Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 28)

7. Cơ cấu của luận văn

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

- Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội Việt nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI đã không ngừng phát triển. Tuy vậy, sự

phát triển kinh tế - xã hội cũng đặt ra những yêu cầu mới về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế, lao động ngày 15/6/2004 Quốc hội nước CHXHCN Việt nam khóa XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của nước CHXHCN Việt nam tại kỳ họp thứ 5.

Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005 bao gồm 36 chương với 418 Điều luật. Với sự ra đời của Bộ luật này đã quy định một thủ tục chung về việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đồng thời còn quy định những điểm đặc thù cho mỗi loại vụ việc một cách hợp lý. Với sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự đã thay thế các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996.

Bộ luật tố tụng dân sự đã phân chia ra hai loại thủ tục một là: Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định về trình tự thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Hai là thủ tục giải quyết các việc dân sự quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Như vậy, quy định “vụ việc dân sự” trong Bộ luật tố tụng dân sự được hiểu là các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Việc quy định hai trình tự thủ tục như trên của Bộ luật tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng

Thẩm quyền chung của Tòa án nhân dân được quy định tại Chương III (bao gồm từ Điều 25 đến Điều 38) của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong đó thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 33 và thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao đối với những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết không còn được ghi nhận trong các quy định của BLTTDS về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Toà án.

Kết luận chƣơng 1

Thẩm quyền sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án theo cấp là một phần quan trọng trong chế định thẩm quyền dân sự của Tòa án. Qua nghiên cứu, Chương 1 đã đưa ra khái niệm thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nói chung và thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp của Tòa án nói riêng, để phân biệt với thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo loại việc. Từ đó thấy được đặc điểm, ý nghĩa to lớn của việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo cấp. Bởi đây là bước quan trọng để xác định ra Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm..

Đồng thời, Chương I của luận văn cũng đã nêu lên một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt nam về thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự theo cấp xét xử từ năm 1945 cho đến nay. Qua đó đã chỉ rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo cấp phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản là việc xây dựng các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo phải phù hợp với đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp; trên cơ sở nguyên tắc tổ chức hoạt động của Tòa án, năng lực giải quyết các tranh chấp của các cấp Tòa án nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tòa án trong việc xem xét, giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác và tạo điều kiện cho các đương sự trong việc tham gia tố tụng cũng như hiệu quả thực tế của việc bảo vệ quyền lợi cho họ.

Trên tinh thần, đó các nhà lập pháp đã căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền để xây dựng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhằm xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án theo cấp một khoa học và hợp lý nhất.

Chương 2

NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC

VỤ ÁN DÂN SỰ THEO CẤP TÒA ÁN

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)