Các quy định về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết các vụ

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 60)

7. Cơ cấu của luận văn

2.3.1. Các quy định về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết các vụ

vụ án dân sự theo cấp Toà án

Điều 412 BLTTDS quy định: “Vụ việc dân sự đã được một Toà án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền do Bộ luật này quy định thì phải được Toà án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Toà án khác của Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài”.

Như vậy, ở thời điểm Toà án cấp huyện đã thụ lý và giải quyết vụ án dân sự đúng thẩm quyền của mình, nhưng trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Toà án nước ngoài (tức là vụ án dân sự lúc này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh) thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó và không phải chuyển vụ án đó cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết.

Đối với vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được Toà án cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi như không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

Như vậy, trên đây chúng ta đã phân tích về các quy định về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự theo cấp Toà án nếu vào thời

điểm thụ lý vụ án, Toà án đã thụ lý theo đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Toà án. Các quy định này được xây dựng trên cơ sở lý luận đã được phân tích tại Chương 1 của Luận văn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án và đương sự trong việc nhanh chóng giải quyết vụ án. Tuy nhiên, các quy định về không thay đổi thẩm quyền có thể dẫn đến sự mâu thuẫn là những việc có cùng bản chất là cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án nước ngoài nhưng thời điểm phát sinh ra sự “cần thiết” đó sẽ quyết định vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện. Đây là một vấn đề rất cần được nghiên cứu, xem xét thêm.

Dưới đây, Luận văn tiếp tục phân tích các quy định về chuyển đơn khởi kiện khi phát hiện tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Toà án cấp mình trước khi thụ lý vụ án và các quy định về chuyển hồ sơ vụ án dân sự nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà án cấp mình nhưng đã thụ lý không đúng vụ án.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 60)