); cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát chi NSNN chưa đạt hiệu quả cao…
Những hạn chế, nguyên nhân trong từng lĩnh vực kiểm soát chi có thể đánh giá như sau:
NSNN qua KBNN :
a) Những hạn chế:
Thứ nhất, Về quy trình giao dịch một cửa đã bộc lộ những tồn tại,
vướng mắc:
- Việc triển khai thực hiện mô hình kiểm soát chi 1 cửa chưa được thống nhất ở các đơn vị KBNN, nhiều đơn vị KBNN có mô hình thực hiện khác nhau. Tại một số đơn vị, việc triển khai còn mang tính hình thức, chưa nghiêm túc và chưa chỉ đạo quyết liệt nên kết quả đạt được chưa rõ nét.
- Chưa thực hiện được triệt để việc tách biệt giữa người nhận hồ sơ của khách hàng và người xử lý hồ sơ (theo yêu cầu tại công văn số 1556/BTC- TCCB). Trong thực tế, đa số các đơn vị KBNN chỉ mới thực hiện ở mức đảm bảo khách đến KBNN chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả giao dịch một nơi. Cán bộ của các bộ phận nghiệp vụ phải luân phiên trực tại bộ phận 1 cửa để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đồng thời, vẫn trực tiếp xử lý các hồ sơ của khách hàng do mình phụ trách, trong đó ở các đơn vị KBNN quận, huyện có số biên chế thấp, không đủ biên chế để tách riêng bộ phận nhận và trả hồ sơ.
- Do đặc điểm hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN rất đa dạng, phức tạp; hệ thống cơ chế chính sách chưa được chuẩn hoá đầy đủ; các định mức, chế độ chi tiêu còn thiếu hoặc lạc hậu, chưa phù hợp, phải sửa đổi, bổ sung thường xuyên; một số cán bộ phụ trách tài chính, kế toán của các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách chưa nắm rõ các quy định chi tiết về các điều kiện, thủ tục chi NSNN, đặc biệt là cấp phường, xã. Trong thực tế thường phát sinh các tình huống và trường hợp chưa có hướng dẫn đầy đủ, chi tiết trong các văn bản chế độ hiện hành. Từ đó đòi hỏi phải có sự trao đổi, thuyết minh giữa các đơn vị sử dụng ngân sách với KBNN để cùng thống nhất biện pháp giải quyết vướng mắc phát sinh. Trong khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chỉ có thể kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ chứng từ gửi đến, không thể đối chiếu, phát hiện được sai sót chi tiết về nội dung hồ sơ, nên đến khi chuyển về bộ phận nghiệp vụ mới kiểm tra chi tiết, phát hiện sai
sót, phải yêu cầu khách hàng bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ, tạo tâm lý không tốt cho khách hàng vì phải đi lại nhiều lần và kéo dài thời gian hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp khách hàng chưa đồng ý với cách giải quyết của KBNN thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ không đủ thông tin để trực tiếp trao đổi và giải thích thoả đáng cho khách, mà phải trao đổi lại với cán bộ trực tiếp giải quyết dẫn đến thông tin truyền qua khâu trung gian, chậm và không đầy đủ. Hầu như các vấn đề phức tạp thì khách hàng lại phải gặp cán bộ nghiệp vụ thụ lý hồ sơ để trao đổi trực tiếp.
Thứ hai, vướng mắc khi thực hiện chi ngân sách theo dự toán từ KBNN
và thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính ban hành về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thay thế thông tư 79/2003/TT-BTC:
+ Do cơ chế tạm cấp kinh phí, ứng trước dự toán nên nhiều Bộ, cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương còn ỷ lại, dẫn đến việc phân bổ và giao dự toán NSNN tuy có sớm hơn nhưng vẫn còn chậm so với thời gian quy định của Luật NSNN, ảnh hưởng tới việc chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách và công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
+ Cơ chế kiểm soát thanh toán theo thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính ban hành về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thay thế thông tư 79/2003/TT-BTC đã giúp cho KBNN giảm bớt khối lượng công việc khá lớn về kiểm soát các chứng từ chi tiêu của đơn vị giao dịch, nhưng mặt khác lại tạo ra sự thiếu chắc chắn trong việc kiểm soát các khoản chi NSNN, KBNN kiểm soát chi thông qua bảng kê chứng từ do đơn vị lập. Do đó phụ thuộc rất nhiều tính tự giác, ý thức trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị giao dịch trong việc sử dụng NSNN.
Thứ ba, tình hình thanh toán trực tiếp từ KBNN cho các đơn vị, đối
tượng hưởng NSNN vẫn chưa được cải thiện đáng kể nên vẫn chưa hạn chế được việc NSNN bị cắt khúc, phân tán; chưa giảm được tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng chi NSNN, tạo kẽ hở để đơn vị rút tiền về quỹ để chi
tiêu sai chế độ, tham ô, lãng phí,...
Thứ tư, cơ chế cấp phát các khoản chi ngân sách theo Luật NSNN mới
chỉ bỏ được hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí và thay bằng hình thức cấp phát theo dự toán từ KBNN; còn một số phương thức cấp phát khác như cấp bằng lệnh chi tiền, ghi thu - ghi chi, cấp phát kinh phí uỷ quyền vẫn tồn tại song song với phương thức cấp phát mới - cấp phát theo dự toán từ KBNN. Thực tế trên gây nhiều khó khăn cho KBNN trong công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN.
Thứ năm, Về tiêu chuẩn, định mức chi: hệ thống định mức, tiêu chuẩn
chi khi thực hiện Luật Ngân sách sửa đổi hầu như chưa có thay đổi so với trước đây, cộng thêm tỷ lệ trượt giá do lạm phát qua các năm tăng cao làm cho hệ thống tiêu chuẩn, định mức lại càng lạc hậu, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác kiểm soát chi của KBNN cũng như công tác chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN.
Thứ sáu, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có liên quan
trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu của đơn vị thực hiện khoán chi chưa được quy định một cách rõ ràng. Cụ thể, đối với cơ quan tài chính khi cấp phát kinh phí khoán chỉ cấp vào mục chi khác; đối với KBNN chỉ thực hiện việc trích chuyển kinh phí theo đề nghị chi của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị được cấp tự chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của mình.
Thứ bảy, hạch toán và quyết toán kinh phí NSNN còn gặp khó khăn.
Việc quy định cơ quan tài chính cấp kinh phí vào mục chi phí khác (mục 7750) của MLNSNN sẽ tạo tính chủ động cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện theo cơ chế khoán, nhưng phương thức cấp phát này cũng gây khó khăn cho công tác hạch toán, quyết toán các khoản chi NSNN của KBNN. Bởi lẽ, KBNN hạch toán và quyết toán chi NSNN cho các cơ quan, đơn vị khoán vào mục chi khác, trong khi các đơn vị thực hiện khoán hạch toán và quyết toán các khoản chi khoán với cơ quan tài chính theo MLNSNN hiện hành. Chính vì vậy dẫn đến khó khăn cho
KBNN trong việc đối chiếu số liệu giữa cơ quan, đơn vị khoán, với KBNN và cơ quan tài chính.
b) Nguyên nhân:
Những hạn chế của công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, cơ cấu tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ trong hệ thống KBNN hiện nay chưa phù hợp với quy trình giao dịch một cửa. Đó là quy trình KS chi thường xuyên do bộ phận Kế toán NSNN đảm nhiệm, quy trình Kiểm soát chi vốn đầu tư và chương trình mục tiêu do bộ phận kiểm soát chi NSNN đảm nhiệm. Một đơn vị thụ hưởng NSNN vẫn phải giao dịch với hai cửa nếu được cấp ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB. Mô hình giao dịch một cửa của KBNN áp dụng máy móc, cứng nhắc theo mô hình một cửa của các cấp chính quyền UBND thực hiện, chưa tính đến hoạt động nghiệp vụ KBNN có tính đặc thù, công tác kiểm soát chi được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, hồ sơ kiểm soát chi khá nhiều theo các phương thức, thể thức thanh toán : tạm ứng tiền mặt, tạm ứng chuyển khoản, thanh toán khoản chi lương, chi chuyên môn nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa, thanh toán liên kho bạc nội tỉnh, ngoại tỉnh, thanh toán bù trừ thông thường, thanh toán bù trừ điện tử……đa số đơn vị sử dụng ngân sách đều phải theo dõi, quản lý cấp phát nhiều lần; khối lượng hồ sơ lớn, phức tạp, điều kiện để được thanh toán cũng rất đa dạng, nhiều tình huống phát sinh mà chưa có quy định cụ thể. Trong những thời điểm cuối tháng, quý, năm và trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì việc giao dịch qua bộ phận một cửa cũng là một trở ngại lớn cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN vì khối lượng giao dịch tập trung rất lớn, khối lượng công việc tăng nhiều lần. Nhiều đơn vị KBNN phải tạm thời dừng thực hiện quy trình giao dịch một cửa để trở lại thực hiện theo quy trình khách hàng giao hồ sơ trực tiếp cho cán bộ nghiệp vụ kiểm soát chi để đảm bảo thời gian xử lý công việc . Chủ tài khoản đơn vị thụ hưởng thuộc ngân sách các cấp ( nhất là phường, xã) không chuyên sâu nghiệp vụ, trình độ kế
toán của các đơn vị giao dịch chưa đồng đều, nên hồ sơ chứng từ gửi đến KBNN thường thiếu và sai nhiều, phải trả lại để chỉnh sửa nhiều lần. Khi tập trung giao dịch tại bộ phận nhận hồ sơ một cửa thì cán bộ nhận hồ sơ chịu áp lực về thời gian trả phiếu hẹn cho khách, phải tiếp nhận xử lý hồ sơ của nhiều khách hàng nên việc hướng dẫn khó đảm bảo chi tiết, cụ thể; mặt khác, do không nắm chắc thông tin về các dự toán đơn vị, tồn quỹ NSNN các cấp tại các thời điểm nên hướng dẫn không đầy đủ, chính xác. Phần lớn khách hàng muốn giao dịch trực tiếp với cán bộ xử lý công việc để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
Hai là, cơ chế kiểm soát chi, phương thức cấp phát chưa được mạnh dạn chuyển đổi theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống các văn bản hướng dẫn về cấp phát, kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Luật NSNN chưa được chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho cơ quan kiểm soát chi lẫn đơn vị thụ hưởng NSNN.
Ba là, các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi NSNN mặc dù đã được nghiên cứu bổ sung và sửa đổi (chế độ công tác phí, mua sắm ô tô, trang bị phương tiện làm việc ...), song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Cụ thể, hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu và chưa hợp lý; chất lượng dự toán ngân sách còn thấp,... chưa thực sự là căn cứ đáng tin cậy để KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác kiểm soát chi ngân sách của KBNN.
Bốn là, lực lượng cán bộ KBNN nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác chi và kiểm soát chi NSNN nói riêng còn yếu và thiếu. Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo Luật Ngân sách sửa đổi làm tăng thêm một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn trong khi sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN chưa tương ứng với yêu cầu của công việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN.
còn chưa theo kịp yêu cầu của Luật NSNN sửa đổi. Vì vậy, chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN.
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư NSNN qua KBNN:
a) Hạn chế:
Thứ nhất, vốn đầu tư giải ngân chậm vì: công tác chuẩn bị của các chủ
đầu tư còn nhiều hạn chế. Một số dự án tuy đã được ghi kế hoạch đầu tư nhưng chủ đầu tư lại chưa chuẩn bị đủ thủ tục cần thiết hoặc chưa tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu,... Đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, do chính sách đền bù chưa được đồng bộ; đơn giá đền bù đôi khi chưa phù hợp với mặt bằng giá thực tế; quỹ nhà, quỹ đất phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng nhiều khi chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời,.... nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng thường rất chậm. Từ đó, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án của các nhà thầu dẫn đến không có khối lượng hoàn thành để KBNN thực hiện thanh toán.
Thứ hai, các căn cứ để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, thanh toán
vốn đầu tư còn chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những định mức, đơn giá cho công tác quy hoạch ngành, chuẩn bị đầu tư,... nên đã gây nhiều khó khăn cho KBNN trong quá trình kiểm soát, thanh toán vốn.
Thứ ba, lực lượng cán bộ KBNN làm công tác kiểm tra, kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh toán vốn đầu tư còn yếu, đặc biệt là tại các KBNN huyện,...
Thứ tư, việc tin học hoá trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:
mặc dù đến nay ứng dụng chương trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên máy tính phần nào đem lại hiệu quả; tuy nhiên việc triển khai áp dụng tại một số địa phương còn chậm, chưa triển khai rộng khắp tất cả các đơn vị KBNN cấp huyện, phương tiện tin học ở một số nơi còn thiếu, Việc xử lý số liệu, kết