Các quy định về chuyển đơn khởi kiện, chuyển hồ sơ vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 61)

7. Cơ cấu của luận văn

2.3.2. Các quy định về chuyển đơn khởi kiện, chuyển hồ sơ vụ án dân sự

Tại Tòa án nhân dân cấp huyện khi xem xét đơn khởi kiện thông thường người được phân công xem xét đơn khởi kiện xác định thẩm quyền của Tòa án mình bằng cách xem xét tranh chấp có thuộc trường hợp đặc thù phải do Toà án cấp tỉnh giải quyết hay không; các đương sự trong đơn khởi kiện như người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thuộc trường hợp đang ở nước ngoài không; đối tượng tranh chấp là tài sản thì tài sản đó có ở nước ngoài không; vụ án có cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Toà án nước ngoài không.

Nếu trước khi thụ lý vụ án mà phát hiện vụ tranh chấp thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Toà án cấp huyện không có thẩm quyền thụ lý giải

quyết. Do vậy, trong những trường hợp trên Toà án cấp huyện phải áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 167 BLTTDS để chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền và báo cho người khởi kiện biết. Trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án mới phát hiện vụ tranh chấp thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Toà án cấp huyện đã thụ lý vụ án phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền và xoá tên vụ án đó trong sổ thụ lý.

Ngược lại, tại Tòa án cấp tỉnh khi xem xét đơn kiện cũng theo trình tự như trên, nếu có căn cứ cho rằng vụ tranh chấp không thuộc những trường hợp đặc thù phải do Toà án cấp tỉnh giải quyết; không có đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc vụ án không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Toà án nước ngoài thì Toà án cấp tỉnh không có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Do vậy, trong những trường hợp trên Toà án cấp tỉnh phải áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 167 BLTTDS để chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền và báo cho người khởi kiện biết. Đối với vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý, nhưng trong quá trình giải quyết nếu xét thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh, thì Toà án đã thụ lý vụ án dân sự ra quyết định chuyền hồ sơ vụ án dân sự cho Toà án cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền và xoá tên vụ án đó trong sổ thụ lý.

Trong trường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Toà án chuyển hồ sơ vụ án dân sự không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự. Quyết định chuyển hồ sơ vụ án dân sự do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự ký tên và đóng dấu của Toà án. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đương sự,

cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị, các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ án phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng. Đối với Toà án có thẩm quyền sau khi nhận được quyết định chuyển vụ án dân sự và hồ sơ vụ án dân sự phải vào sổ thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ án đó theo quy định chung.

Kết luận chƣơng 2

Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận, Chương 2 của Luận văn đã phân tích và luận giải về các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án. Việc xây dựng các quy định này về cơ bản được dựa trên các tiêu chí khoa học, phù hợp với đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp. Về cơ bản các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án được dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, nguyên tắc tổ chức hoạt động của hệ thống Tòa án, năng lực giải quyết các tranh chấp của các cấp Tòa án, bảo đảm sự độc lập khách quan trong việc giải quyết vụ án, đảm bảo thuận lợi cho việc tham gia tố tụng của đương sự.

Luận văn đã luận giải và chỉ rõ BLTTDS đã quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Toà án cấp huyện, theo đó hầu hết các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án theo loại việc đều thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án cấp huyện, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh do tính chất phức tạp nội tại của loại việc, do có yếu tố nước ngoài hoặc Toà án cấp tỉnh thấy cần thiết phải lấy lên để giải quyết.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng đã cho thấy những bất cập của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Toà án như thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, đặc biệt là sự chung chung, thiếu rõ ràng, cụ thể về các trường hợp mà Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đã có những phân tích tương đối toàn diện các quy định về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự theo cấp Toà án, về chuyển đơn khởi kiện, chuyển hồ sơ vụ án dân sự khi vụ án không thuộc thẩm quyền theo cấp Toà án.

Chương 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ THEO CẤP TÒA ÁN

TẠI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)