Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (Trang 50)

8. Các luận cứ dự kiến (Cấu trúc luận văn)

2.1.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Huyện Vĩnh Bảo là huyện nông nghiệp, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 40 km, là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng, giáp với các huyện Thái Thuỵ và Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Tứ Kỳ và Ninh Giang (tỉnh Hải Dƣơng), huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Huyện có 2 quốc lộ đi qua (quốc lộ 10 và quốc lộ 37), giao cắt tại thị trấn Vĩnh Bảo; quốc lộ 10 dài 15km chạy theo hƣớng đông bắc - tây nam nối Vĩnh Bảo với Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và các tỉnh phía nam; quốc lộ 37 dài 20km chạy theo hƣớng tây bắc - đông nam nối huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình) - Vĩnh Bảo với tỉnh Hải Dƣơng, tiếp giáp với quốc lộ 5 đi Hà Nội và các tỉnh khác; có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp, giao thông thuận tiện. Diện tích tự nhiên của huyện gần 20.000 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 12.896 ha, quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp đến năm 2020 khoảng 1.500 ha

- Điều kiện xã hội và nguồn nhân lực: Huyện Vĩnh Bảo có tiềm năng lớn về nguồn nhân lực, cả về số lƣợng và chất lƣợng, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội luôn ổn định, vững chắc:

+ Các đơn vị hành chính: Huyện có 30 đơn vị hành chính (29 xã và một thị trấn); có 1 thị trấn huyện lỵ và 4 thị tứ.

+ Dân số: Dân số của huyện khoảng 188.392 ngƣời. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 102.800 ngƣời, chiếm 65% dân số, trong đó số lao động qua đào tạo là 20.000 ngƣời. Là huyện thuần nông nên số lao động nông nhàn, chƣa có việc làm còn nhiều. Hiện tại toàn huyện có khoảng 6.000 lao động đi làm trong các nhà máy, cụm công nghiệp ở các tỉnh khác.

53

+ GD: Huyện có 5 trƣờng trung học phổ thông, 1 trung tâm GD thƣờng xuyên và một Trung tâm dạy nghề. Là quê hƣơng của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo có truyền thống hiếu học và học giỏi; hàng năm, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học khoảng 3.500, đạt trên 99%, thi đỗ vào các trƣờng Đại học cao đẳng đều đạt trên 1.500 học sinh. Thực hiện chƣơng trình phổ cập bậc trung học và nghề đã có 30/30 xã, thị trấn đạt 2 tiêu chuẩn (huy động và hiệu quả). Trung tâm dạy nghề huyện thƣờng xuyên đào tạo nghề, bồi dƣỡng nghề cho trên 2.000/lƣợt ngƣời/năm. Dự kiến đến năm 2010 sẽ nâng cấp thành Trƣờng Trung cấp nghề.

- Cơ sở hạ tầng:

+ Giao thông: Huyện có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ khá hoàn chỉnh, phân bố đều, rộng khắp với nhiều cấp đƣờng, mật độ giao thông đƣờng bộ đạt 6,16km/km2. Toàn huyện có 15km quốc lộ 10 đạt cấp III đồng bằng theo tiêu chuẩn mới (TCVN 4045-2005), 39 km quốc lộ 37 và tỉnh lộ đạt cấp IV và cấp V đồng bằng, 300km đạt cấp VI và đƣờng giao thông nông thôn hạng A. Có 355km đƣờng khai thác đƣợc với tải trọng trên 8 tấn - Giao thông đƣờng thuỷ: huyện có 120km đƣờng sông.

+ Điện: Huyện có trạm trung gian 110KV tại thị trấn Vĩnh Bảo công suất 50.000KVA, Trạm trung gian 35KV Tam Cƣờng công suất 6.400KVA, 246km đƣờng dây 10KV và 35KV. Lƣới điện hạ thế: toàn huyện có 168 Trạm biến áp, với tổng công suất 30.835KVA; gần 400 km đƣờng dây hạ thế. Hệ thống điện đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

+ Nƣớc sạch: Huyện có 01 Xí nghiệp cấp nƣớc sạch tại Thị trấn Vĩnh Bảo với công suốt 5.000m3/ngày đêm và 10 trạm cấp nƣớc tập trung khác ở các xã trong huyện với công suất: 1.000m3/ngày đêm/trạm.

+ Bƣu chính viễn thông: hệ thống viễn thông của huyện hiện có 6 tổng đài tự động dung lƣợng 20.000 số. Mạng internet và cáp quang đã đƣợc kéo đến tất cả trung tâm các xã, các điểm bƣu điện văn hóa xã; Hệ thống mạng di động gồm: Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Sfone, Telecom đã phủ sóng toàn huyện.

2.1.3. Khái quát hệ thống GD và GD THCS huyện Vĩnh Bảo năm 2008

54

Toàn huyện có 99 trƣờng và trung tâm, có 68 trƣờng công lập và 31 trƣờng ngoài công lập; trong đó mầm non: 31 trƣờng; tiểu học 31 trƣờng, THCS 31 trƣờng, THPT 5 trƣờng, TTGDTX 1, với tổng số 43121 học sinh và 2654 cán bộ giáo viên, nhân viên.

2.1.3.2. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

* Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đồng bộ về các bộ môn theo các cấp học. Toàn huyện có 2654 cán bộ giáo viên trong đó:

- Mầm non có 565 cán bộ giáo viên (90,3% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn đào tạo, 31,7% cán bộ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn)

- Tiểu học có 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn đào tạo và 80,9% cán bộ giáo viên có triình độ trên chuẩn)

- THCS có 99,5% cán bộ giáo viên đạt chuẩn và 55% cán bộ giáo viên trên chuẩn đào tạo.

- THPT có 90,3% cán bộ giáo viên đạt chuẩn và 1,3% trên chuẩn. - Trung tâm GDTX cán bộ giáo viên đạt chuẩn là 81,6%

Hiên nay có 200 giáo viên đang theo học đại học, cao đẳng để đạt trên chuẩn đào tạo nhiều giáo viên đang theo học thạc sỹ, sau đại học. Cán bộ quản lý theo học trung cấp chính trị và bồi dƣỡng kiến thức về quản lý nhà nƣớc. Trên 40,6 % cán bộ quản lý và giáo viên là Đảng viên. 100% cán bộ quản lý và giáo viên đã hoàn thành bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kỳ 2 và đang tham gia bồi dƣỡng chu kỳ 3. Các cấp học đều trú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt cho hoạt động chuyên môn thực hiện chƣơng trình đổi mới GD phổ thông.

Trong các năm học, uỷ ban nhân dân huyện đã từng bƣớc luân chuyển cán bộ quản lý GD, tuyển dụng đội ngũ giáo viên theo quy định mới, bƣớc đầu đạt kết quả tốt, tạo sựchuyển biến tích cực về hiệu quả quản lý GD.

* Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Cơ sở vật chất các trƣờng thƣờng xuyên đƣợc tăng cƣờng phục vụ có hiệu quả cho các hoạt động dạy và học, phục vụ công tác quản lý.

2.1.3.3. Chất lượng GD

Qua 2 năm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 33 của Thủ tƣớng chính phủ về thực hiện cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung, và triển khai Đề án nâng cao chất lƣợng

55

GD toàn diện và bồi dƣỡng học sinh giỏi của Huyện, chất lƣợng GD tại các trƣờng học dã đƣợc nâng lên và từng bƣớc đƣợc phản ánh một cách thực chất, đƣợc nhân dân ủng hộ.

GD Mầm non: Tổng số trẻ đƣợc huy động đến trƣờng là 8667 cháu, trong đó nhà

trẻ 2813 cháu, đạt tỷ lệ 57%, vƣợt 24,4% chỉ tiêu;

- Mẫu giáo 5854 cháu, đạt tỷ lệ 96%, tăng 1% so với năm trƣớc, vƣợt 16% chỉ tiêu Sở GD-ĐT giao; trong đó 5 tuổi 1932 cháu = 100%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất lƣợng chăm sóc GD trẻ đƣợc cải thiện, việc chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm chƣơng trình GDMN mới đạt kết quả tốt,

- Toàn huyện có 7453 cháu đƣợc ăn tại trƣờng đạt tỷ lệ 85,9%, tăng 6,19% so với cùng kỳ,

- Trẻ đƣợc khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi sức khoẻ băng biểu đồ tăng trƣởng đạt 100%,

- Tỷ lệ trẻ đạt kênh A về sức khoẻ 87,36%, tăng 1,06% so với năm trƣớc và 7,76% so với đầu năm.

Việc ứng dụng CNTT trong trƣờng mầm non đã đƣợc quan tâm, bƣớc đầu đã có kết quả.

GD Tiểu học:

Các trƣờng thực hiện đổi mới nội dung chƣơng trình sách giáo khoa lớp 4, lớp 5, tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học theo chƣơng trình đổi mới GD phổ thông. Toàn ngành phát động cuộc thi viết chữ đẹp cho học sinh và giáo viên tiểu học, thi từ cấp trƣờng đến cấp huyện và cấp thành phố.

- Có 11.552 học sinh; 409 lớp; giảm 4 lớp, 439 học sinh so với năm trƣớc. - Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1: 99,9%, Duy trì sĩ số đạt 100%.

- Hạnh kiểm: Loại tốt, khá (thực hiện đầy đủ các hành vi đạo đức): 99,5%, chƣa đầy đủ: 0,5%;

- Học lực: Loại giỏi: 30,6%; Loại khá: 44,4%; Loại TB: 24,2%; Dƣới TB: 0,8%. - Tỷ lệ học sinh tiểu học đƣợc học ngoại ngữ: 60,2%,

- Học tin học 5,8%;

56

- Tỷ lệ bán trú tại trƣờng 465 = 4%.

- Tổ chức giao lƣu học sinh giỏi tiểu học cấp huyện có 1042 học sinh tham gia, giải nhất 25, giải nhì 37, giải ba 89, giải KK 349;

- HSG Cấp thành phố đạt 81 giải trong đó giải Nhất 9, giải Nhì 14, giải Ba 12, giải KK 46, tăng 21 giải so với năm trƣớc (tăng 4 giải nhất).

Trong giảng dạy luôn luôn đổi mới phƣơng pháp, tổ chức sinh hoạt chuyên môn các cụm trƣờng, tạo điều kiện để giáo viên tiểu học nâng cao tay nghề, trong giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Trong năm học ngành GD đã tổ chức thi đồ dùng tự làm bậc tiểu học, có trên 350 đồ dùng tự làm có giá trị phục vụ dạy các bài khó, chƣơng khó.

GD THCS:

- Có 12518 học sinh; 343 lớp; giảm 25 lớp, 1062 học sinh so với năm trƣớc.

- Tỷ lệ huy động vào học lớp 6: 100%. Duy trì sĩ số đạt 99,48%, có 44 học sinh bỏ học.Các năm học Ngành GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo các trƣờng thống nhất những qui định cụ thể về chuyên môn, quản lý thời khoá biểu các trƣờng, thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra về chuyên môn và thanh tra toàn diện theo qui định của Bộ GD-ĐT. Hàng tháng các trƣờng có sinh hoạt chuyên môn, giúp đỡ nhau về phƣơng pháp giảng dạy theo chƣơng trình đổi mới GD phổ thông.

Phòng GD đã chỉ đạo các trƣờng đổi mới phƣơng pháp dạy học và phƣơng pháp học tập để nâng cao chất lƣợng GD. Hàng năm Phòng GD đã tổ chức tại giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở bậc THCS, kết hợp thi dạy giỏi với thi vở sạch chữ đẹp của học sinh và thì hồ sơ giáo án của giáo viên, thi đồ dùng tự làm của giáo viên. Kết quả trong năm học 2007-2008 có 206 giáo viên THCS dự thỉ, xếp loại giỏi 136 giáo viên, loại khá 60 giáo viên và đạt yêu cầu 10 giáo viên.

- Hạnh kiểm Loại tốt: 74,19%; Loại khá: 20,97%; Loại TB: 4,29%; loại yếu 0,54%.

- Học lực: Loại giỏi: 17,71%; Loại khá: 45,69%; Loại TB: 30,06%; Loại yếu: 6,3%; Kém 0,22%. (có 0,01% HS không xếp loại)

57

- Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 năm 2008 có 3596 học sinh dự thi, tỷ lệ điểm từ trung bình trở lên môn Ngữ văn 66,28% (mặt bằng của thành phố 62,3%); môn Toán 39,4% (mặt bằng chung TP 35,6%).

- Thi học sinh giỏi THCS cấp huyện có 1421 học sinh tham gia, giải nhất 60 em, giải nhì 50 em, giải ba 106 em, KK 360 em;

- HSG thành phố 94 giải, trong đó giải nhất 16; giải nhì 31; giải ba 22; giải KK 25. Tăng 33 giải so với năm trƣớc (tăng 4 nhất, 16 nhì).

- Tổ chức thi nghề phổ thông cho học sinh khối 9: 100% các trƣờng THCS tổ chức dạy nghề truyền thống nhƣ bảo vệ thực vật, nghề điện dân dụng, nghề tin học phổ thong, tổ chức thi nghề bảo đảm an toàn nghiêm túc, kết quả có 3801 học sình dự thi đạt 99,6%; trong đó đỗ 3801 (100%), loại giỏi: 3650 em (96%), khá 147em (3,9%), trung bình 4 em (0,1%).

- Phổ cập GD THCS: Kết quả có 30/30 xã, thị trấn đạt chỉ tiêu phổ cập GD THCS (100%)

GD THPT, GDTX THPT có 9256 học sinh, tăng 40 so với năm học trƣớc;

GĐTX: có 1014 giảm 172 học sinh so với năm học trƣớc. - Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 10: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hạnh kiểm loại tốt: 70,6%; loại khá: 22,6%; loại TB: 5,6%; loại yếu 1,2%. - Học lực: loại giỏi: 9%; loại khá: 41,6%; loại TB: 43,3%; loại yếu: 5,9%; loại kém 0,2%.

- Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 93,18%, BT THPT đạt 69,16% tại kỳ thi lần 1 (tháng 5/2008).

- Phổ cập GD Trung học và Nghề

Phổ cập GD là một nhiệm vụ chính trị, mang tính cấp bách. Vì vậy luôn đƣợc UBND huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt và đã đƣợc Sở GD-ĐT Hải Phòng và Thành phố kiểm tra công nhận đánh giá khá tốt. Với những cố gắng đó đến tháng 11/2007 toàn huyện đã có 30/30 xã cơ bản hoàn thành 2 tiêu chí phổ cập TH&Nghề. Tiêu chuẩn Huy động đạt 96,08%, Tiêu chuẩn Hiệu quả đạt 89,76%.

- HSG THPT cấp thành phố 123 giải, giải Nhất 8 em; giải Nhì 25 em; giải Ba 43 em; giải KK 47 em; tăng 1 7 giải so với năm học trƣớc.

58

- Tuyển sinh Đại học năm 2008: 2 em Bùi Văn Tú xã Tiền Phong, học sinh trƣờng THPT Vĩnh Bảo đã đạt thủ khoa với điểm 30 tuyệt đối trong kỳ thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội và em Nguyễn Thanh Tuyền, xã Tam Đa học sinh trƣờng THPT Vĩnh Bảo đã đạt thủ khoa với điểm 29,5 trong kỳ thi vào Học viện kinh tế tài chính Hà Nội.

Nhìn chung, qui mô các bậc học, cấp học tƣơng đối ổn định, bậc học mầm

non và THPT có chiều hƣớng phát triển, bậc tiểu học và trung học cơ sở có xu hƣớng giảm do kết quả vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình và do phổ cập GD đúng độ tuổi.

Một phần của tài liệu Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (Trang 50)