Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền xét xử

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 47)

7. Cơ cấu của luận văn

2.1.3. Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền xét xử

xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn

vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Do đó các tranh chấp kinh doanh (hay còn gọi là tranh chấp trong kinh doanh) là thuật ngữ để chỉ các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể, tranh chấp kinh doanh được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về các lợi ích kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quan hệ kinh doanh. Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh là luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh; chủ thể tham gia tranh chấp là các chủ thể kinh doanh và các bên có liên quan; tranh chấp kinh doanh thể hiện ra bên ngoài là những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên. Tranh chấp kinh doanh chủ yếu là tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng do các chủ thể kinh doanh kí kết, trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh, tranh chấp trong nội bộ công ty; tranh chấp ngoài quan hệ hợp đồng như yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp trong lĩnh vực cạnh tranh…

Khái niệm về hoạt động thương mại được xác định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 như sau: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Tranh chấp trong hoạt động thương mại bao gồm tất cả các tranh chấp phát sinh trong quá trình các chủ thể là thương nhân thực hiện các hành vi thương mại của mình. Việc thực hiện các hành vi thương mại này được các chủ thể tiến hành thông qua quan hệ hợp đồng, gọi là các hợp đồng trong hoạt động thương mại. Do đó các tranh chấp thương mại thường là các tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động thương mại.

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 29 BLTTDS. Tuy nhiên, quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 đã mở rộng hơn thẩm quyền của Tòa án nhân dân

cấp huyện giải quyết thêm các loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định từ điểm k đến điểm o khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận gồm 14 loại việc (quy định từ điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự) thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện. Đó là các tranh chấp kinh doanh, thương mại sau đây:

Tranh chấp mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, nhân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác. Để áp dụng đúng quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự thì cần phải có hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Điều kiện về chủ thể, chủ thể của tranh chấp phải là cá

nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau – đó là các cá nhân, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, chủ thể của các vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại không đòi hỏi tổ chức phải là pháp nhân và cũng không đòi hỏi tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh mà có thể tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Thứ hai: Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức – là mục đích sinh

thương mại mà không phân biệt có thu được lợi nhuận hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động đó. Hoạt động kinh doanh, thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại [11]. Vì vậy, ngoài những hoạt động kinh doanh thương mại mang lại lợi nhuận trực tiếp như mua hàng về bán kiếm lời thì có những hoạt động phục vụ cho nhu cầu kinh doanh thương mại tuy không phát sinh lợi nhuận nhưng vẫn được coi là có mục đích lợi nhuận.

Do đó, nếu tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa cá nhân với nhau mà không có đầy đủ hai điều kiện trên thì không phải là vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà có thể là tranh chấp khác như tranh chấp về dân sự.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)