Định hƣớng phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Trang 106)

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 3.1.1. Định hƣớng phát triển hoạt động dịch vụ tại các ngân hàng thƣơng

mại Việt Nam.

Giai đoạn 2008 - 2010 là một giai đoạn quan trọng, mang tính then chốt trong bƣớc đƣờng hội nhập của Việt nam trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Do đó định hƣớng chung cho ngành ngân hàng đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống tiền tệ - ngân hàng ổn định, an toàn, hiệu quả bền vững và hội nhập quốc tế, trong đó, các tổ chức tín dụng Việt Nam được hiện đại hóa, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng cao, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng phải hƣớng tới mở rộng khả năng “cung” dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng, đồng thời góp phần kích “cầu” về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Trong đó, công nghệ ngân hàng, đặc biệt công nghệ thông tin là nền tảng cho phát triển dịch vụ ngân hàng mới, đồng thời khuôn khổ thể chế trở thành tiền đề góp phần quan trọng đảm bảo dịch vụ ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả. Đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển đƣợc hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nƣớc trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh quốc tế trong cung cấp dịch vụ ngân hàng, từng bƣớc cải thiện uy tín và thƣơng hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trƣờng tài chính quốc tế.

Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt đƣợc trong những năm qua, đặt trong mối liên hệ dự báo tƣơng lai, trong môi trƣờng kinh tế đất nƣớc hiện nay, những định hƣớng lớn để phát triển dịch vụ để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam trong thời gian tới bao gồm:

a. Xây dựng một hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại

Trong bối cảnh hội nhập, hệ thống tài chính ngày càng phát triển và xu hƣớng sử dụng tiền mặt trong giao dịch sẽ đƣợc giảm thiểu. Các giao dịch sẽ đƣợc thực hiện chủ yếu qua ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong nền kinh tế không sử dụng tiền mặt, việc giao dịch gián tiếp với ngân hàng thông qua các giao thức nhƣ Internet banking, Home banking… là một đòi hỏi tất yếu. Giao dịch gián tiếp cho phép cả khách hàng và ngân hàng làm việc mọi lúc, mọi nơi và điều này tạo nên tính chủ động trong kinh doanh. Do đó, một xu thế tất yếu là các hoạt động ngân hàng phải đƣợc triển khai dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và hạ tầng kỹ thuật này cần đƣợc nâng cấp, đổi mới liên tục theo yêu cầu phát triển thị trƣờng. Nếu không có một nền tảng công nghệ tiên tiến hiện đại thì không thể xây dựng một hệ thống các kênh cung ứng dịch vụ có tính chuẩn mực cao và cũng không thể tạo ra đƣợc những sản phẩm đủ tiêu chuẩn quốc tế để tham gia hội nhập. Nhƣ vậy, xác định đúng tầm quan trọng của công nghệ và việc hiện đại hóa công nghệ là một trong những điều kiện cơ bản để hƣớng tới việc đảm bảo các chuẩn mực quốc tế của các NHTM Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập.

Để có đƣợc kênh phân phối sản phẩm theo quy chuẩn quốc tế, trƣớc hết các ngân hàng phải cấu trúc lại quy trình giao dịch bao gồm hệ thống giao dịch trực tiếp (giao dịch tại quầy) và hệ thống giao dịch gián tiếp (đƣợc thực hiện gián tiếp thông qua thiết bị công nghệ). Kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng và công cộng nhằm cung ứng các dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi với khách hàng. Tăng cƣờng sự liên kết và hợp tác của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất giữa các ngân hàng và phát triển hệ thống thanh toán quốc gia cũng nhƣ hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo tƣơng thích lẫn nhau, an toàn, hiệu quả và tin cậy. Phát triển hệ thống quản lý và xử lý giao dịch tập trung, hệ thống giao dịch trực tuyến, đồng thời khẩn trƣơng thiết lập hệ thống điểm giao dịch tự động, phát triển cơ sở chấp nhận

thẻ và phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác của ngân hàng. Đồng thời, triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến đồng thời đẩy mạnh đầu tƣ, nghiên cứu và ứng dụng các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Đƣa vào triển khai rộng rãi các loại thẻ nội địa và quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh, các hệ thống giao dịch tự động.

b. Xây dựng hệ thống các sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển những dịch vụ ngân hàng hiện đại.

* Định hướng phát triển dịch vụ huy động vốn

Mục tiêu trƣớc mắt cũng nhƣ về lâu dài, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần đảm bảo vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội… Mỗi ngân hàng phải chủ động xây dựng chiến lƣợc phát triển vốn dài hạn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình với mức tăng trƣởng huy động vốn bình quân 18-20% trong đó tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động là 33-35%. Chiến lƣợc phát triển này cần chú trọng khai thác huy động vốn trong dân cƣ, đẩy mạnh phát hành các công cụ nợ và trái phiếu dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế và đủ điều kiện niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán/ Sở giao dịch Chứng khoán.

Huy động tối đa các nguồn vốn trong nƣớc và quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế. Đa dạng hóa các phƣơng thức và hình thức huy động vốn để huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi hiện nay đang đƣợc tích trữ dƣới dạng vàng, các loại ngoại tệ nhằm chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng tiền đồng trong tổng nguồn vốn. Cần tiếp tục đƣa ra các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lƣợng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng nhƣ sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bảo hiểm, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thƣởng…trong đó chú trọng tới việc giảm chi phí huy động vốn, cải cách các thủ tục giao dịch ngân hàng đảm bảo nhanh, gọn nhƣng phải an toàn và hiệu quả.

Các ngân hàng cần đƣa ra các dịch vụ ngân hàng trọn gói và đa tiện ích, gắn dịch vụ huy động vốn với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài sản và quản lý tài sản trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro và lợi nhuận với khách hàng.

Tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới các chi nhánh, phòng giao dịch, các trung tâm liên hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Đào tạo và xây dựng hệ thống nhân viên ngân hàng thông thạo về nghiệp vụ cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ, tin học, nâng cao mức độ tƣ vấn của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng… để có thể đủ điều kiện làm việc tốt nhất, tăng cƣờng quảng bá rộng rãi, tập trung tiếp thị, chào bán sản phẩm đối với các khách hàng, có các chính thƣởng đối với các khách hàng truyền thống nhằm khuyến khích, động viên mọi ngƣời gửi tiền qua ngân hàng thông qua những hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng.

Mở rộng khả năng tiếp cận của các tổ chức tín dụng Việt Nam với các nguồn vốn quốc tế (ủy thác đầu tƣ, vay thƣơng mại, ODA, vay ƣu đãi…) trên cơ sở mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng trong nƣớc, tự do hóa thƣơng mại dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tài chính) và hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động, tích cực tham gia thị trƣờng tài chính quốc tế. Cho phép các tổ chức tín dụng Việt Nam có đủ điều kiện phát hành và niêm yết các công cụ huy động vốn, trái phiếu, cổ phiếu ra thị trƣờng tài chính quốc tế.

* Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng và đầu tư

Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ qua các hình thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi, cho thuê tài chính, tạm ứng và các hình thức cấp tín dụng khác.

Hình thành thị trƣờng tín dụng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình NHTM, đồng thời đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các NHTM và tuân thủ tuyệt đối các giới hạn, quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. Đa dạng hóa các hình dịch vụ tín dụng tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn, làm ăn hợp pháp và có đủ điều kiện trả nợ ngân hàng đều đƣợc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên nguyên tắc thị trƣờng. Xóa bỏ bao cấp tín dụng, từng bƣớc thu hẹp đối tƣợng vay vốn ƣu đãi, tách bạch một cách rõ ràng tín dụng chính sách và tín dụng thị trƣờng. Bảo đảm để đa số các khoản vay đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính chứ không phải từ các quyết định mang

tính chính trị kể cả các khoản cho vay đối với khu vực tƣ nhân để đảm bảo tính hợp lý và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính vì lợi ích lâu dài của nền kinh tế.

Triển khai từng bƣớc thận trọng các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ và lãi suất (Swap, Forward, Option) phù hợp với thông lệ quốc tế, theo nguyên tắc hạn chế tập trung rủi ro tín dụng và đa dạng hóa ngành hàng, lĩnh vực, khách hàng nhằm phân tán rủi ro trên cơ sở thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hữu hiệu, hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ nhất là thông tin về khách hàng và môi trƣờng kinh doanh… Mở rộng các loại hình cho vay, đẩy mạnh phƣơng thức cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn của tổ chức tín dụng đối với các dự án lớn, đặc biệt là các dự án đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Mở rộng hoạt động cấp tín dụng dƣới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá và đa dạng hóa dịch vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

Tiếp tục mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn, giới hạn an toàn hoạt động tín dụng. Coi chất lƣợng và an toàn hoạt động tín dụng là mục tiêu ƣu tiên hàng đầu, gắn tăng trƣởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng và hiệu quả tăng trƣởng tín dụng để cải thiện chất lƣợng tín dụng và hạn chế sự gia tăng của nợ xấu mới. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu để đảm bảo duy trì nợ xấu ở mức an toàn và có thể kiểm soát đƣợc. Mục tiêu đến năm 2010 tỷ trọng nợ xấu so với tổng dƣ nợ tín dụng ở mức 5 - 7%.

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhóm khách hàng. Đồng thời nâng cao hiệu quả cơ chế thanh tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng, trƣớc hết đề cao vai trò tự kiểm tra, kiểm soát của các NHTM.

* Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán

Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhằm

giảm thiểu lƣu thông tiền mặt. Đồng thời kết hợp chặt chẽ dịch vụ thanh toán với các dịch vụ ngân hàng tài chính khác, đặc biệt là huy động vốn, tín dụng và ngoại hối. Hợp tác chặt chẽ giữa NHTM với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hóa cá nhân và công cộng trong việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ thanh toán.

Các ngân hàng cần thƣờng xuyên xem xét và điều chỉnh các quy định liên quan đến các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt để luôn phù hợp với điều kiện thực tế, làm cho khách hàng cảm thấy thực sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng các phƣơng tiện đó. Các ngân hàng cũng phải có những phƣơng án cụ thể để ứng phó với những trƣờng hợp khẩn cấp tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Phải có các biện pháp an toàn mạng, đảm bảo bí mật cá nhân trong giao dịch điện tử.

Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh… cho phép khách hàng mở tài khoản một nơi và có thể thực hiện giao dịch ở bất cứ đâu có điểm giao dịch. Tập trung các dịch vụ tài khoản, trƣớc hết là tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt. Trong xu thế phát triển nhanh chóng, với việc trả lƣơng, bảo hiểm xã hội thông qua tài khoản ngày một gia tăng, ngành ngân hàng đặt mục tiêu đến năm 2010 đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ hƣởng lƣơng ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp và tƣ nhân đƣợc trả lƣơng qua tài khoản. Đến năm 2020, đƣa những con số này lên lần lƣợt là 45 triệu tài khoản cá nhân, 95% cán bộ hƣởng lƣơng ngân sách và 80% lao động đƣợc trả lƣơng qua tài khoản.

Mở rộng các hình thức thanh toán quốc tế (thƣ tín dụng, bao thanh toán, chuyển tiền quốc tế…) nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tƣ quốc tế và xuất nhập khẩu, mở rộng các dịch vụ đại lý phát hành và thanh toán thẻ, séc quốc tế, đồng thời từng bƣớc mở rộng phát hành thẻ thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam.

Ngành Ngân hàng phải sớm hình thành Trung tâm thanh toán quốc gia để nhất thể hóa phƣơng tiện thanh toán điện tử qua Ngân hàng - tăng cƣờng sự liên kết và hợp tác của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán, đặc biệt sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất để trung tâm này sớm trở thành trung tâm kết nối thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với nhau và giữa ngân hàng với ngân hàng. Đồng thời số lƣợng các đơn vị chấp nhận thẻ cần phải đƣợc tăng nhiều hơn nữa để đảm bảo cho các chủ thẻ có thể dùng thẻ của mình thanh toán ở tất cả trung tâm thƣơng mại, nhà hàng, siêu thị, khách sạn, cửa hàng tự chọn… bằng cách có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng trong xã hội. Do đó, mục tiêu phát hành thẻ đến cuối năm 2010 sẽ đạt mức 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lƣợt là 30 triệu thẻ và 95%.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)