7. Cơ cấu của luận văn
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLTTDS về thẩm quyền xét
chưa đúng mức, thiếu nhất quán.
Ngoài ra, do chất lượng của các thẩm phán các cấp của Tòa án không đồng đều, mặc dù đã có quy định của pháp luật và đã có văn bản hướng dẫn thi hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án, nhưng một số Thẩm phán chưa nghiên cứu kỹ, hoặc có cách hiểu khác nhau, dẫn đến áp dụng sai quy định về thẩm quyền sơ thẩm theo cấp Toà án. Tinh thần trách nhiệm và ý thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong ngành chưa cao. Có những sai sót trong chuyên môn đã được rút kinh nghiệm, tập huấn, nhắc nhở, nhưng vẫn còn vi phạm, làm hạn chế chất lượng công tác.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân theo cấp Toà án xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân theo cấp Toà án
Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án theo cấp phải khắc phục được những hạn chế, tồn tại của pháp luật; phải đảm bảo cho Tòa án có thể xem xét, giải quyết vụ việc dân sự một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác; phải đảm bảo quyền và lợi ích cho đương sự, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng tại Tòa án và phải tiếp thu được kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu tại Chương I, Chương II cùng với việc phân tích những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật nêu trên, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLTTDS về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án
quyền giải quyết các “tranh chấp về hợp đồng dân sự” chưa bao hàm hết được các tranh chấp về hợp đồng dân sự và hành vi pháp lý đơn phương. Do vậy, cần sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 25 BLTTDS thành “ tranh chấp
giao dịch dân sự” mới bao hàm hết các giao dịch trong xã hội thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án.
- Cần bổ sung thêm quy định tại khoản 2 Điều 27 BLTTDS về “ chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn” là vụ án hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện.
- Sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 29 BLTTDS theo hướng Toà án cấp huyện có thẩm quyền đối với các “ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh hoặc một trong các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi
nhuận..”. Quy định theo hướng này phù hợp với thực tế đối với những tổ
chức như bệnh viện, trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp khác.
- Cần có sự hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao đối với quy định tại khoản 4 Điều 37 BLTTDS như sau: Việc tranh chấp về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
- Cần có hướng dẫn, những quy định cụ thể các vụ việc mà Tòa án tỉnh lấy lên để giải quyết
Bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 34 BLTTDS năm 2004 thì Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. Tuy nhiên, do thiếu sự rõ ràng, cụ thể trong việc quy định về vấn đề này có thể sẽ dẫn tới sự tùy tiện của Tòa án cấp tỉnh trong việc áp dụng. Do vậy, để tránh việc tuỳ tiện khi áp dụng, các nhà lập pháp cần phải dựa trên những cơ sở khoa học về xác định thẩm quyền giữa Tòa án các cấp để có những quy định bổ sung theo
hướng xác định cụ thể những trường hợp mà Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên đề giải quyết. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng của Tòa án cấp tỉnh thì BLTTDS 2004 cũng cần phải có những quy định cụ thể về việc khi Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết thì Tòa án cấp tỉnh phải ra quyết định bằng văn bản.
- Cần sửa đổi pháp luật tố tụng dân sự theo hướng mở rộng tối đa thẩm quyền sơ thẩm dân sự cho Tòa án cấp huyện
Theo quy định tại nghị quyết số 32/2004/QH11 của Quốc hội về việc thi hành BLTTDS thì kể từ ngày BLTTDS có hiệu lực, những TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có đủ điều kiện thực hiện thì được giao thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật này. Những TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa đủ điều kiện thì tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điều 11 PLTTGQCVADS, khoản 1 Điều 13 PLTTGQCVAKT và khoản 1 Điều 12 PLTTGQCVALĐ, nhưng chậm nhất là đến ngày 01/7/2009, tất cả các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện thống nhất thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của BLTTDS. Cho đến thời điểm này các Tòa án cấp huyện đều đã thực hiện thẩm quyền như quy định tại BLTTDS.
Như vậy, so với các văn bản pháp luật trước đây thì thẩm quyền của TAND cấp huyện đã được mở rộng hơn nhiều, cũng đồng nghĩa với việc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh ngày càng bị thu hẹp hơn. Quy định của BLTTDS 2004 theo hướng trên là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của quá trình cải cách tư pháp, bảo đảm cho việc thực hiện tốt nguyên tắc hai cấp xét xử mà pháp luật nước ta đã quy định. Trong tương lai sẽ dần tiến tới việc mở rộng tối đa thẩm quyền sơ thẩm dân sự cho Tòa án cấp huyện chỉ trừ những trường hợp đặc biệt cần thiết Tòa án tỉnh phải lấy lên để giải quyết nhằm bảo đảm tính khách quan trong hoạt động tố tụng nói chung.
Sở dĩ ta nên quy định theo hướng này là xuất phát từ thực tiễn xét xử hiện nay. Hiện nay, những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án cấp tỉnh chưa hẳn là những vụ án khó và phức tạp. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật thì Tòa án cấp tỉnh vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy, số lượng các vụ án Tòa án cấp tỉnh cần giải quyết là rất lớn. Việc mở rộng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện, góp phần giảm tải một phần khối lượng công việc cho Tòa án cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án tỉnh có thể tập trung để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Theo quy định của BLTTDS 2004 thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện chủ yếu phải căn cứ vào các tiêu chí những vụ án có khó khăn, phức tạp hay những vụ việc đặc thù. Đã dẫn đến tình trạng “trông chờ” của Tòa án cấp dưới đối với Tòa án cấp trên, nên trong nhiều vụ việc đơn giản Tòa án cấp huyện cũng không thể giải quyết kịp thời vì phải chờ ý kiến chỉ đạo của Tòa án cấp trên. Như vậy sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ thẩm phán của TAND cấp huyện không được phát huy. Do vậy, việc bổ sung thêm quy định để mở rộng tối đa thẩm quyền sơ thẩm dân sự cho án cấp huyện là cần thiết, nó sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ của Tòa án cấp huyện. Từ đó buộc Tòa án cấp huyện phải tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách không chỉ đơn thuần về số lượng mà phải tăng cường chất lượng, nâng cao, trình độ chuyên môn, năng lực xét xử của đội ngũ cán bộ thẩm phán phù hợp với xu hướng phát triển chung của công cuộc cải cách tư pháp và sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Để phù hợp với xu hướng mở rộng thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và giảm bớt tình trạng án tồn đọng như hiện nay thì phải nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực xét xử cho đội ngũ thẩm phán và cán bộ Tòa án nói chung.
Như đã đề cập ở trên, thì hiện nay khả năng thực tế của đội ngũ thẩm phán ở nước ta trong việc xét xử còn rất thấp, hầu như chưa có tính chủ động, sáng tạo mà vẫn còn có thái độ ỷ lại trông chờ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tòa án cấp trên. Nên tính nhanh chóng, kịp thời trong việc giải quyết các tranh chấp của các cấp Tòa án thực sự chưa được bảo đảm. Do vậy, để mở rộng thẩm quyền sơ thẩm của cấp huyện cần phải luôn quan tâm, tới việc đào tạo cán bộ Tòa án cấp huyện nhằm trang bị cho họ có đầy đủ các kỹ năng và năng lực cần thiết để có thể giải quyết mọi loại vụ việc kể cả các vụ khó khăn, phức tạp hoặc có yếu tố nước ngoài.