Xã hội hoá sự nghiệp GD và HĐCĐ để phát triển GD, phát triển nhà

Một phần của tài liệu Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (Trang 26)

8. Các luận cứ dự kiến (Cấu trúc luận văn)

1.3.Xã hội hoá sự nghiệp GD và HĐCĐ để phát triển GD, phát triển nhà

1.3.1. Bản chất của GD mang tính xã hội hóa sâu sắc.

GD xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài ngƣời. Triết học Mác-Lê nin đã khẳng định: Trong quá trình tồn tại, con ngƣời bao giờ cũng cải tạo tự nhiên, chinh phục tự nhiên để tự nhiên chinh phục mình, đồng thời con ngƣời cũng nhận thức chính mình, cải tạo chính mình để phục vụ cho mình. Con ngƣời luôn sống trong các hoàn cảnh xã hội nhất định và khi nói đến con ngƣời, tức là phải xem đó là con ngƣời - xã hội. Con ngƣời luôn phải tự giáo dục và giáo dục để truyền đạt và tiếp thu các kinh nghiệm lịch sử-xã hội để tồn tại và phát triển không ngừng.

Trong quá trình phát triển của xã hội, GD là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, là hạt nhân của mọi sự phát triển. Điều này có nghĩa là không thể tách rời GD ra khỏi xã hội, hay nói cách khác, không có GD đứng ngoài xã hội, không có xã hội nào phát triển không gắn liền với vai trò lịch sử của một nền GD. Sự tồn tại của GD luôn chịu sự chi

29

phối của trình độ phát triển KTXH và ngƣợc lại. Điều này phản ánh tính chất xã hội của GD. GD mang bản chất xã hội, xã hội càng phát triển thì vai trò của GD càng lớn.

Tuy nhiên, tính chất xã hội của GD và xã hội hoá GD không phải là một. Bởi lẽ tự thân hoạt động GD luôn có tính chất xã hội nhƣng nếu biết phát huy tính chất xã hội trong GD thì GD sẽ phát triển nhanh và ảnh hƣởng mạnh mẽ vào quá trình phát triển KTXH.

Giáo dục có chức năng xã hội hoá cá nhân và giáo dục là sự nghiệp chung của cả xã hội hiểu theo nghĩa là tất cả các thành viên của xã hội đều phải có trách nhiệm tham gia giáo dục với các mức độ khác nhau.

1.3.2. Xã hội hoá – Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

* Xã hội hoá: GD có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các nƣớc trên thế giới, ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển, GD thực sự trở thành nhân tố phát triển kinh tế, văn minh, trí tuệ, kinh tế tri thức. Hiện đại hoá nền học vấn để làm chủ nền văn minh hậu công nghiệp, ... vấn đề huy động nguồn nhân lực làm phong phú tài nguyên trí tuệ vì những mục tiêu kinh tế, xử lý sự mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội ..., tất cả đòi hỏi phải làm tốt GD, nhất là những nƣớc đang muốn đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì thế, các nƣớc đều tập trung sức đầu tƣ cho GD bằng mọi nguồn lực (Trí lực, vật lực, tài lực …)

Khái niệm xã hội hoá (Socialization) đã đƣợc các nhà xã hội học sử dụng để mô tả những phƣơng cách, giá trị mà vai trò xã hội đã đề ra tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời.

Thuật ngữ xã hội hoá hiểu theo nghĩa hẹp là xã hội hoá cá nhân đƣợc sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài ngƣời. Đây chính là quá trình xã hội hoá cá nhân.

Nhƣng còn một nghĩa nữa của khái niệm này, đó là xã hội hoá theo nghĩa rộng, đƣợc sử dụng để chỉ quá trình tăng cƣờng sự chú ý quan tâm của xã hội đến những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó mà trƣớc đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Nói cách khác, do tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của những vấn đề cụ thể

30

đó mà từ chỗ chỉ một nhóm, hay một cộng đồng, một bộ phận của xã hội quan tâm, đến nay càng đƣợc đông đảo quần chúng quan tâm, đó là quá trình xã hội hoá các vấn đề: GD, y tế, văn hoá, thể dục thể thao ...

Xã hội hóa các hoạt động GD là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển, các sự nghiệp đó nhằm từng bƣớc nâng cao mức hƣởng thụ về GD và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân.

Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trƣờng kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động GD. ở mỗi địa phƣơng, đây là cộng đồng trách nhiệm của Ðảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan Nhà nƣớc, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phƣơng và của từng ngƣời dân.

Xã hội hóa là mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động GD phát triển nhanh hơn, có chất lƣợng cao hơn, là chính sách lâu dài, là phƣơng châm thực hiện chính sách xã hội của Ðảng và Nhà nƣớc, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trƣớc mắt do Nhà nƣớc thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có mức thu nhập cao, ngân sách Nhà nƣớc đã dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì GD là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân.

Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nƣớc, giảm bớt phần ngân sách của Nhà nƣớc, trái lại Nhà nƣớc thƣờng xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.

Thực hiện xã hội hóa các hoạt động GD cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Ðảng và Nhà nƣớc. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hƣởng thụ, tức là ngƣời dân đƣợc xã hội và Nhà nƣớc chăm lo, mà còn biểu hiện cả về mặt ngƣời dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng ngƣời, từng địa phƣơng.

Thực hiện công bằng trong chính sách xã hội phải vận dụng các nguyên tắc điều chỉnh và ƣu tiên, nhất là phải ƣu tiên đối với ngƣời có công, phải trợ giúp ngƣời nghèo,

31

vùng nghèo; ngƣời có công, có cống hiến nhiều hơn, đƣợc xã hội, Nhà nƣớc chăm lo nhiều hơn.

Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động văn hóa, xã hội không phải là huy động bình quân mà là vận dụng cách huy động và mức huy động tùy theo các lớp ngƣời có điều kiện thực tế khác nhau, có mức thu nhập khác nhau. Những ngƣời thuộc diện chính sách xã hội của Ðảng và Nhà nƣớc đƣợc miễn, giảm phần đóng góp.

Công bằng xã hội còn đƣợc thực hiện thông qua việc phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách", ngƣời giàu giúp ngƣời nghèo, vùng giàu giúp vùng nghèo. Phát triển nhiều loại quỹ do nhân dân đóng góp tự nguyện làm việc nghĩa nhƣ quỹ khuyến học, quỹ từ thiện... Nhà nƣớc ban hành quy chế thành lập và quản lý các quỹ này theo hƣớng phát huy khả năng tự quản và giám sát của ngƣời đóng góp, thực hiện chế độ công khai hóa thu chi.

Thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực GD, y tế, văn hóa với quan niệm đúng đắn về công bằng xã hội chính là thực hiện định hƣớng xã hội chủ nghĩa theo đƣờng lối của Ðảng.

Xã hội hóa GD là một định hƣớng cơ bản nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng cùng chăm lo xây dựng và phát triển GD.

Tại Đại hội Đảng lần thứ X thì thuật ngữ xã hội hoá trở thành một trong những quan điểm hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá, nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi ngƣời dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nƣớc ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.

Thực hiện XHH tất yếu phải đổi mới cơ chế quản lý theo hƣớng dân chủ hoá, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Vì vậy, XHH và đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực văn hoá, xã hội có liên quan mật thiết với nhau với ý nghĩa đó có thể hiểu: XHH gắn với chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội những năm qua chỉ rõ, nơi nào thực hiện xã hội hoá mà không đổi mới cơ chế quản lý, vi phạm quyền dân chủ thì ở nơi đó nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Khi chƣa thực hiện xã hội hoá thì nguồn tài lực hoàn toàn do nhà nƣớc bao cấp, thực hiện xã hội hoá rồi thì

32

sẽ có thêm nhiều nguồn lực. Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, nƣớc ta đã có thời kỳ tuyệt đối hoá sự phân công lao động xã hội mà có quan niệm cho rằng: Nhà nƣớc cần phải lo mọi việc cho dân, dẫn đến các mặt hoạt động văn hoá, xã hội vốn có bản chất xã hội sâu sắc đã bị nhà nƣớc hoá, GD khoán trắng cho nhà trƣờng. Hậu quả là các lĩnh vực này xuống cấp trầm trọng vào những cuối thập kỷ XX. Thực tế đó đòi hỏi phải đổi mới cách làm, cách quản lý các lĩnh vực văn hoá xã hội song song với việc đổi mới quản lý kinh tế theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp.

Mục tiêu chủ yếu của XHH là HĐCĐ (Huy động tổng lực sức mạnh của toàn xã hội), tạo ra nhiều nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực văn hoá - xã hội, làm cho lĩnh vực công tác này thực sự gắn bó với dân, của dân, do dân và vì dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều ngƣời có cách hiểu XHHGD hiện nay mới chỉ xét từ phạm trù hoạt động chứ chƣa xét từ bản chất của GD. Theo đó, XHHGD mới chỉ là huy động tối đa sự tham gia của xã hội để phát triển GD, cả về số lƣợng và chất lƣợng, nghĩa là quan niệm về hoạt động XHH rất “thô” chỉ nghĩ đến đóng góp với những hình thức giản đơn.

Còn một số ngƣời cho rằng xã hội hoá có nội dung cốt lõi là huy động tiền của trong nhân dân giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc. Từ cách hiểu phiến diện này, một số nơi đặt ra nhiều khoản thu kinh phí vƣợt quá sức chịu đựng của dân, cùng với sự buông lỏng quản lý làm nảy sinh nhiều hiện tƣợng tiêu cực theo hƣớng thƣơng mại hoá rất đáng lo ngại, làm cho ngƣời dân hiểu XHH đồng nhất với việc thu tiền, làm mất đi sự nhiệt tình thực hiện XHH.

Cách nghĩ trên tồn tại trong nhiều năm, nhất là từ khi có trƣờng dân lập đầu tiên vào năm 1990 cho đến trƣớc khi có NQ 90 ra đời. Năm 1997, Chính phủ ban hành NQ 90 nêu rõ “XHH là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội, nhằm từng bƣớc nâng cao mức hƣởng thụ về GD, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân; xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm, là mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực; là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội, để thực hiện định hƣớng XHCN. XHH có quan hệ chặt chẽ với đa dạng hóa các hình thức hoạt động tạo cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng; XHH không giảm

33

nhẹ trách nhiệm của Nhà nƣớc, giảm bớt phần ngân sách Nhà nƣớc mà trái lại Nhà nƣớc thƣờng xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động GD, y tế, văn hóa, thể thao, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí đó”. Rõ ràng là, XHH theo nghĩa là một hoạt động đã đƣợc định nghĩa tổng quát trong các chủ trƣơng của Chính phủ. Song, sau 10 năm quá trình thực hiện XHH vẫn chậm và lệch lạc bởi nhiều cấp, nhiều ngành và ngƣời dân vẫn xem XHH chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của dân. Trên thực tế, không ít ngƣời lại hiểu XHHGD theo chiều hƣớng tƣ nhân hóa GD. Chính từ cách hiểu XHHGD chỉ là biện pháp tạm thời để huy động sự đóng góp tài chính của ngƣời dân cho nên ở những vùng khó khăn nhiều ngƣời lại cho rằng không thể có điều kiện để XHHGD và chỉ thụ động chờ đợi sự hỗ trợ từ Trung ƣơng

Một số địa phƣơng chƣa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành, cách quản lý mang tính quyết định dẫn đến nhiều địa phƣơng tổ chức phối hợp rất yếu, không đồng bộ và hiệu quả không cao.

Để thực hiện có hiệu quả xã hội hoá năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, trong đó khẳng định thực hiện xã hội hoá nhằm hai mục tiêu lớn:

- Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp GD, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

- Tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo đƣợc thụ hƣởng thành quả GD, y tế, văn hoá, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao. * Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: "Xã hội hoá sự nghiệp GD" là cụm thuật ngữ xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc khi đất nƣớc chuẩn bị bƣớc vào công cuộc đổi mới toàn diện. Khi đó, một số dịch vụ truyền thống nhƣ GD, y tế, văn hóa… do Nhà nƣớc cung cấp trƣớc đây nay chuyển sang cho ngƣời dân, các tổ chức và các doanh nghiệp do gánh nặng ngân sách cung cấp các dịch vụ công ngày càng tăng trong khi lại phải dành vốn cho các mục tiêu phát triển kinh tế.

Tuy mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhƣng hoạt động GD mang tính xã hội hoá đã đƣợc thực hiện tƣơng đối sớm. Đến nay, nhiều nhà GD và quản lý GD đã quan tâm nghiên cứu nội dung của khái niệm XHHSNGD, đặc biệt có vấn đề XHH GD đã đƣợc đƣa vào các văn bản chính thức của Đảng và Nhà nƣớc. Do đó, có thể định

34

nghĩa XHHSNGD nhƣ sau: "XHHSNGD là huy động toàn bộ xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân dƣới sự quản lý của nhà nƣớc". [8, Tr.61]

XHHSNGD là một chủ trƣơng lớn, một tƣ tƣởng lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Tƣ tƣởng đó là sự đúc kết truyền thống hiếu học, đề cao sự tự lực và chăm lo sự học hành của nhân dân ta từ hàng nghìn năm lịch sử, là bài học kinh nghiệm lớn của lịch sử hơn 60 năm nền GD nƣớc nhà, nhất là trong những năm gần đây. Sự nghiệp GD của nhân dân ta hơn 60 năm qua dƣới chính quyền cách mạng luôn chứng tỏ là sự nghiệp của toàn dân, toàn dân tham gia GD, toàn xã hội quan tâm đến GD vì đó là việc "trồng ngƣời” của gia đình và xã hội.

Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về XHHSNGD có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, cần hiểu rõ ràng thống nhất khái niệm XHHSNGD. "Nếu nói cho gọn là XHHGD, dễ dẫn đến giới hạn là chỉ nói đến tính xã hội của GD, tính chất này thuộc bản chất của GD mà hoạt động GD bình thƣờng nào cũng có. Nếu dừng ở mức độ này cũng có nghĩa là thừa nhận cái vốn có, có tính truyền thống, không thể tạo ra động lực mạnh mẽ, mới mẻ cho hoạt động GD trong một môi trƣờng xã hội năng động, luôn

Một phần của tài liệu Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (Trang 26)