Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền xét xử sơ

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 44)

7. Cơ cấu của luận văn

2.1.2.Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền xét xử sơ

xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện

2.1.2.1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Khi các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về quan hệ tình cảm, một bên yêu cầu ly hôn một bên xin đoàn tụ thì được coi là có tranh chấp về quan hệ tình cảm; các bên không thống nhất được với nhau về việc ai nuôi con, không thống nhất được mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng nuôi con là có tranh chấp về nuôi con; các bên không thỏa thuận được với nhau về phân chia tài sản và yêu cầu giải quyết trong vụ án ly hôn thì được coi là trường hợp tranh chấp chia tài sản khi ly hôn. Đây là các tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Tuy nhiên, người chồng không có quyền khởi kiện yêu cầu xin ly hôn khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Luật chỉ quy định "vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi" [6]; do đó, khi người vợ đang thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai) thì người chồng không có quyền xin ly hôn vợ, nhưng người vợ vẫn có quyền xin ly hôn người chồng trong trường hợp này. Ngoài ra, hiện nay Nhà nước ta vẫn chấp nhận có quan hệ hôn nhân thực tế và chỉ được áp dụng đối với trường hợp hai bên nam nữ “ xác lập quan hệ vợ chồng” nhưng không đăng ký kết hôn theo thủ tục Luật định từ trước ngày 03/01/1987 ( ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực), do đó khi người vợ hoặc người chồng khởi kiện xin ly hôn thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định chung về ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Đối với trường hợp nam và

nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2003 mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn, nếu người vợ hoặc người chồng khởi kiện xin ly hôn thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định chung về ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung; kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì họ không được công nhận là vợ chồng, nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án ra bản án tuyên bố họ không phải là vợ chồng. Đối với trường hợp nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn thì họ không được công nhận là vợ chồng, nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án ra bản án tuyên bố họ không phải là vợ chồng.

Trong mọi trường hợp khi người vợ hoặc người chồng xin ly hôn, hoặc pháp luật không công nhận người nam và người nữ là vợ chồng nếu có tranh chấp về nuôi con và chia tài sản chung thì Tòa án phải xem xét và giải quyết chung trong cùng một vụ án. Tuy nhiên, đối với trường hợp xét xử theo thủ tục ly hôn thì nếu có tranh chấp về con chung thì Tòa án áp dụng Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết, nếu có yêu cầu chia tài sản thì áp dụng từ Điều 95 đến Điều 99 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Đối với trường hợp Tòa án xét xử bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng thì nếu có tranh chấp về con chung và chia tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết [10].

2.1.2.2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại, trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành

văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”. Như vậy, các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau và một trong hai người có đơn khởi kiện tại Tòa án thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án. Do bản chất của loại việc không phức tạp nên theo pháp luật hiện hành tranh chấp này thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án cấp huyện.

2.1.2.3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Đây là trường hợp khi vợ chồng ly hôn theo bản án cho ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án đã giải quyết về quan hệ con cái như Tòa án giao con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho người vợ hoặc người chồng trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con theo bản án, quyết định của Tòa án có quyền khởi kiện đến Tòa án cấp huyện để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Toà án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết và tuy nhiên Toà án cấp huyện chỉ quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.

2.1.2.4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ

Theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự thì chỉ những trường hợp có tranh chấp thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Do đó, trong trường hợp yêu cầu xác định cha, mẹ, con tự nguyện thỏa thuận không có tranh chấp thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà các đương sự có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết.

Trên thực tế, khi có tranh chấp xin xác định cha, mẹ, con hoặc xác định con cho cha, mẹ thì xảy ra hai trường hợp. Thứ nhất, đối với trường hợp mà cả cha và mẹ đều còn sống thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và các thẩm phán đều không có sự lúng túng về thẩm quyền. Thứ hai, đối với các trường hợp cha hoặc mẹ đều đã chết mà người con hoặc người cha, người mẹ còn sống xin xác định quan hệ cha, mẹ cho con… thì các Tòa án thường lúng túng về thẩm quyền, theo quy định tại Điều 32 và 33 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì nếu các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận và không có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân. Còn nếu xuất hiện trường hợp các người thừa kế của người đã chết không thừa nhận việc xin xác nhận quan hệ cha, mẹ, con thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ là các tranh thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án cấp huyện.

2.1.2.5. Tranh chấp về cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng. Tranh chấp về cấp dưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện khi người được cấp dưỡng với người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng hoặc phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã trốn tránh nghĩa vụ đó trong khi có khả năng cấp dưỡng; hoặc cần thay đổi mức cấp dưỡng….

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 44)