Kiến nghị về tổ chức, đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 85)

7. Cơ cấu của luận văn

3.2.2. Kiến nghị về tổ chức, đào tạo cán bộ

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49 – NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện với mục tiêu là Tòa án cấp thứ nhất trong hệ thống Tòa án, có nhiệm vụ và thẩm quyền chung là xét xử, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính.

- Tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán. Theo đó, cần đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo hướng tới mục tiêu Thẩm phán phải vững vàng về chuyên môn, giỏi về kỹ năng, nắm vững các quy định của pháp luật về thẩm quyền sơ thẩm dân sự nói chung và thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án nói riêng. Ngoài ra, cũng cần làm tốt công tác bồi dưỡng, thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ cho Thẩm phán về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án để họ nâng cao về kiến thức, kỹ năng, cập nhật kiến thức mới ở trong và ngoài nước về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án để vận dụng thụ lý các vụ án trên thực tiễn.

Kết luận chƣơng 3

Dựa trên quá trình giải quyết các vụ án dân sự của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế, Chương 3 của Luận văn đã nêu lên tình hình thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế từ khi BLTTDS năm 2004 có hiệu lực cho đến nay. Từ đó, nêu lên những vướng mắc bất cập về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án, trong đó nổi bật là việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh theo BLTTDS chưa rõ ràng; các quy định về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết còn có nhiều vướng mắc dẫn đến tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó, nhưng BLTTDS không quy định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, dẫn đến vụ án phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ án và không giải quyết kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Đồng thời, Chương này cũng phân tích những nguyên nhân của vướng mắc, bất cập đó chủ yêu là do trình độ kĩ thuật lập pháp của chúng ta hiện nay vẫn dừng lại ở mức độ nhất định, các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn vướng; sự phối hợp giữa Toà án cấp tỉnh và cấp huyện trong việc thực hiện các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án còn chưa đúng mức, thiếu nhất quán. Ngoài ra do trình độ, năng lực của thẩm phán các cấp Tòa án không đồng đều, tinh thần trách nhiệm và ý thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong ngành chưa cao dẫn đến có những sai sót trong chuyên môn làm hạn chế chất lượng công tác.

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân vướng mắc, bất cập tác giã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLTTDS về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án, đồng thời nêu lên một số kiến nghị về công tác tổ chức, cán bộ nhằm tăng cường và đổi mới công tác đào tạo thẩm phán.

KẾT LUẬN

Đề tài được triển khai nghiên cứu dưới cả 3 góc độ lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn thực hiện tại địa phương về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án. Những kết quả nghiên cứu chính của Luận văn được thể hiện ở những điểm chính sau đây:

Luận văn đã luận giải và đưa ra khái niệm về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án để phân biệt với thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo loại việc và theo lãnh thổ, từ đó thấy được ý nghĩa to lớn của việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp. Luận văn đã chỉ rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tòa án trong việc xem xét, giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác và tạo điều kiện cho các đương sự trong việc tham gia tố tụng. Trên tinh thần đó các nhà lập pháp đã căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền để xây dựng các quy tắc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp một cách hợp lý nhất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án có một lịch sử phát triển lâu dài trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Mặc dù ở mỗi một giai đoạn có sự khác biệt nhất định nhưng nhìn chung thì những quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án luôn có tính kế thừa và ngày càng được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn.

Các quy định của BLTTDS về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án trong đã khá bao quát và toàn diện về các vấn đề cần điều chỉnh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được một số hạn chế, bất cập nhất định, đặc biệt là khi các quy định này được áp dụng trong thực tiễn. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã đề xuất được một số kiến nghị về việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định về vấn đề này nhằm đáp ứng đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 27-

LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,

Hà Nội.

2. Tưởng Duy Lượng (2007) “ Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc về dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, ( 15), tr. 20.

3. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 4. Quốc Hội (1994), Bộ luật lao động, Hà Nội. 5. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 6. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

7. Quốc Hội (2006), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động, Hà Nội.

8. Quốc hội (2011), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng

dân sự, Hà Nội.

9. Quốc Hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.

10. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một

số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

11. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật tố

tụng dân sự năm 2004, Hà Nội.

12. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ

13. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Tư pháp (2008), Thông tư liên tịch số 02/TTLT-

TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 hướng

dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân, Hà Nội

14. Trường Đại học Luật Hà nội (2010), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt

Nam, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 61.

15. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội., tr. 459

16. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ

án kinh tế, Hà Nội.

17. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)