Mục đích, ý nghĩa của huy động cộng đồng

Một phần của tài liệu Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (Trang 37)

8. Các luận cứ dự kiến (Cấu trúc luận văn)

1.3.3. Mục đích, ý nghĩa của huy động cộng đồng

Để đảm bảo mối quan hệ cân bằng động giữa GD-ĐT và KTXH, GD-ĐT phải là một hệ tự điều chỉnh, phải tự nâng mình lên để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi phát triển KTXH. Thế nhƣng, thực trạng GD-ĐT nƣớc ta những năm vừa qua cho thấy tự nó không thể điều chỉnh, tự nâng mình lên đƣợc vì quá yếu kém. "Cơ sở vật chất xuống cấp và lạc hậu, động lực của ngƣời dạy cũng nhƣ ngƣời học giảm sút, sự phát triển của GD về cả số lƣợng và chất lƣợng đều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KTXH của đất nƣớc". [13, Tr.9]

Để phát triển sự nghiệp GD-ĐT, chúng ta cần tiến hành HĐCĐ. Mục đích và ý nghĩa của HĐCĐ có thể tóm tắt nhƣ sau:

+ Thực hiện HĐCĐ là để phá vỡ thế đơn độc của GD. "Trong nhiều năm qua, với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp "thay cho" sự quản lý Nhà nƣớc về GD ", chúng ta đã thực hiện "nhà nƣớc hoá GD". Chúng ta đã làm mất đi bản chất xã hội của GD. Đây là một trong những lý do cơ bản làm cho ngành GD rơi vào thế đơn độc, không thu hút đƣợc các nguồn lực xã hội. Vì vậy cần làm cho GD trở lại với bản chất xã hội đích thực của nó. HĐCĐ sẽ "mở cửa" nhà trƣờng với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trƣờng và nhân dân, làm cho nhân dân có thể thực hiện tốt quyền làm chủ của mình đối với GD, không những đóng góp xây dựng nhà trƣờng mà còn giám sát, kiểm tra nhà trƣờng trong việc thực hiện các mục tiêu

+ Mục tiêu của GD là phát triển toàn diện con ngƣời về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH và tiến bộ KHCN. Mục tiêu trên không thể đạt đƣợc nếu môi trƣờng gia đình và xã hội không lành mạnh, nền kinh tế, khoa học phát triển đến một trình độ nhất định nào để thực hiện XHHSNGD thì GD mới có thể thực hiên đƣợc mục tiêu của nó. Vì vậy, GD cần sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của gia đình và các LLXH vào việc tạo ra môi

40

trƣờng thuận lợi cho GD, hoàn thiện nội dung và phƣơng pháp GD, cải tiến công tác quản lý GD, tức là cần phải huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.

+ HĐCĐ còn là con đƣờng, cách thức để thực hiện "dân chủ hoá GD" (DCHGD), nhằm biến hệ thống GD từ một thiết chế hành chính cô lập thành một thiết chế GD của dân, do dân và vì dân. Cần làm cho mọi ngƣời dân trong cộng đồng nắm đƣợc những thông tin về GD để họ có thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình và hƣởng thụ một nền GD có chất lƣợng, có tham gia ý kiến, đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của cho GD. + HĐCĐ còn nhằm mục tiêu "GD cho mọi ngƣời" (GDMN), làm cho mọi thành viên của cộng đồng đƣợc hƣởng thụ GD một cách thƣờng xuyên và liên tục, đƣợc đào tạo suốt đời. Nhƣng muốn thực hiện mục tiêu đó mọi ngƣời phải làm GD, có quyền lợi và có nghĩa vụ tham gia vào quá trình GD với tƣ cách là những chủ thể GD, đồng thời cũng là đối tƣợng của GD, dƣới mọi hình thức khả năng và điều kiện.

Mục tiêu cao nhất của GD là xã hội hoá cá nhân . Do đó, điều quan trọng chủ yếu của XHHSNGD là tính xã hội của sản phẩm GD. Vì vậy, thực hiện công tác HĐCĐ là phải quán triệt tính xã hội, tính cộng đồng trong việc thiết kế, thực thi các quá trình GD, từ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, các hình thức tổ chức, phƣơng tiện, điều kiện, chủ thể và khách thể đến những vấn đề quản lý để đạt đƣợc mục tiêu đó. [13]

Một phần của tài liệu Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)