7. Cơ cấu của luận văn
2.1.4. Các tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
của Tòa án cấp huyện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006 thì: Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động [7]. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật lao động do pháp luật lao động điều chỉnh, trừ các yêu cầu về giải quyết đình công.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động trong trường hợp tranh chấp lao
động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn luật định mới thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Tuy nhiên, trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, thì các bên không được quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, để khắc phục vấn đề này Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 đã quy định bổ sung thêm tranh chấp lao động cá nhân mà
hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng là
tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, các bên đương sự có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mặt khác, đối với một số tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền thụ lý, giải quyết ngay mà không nhất thiết phải qua hòa giải. Đó là các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động, về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2.2. Các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Toà án cấp tỉnh của Toà án cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 33, 34 BLTTDS thì Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền sơ thẩm các vụ án về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động theo quy định tại Điều 25, 27, 29, 31 BLTTDS, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33 BLTTDS. Theo đó, Toà án cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm đối với một số tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động đặc thù có tính phức tạp hoặc đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn do bản chất nội tại của loại việc (1). Ngoài ra, BLTTDS không lấy tiêu chí phân định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh là người nước ngoài, người Việt nam ở nước ngoài hay có nhân tố nước ngoài, có yếu tố nước ngoài như các văn bản pháp luật tố tụng trước đây mà lấy tiêu chí “có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ở nước ngoài, Tòa án nước ngoài” để phân định (2). Đồng thời kế thừa các văn pháp luật tố tụng trước đây, BLTTDS còn quy định cho Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền lấy các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện quy định tại Điều 33 BLTTDS để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm (3). Dưới đây, luận văn sẽ lần lượt phân tích về các tranh chấp thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh theo 3 góc độ trên: