Chỉ vài năm trƣớc đây, các ngân hàng Trung Quốc về cơ bản là phục vụ các chính sách xã hội của Chính phủ, giúp các doanh nghiệp quốc doanh phát triển. Ngân hàng bán lẻ tồn tại trên cơ sở hạn chế. Ngƣời dân Trung Quốc muốn đầu tƣ không có lựa chọn nào khác là đƣa tiền vào các NHNN vì các ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc phép hoạt động và vì thị trƣờng chứng khoán chƣa hình thành. Hơn nữa, các ngân hàng có rất ít ƣu đãi tài chính để đƣa loại hình dịch vụ thanh toán bán lẻ vào cuộc sống. Họ đƣợc hƣởng lợi nhuận cao từ chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền cho vay.
Mặc dù Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để cải thiện hệ thống ngân hàng nhƣ: ngăn chặn tham nhũng, tăng các khoản cho vay, cho phép ngân hàng nƣớc ngoài tiến vào thị trƣờng này. Song hệ thống thanh toán bán lẻ vẫn gặp nhiều khó khăn trong kỷ nguyên mới. Bên cạnh đó, vƣớng mắc của ngân hàng còn nằm ở chính sự thờ ơ từ phía khách hàng ở Trung Quốc với các công cụ tài chính. Thẻ tín dụng chẳng hạn, rất nhiều ngƣời mang theo chỉ nhƣ một „‟mốt thời thƣợng‟‟. Thậm chí tấm thẻ còn mang logo Hello Kitty màu hồng để hấp dẫn những quý bà sực nức nƣớc hoa nhƣng cũng chỉ có một số nơi chấp nhận thẻ tín dụng kiểu này, nhƣ các cửa hàng đồ hiệu, hệ thống mua sắm lớn, lợi ích của thẻ bị hạn chế.
Do đó, kể từ thời điểm nhiều hệ thống ngân hàng Trung Quốc triển khai dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet, còn gọi là banking online hay e-banking, hàng
triệu khách hàng Trung Quốc đã lập tức lựa chọn hình thức thanh toán này bởi những lợi ích của dịch vụ này mang lại. Khách hàng sử dụng dịch vụ e-banking có thể nhập vào máy tính các dữ liệu về số tiền, số tài khoản và ngày thanh toán là tiền sẽ đƣợc rút thẳng từ tài khoản của mình trả cho công ty nhận thanh toán. Do đó, chỉ cần từ khoảng 15 đến 30 phút, khách hàng có thể trả hóa đơn tiền điện, tiền nƣớc, tiền nhà, điện thoại, khí đốt…
Với việc gia nhập WTO, cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng đang là một sức ép lớn đối với Trung Quốc trƣớc việc các ngân hàng nƣớc ngoài tham gia ngày càng nhiều vào thị trƣờng tài chính Trung Quốc. Các ngân hàng có thể sẽ gặp phải bất lợi lớn do hạn chế về công nghệ dịch vụ ngân hàng. Mặc dù vấn đề mất an toàn chƣa bao giờ xảy ra nhƣng điều tạo nên khoảng cách giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nƣớc với đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài là kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Vì thế, để củng cố vị trí của mình trên thị trƣờng tài chính ngân hàng, một chiến lƣợc đặc biệt đã đƣợc các ngân hàng Trung Quốc áp dụng. Đó là chiến lƣợc “xi măng và con chuột”.
Từ linh hoạt và thông minh như “con chuột”…
NHTM và công nghiệp Trung Quốc (ICBC), NHTM lớn nhất Trung Quốc, là nơi triển khai đầu tiên chiến lƣợc này. Để có đƣợc sự thông minh, lanh lợi nhƣ “con chuột”, ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp hai lần trong hai năm 2003 và 2004 và đã thu đƣợc giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cƣớc điện thoại cố định và di động tại thị trƣờng nội địa.
Cùng với việc tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo về sự tiện dụng của dịch vụ e-banking, ICBC đã chứng minh cho khách hàng thấy điều quan trọng nhất là tiết kiệm thời gian trong việc trả hóa đơn hàng tháng, tránh bị phạt tiền do chậm trễ và tính bảo mật thông tin. Đa số các ngân hàng lớn khác tại Trung Quốc cũng áp dụng các chiêu thức quảng cáo tƣơng tự nhƣ ICBC.
Ngoài ra, e-banking còn nhận đƣợc sự quan tâm lớn từ phía ban lãnh đạo ngân hàng. Các ngân hàng Trung Quốc, trong đó có ICBC coi đây là bộ phận rất quan trọng của tiến trình phát triển, ngân hàng có thể đứng vững và tồn tại trong cạnh tranh hay không, kinh doanh có hiệu quả hay không, lợi nhuận thu đƣợc có lớn hơn chi phí hay không, tất cả tùy thuộc vào kết quả làm việc của bộ phận e-banking. Chính vì thế các ngân hàng Trung Quốc thƣờng bố trí những nhân viên tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu về tình hình tài chính, nhạy bén với sự biến đổi của tình hình, năng nổ, tháo vát, dám nghĩ, dám làm nhƣng thận trọng và quyết đoán…để thực hiện nghiệp vụ này. Ngân hàng còn tuyển dụng không chỉ các nhân viên có kiến thức về ngân hàng mà cả những nhân viên thuộc các lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị.
… đến chắc chắn và an toàn như “xi măng”
Điểm quan tâm hàng đầu của ICBC cũng nhƣ nhiều ngân hàng Trung Quốc khác là cố gắng để giành đƣợc chữ ký của hàng trăm triệu khách hàng không chỉ cho dịch vụ e-banking, mà còn cho cả các dịch vụ tài chính ngân hàng khác. ICBC hiện đang cung cấp các dịch vụ hoàn hảo cho hơn 100 triệu khách hàng là các cá nhân và 8,1 triệu tài khoản của các tập đoàn, công ty Trung Quốc. ICBC đã bắt đầu lƣu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch của khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu đƣợc xây dựng hoàn tất từ năm 2004. Theo ICBC, mặc dù có những lợi thế về công nghệ, dịch vụ và quản lý, các ngân hàng nƣớc ngoài vẫn cần có thêm thời gian và sự kiên trì để thuyết phục ngƣời dân Trung Quốc rằng việc nhấp con trỏ chuột trên trang web của họ là lựa chọn tốt hơn và an toàn hơn so với việc thực hiện các giao dịch trực tuyến tại các ngân hàng nội địa. Bởi ngƣời dân Trung Quốc vẫn luôn cảm thấy an toàn hơn khi gửi số tiền mà họ vất vả kiếm đƣợc tại các ngân hàng nội địa trên toàn quốc, một điểm mạnh bổ sung cho các dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong nƣớc. Đây là nơi mà “xi măng” chứng tỏ sự hữu ích của mình trong các chiến lƣợc e-banking của các ngân hàng Trung Quốc. Một lần nữa, xã hội và văn hoá truyền thống Trung Quốc lại trở thành một rào cản vô hình ngăn chặn sự tấn công mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài biên giới.
Không chỉ dừng lại ở đó, các ngân hàng Trung Quốc còn tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm củng cố mức độ tin tƣởng và bảo mật của mình. Một trong số các biện pháp đó là biện pháp “lƣu dấu vết” đối với các giao dịch e-banking nhằm tăng cƣờng vai trò kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Những loại giao dịch e-banking thƣờng đƣợc kiểm soát “lƣu dấu vết” là: giao dịch mở, thay đổi hoặc đóng tài khoản của khách hàng; mọi giao dịch liên quan đến kết quả tài chính, mọi sự hỗ trợ, chuyển đổi hay hủy bỏ quyền truy cập hệ thống.
Song song với việc “lƣu dấu vết”, vấn đề bảo mật thông tin e-banking cũng rất đƣợc chú trọng trong chiến lƣợc “xi măng”. Với các ngân hàng Trung Quốc, bảo mật có nghĩa là giữ cho các thông tin thiết yếu không bị rò rỉ và không bị truy cập trái phép bởi vì khi truyền qua mạng internet hoặc lƣu giữ trong cơ sở dữ liệu, thông tin sẽ bị hacker tấn công. Với mục đích an toàn thông tin, tất cả dữ liệu ngân hàng và các bản ghi đều phải đƣợc bảo mật, chỉ có những cá nhân, tổ chức hoặc hệ thống đƣợc cấp quyền sử dụng mới có thể truy cập. Mọi dữ liệu mật phải đƣợc đảm bảo bởi hệ thống an ninh mạng để tránh bị truy cập hay thay đổi trái phép trong suốt thời gian truyền trên mạng.
Ngoài việc ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ ngân hàng điện tử e-banking, ICBC còn tiến hành triển khai sử dụng Linux trên toàn bộ hệ thống máy chủ mạng của mình với hơn 20 nghìn chi nhánh trên toàn quốc. Khi dự án đƣợc triển khai hoàn tất, thì toàn bộ ngƣời dùng trong số hơn 400.000 nhân viên của ngân hàng sẽ chuyển sang sử dụng các ứng dụng nghiệp vụ hàng ngày chạy trên các máy chủ thuần Linux. ICBC đã chọn Linux bởi vì các ứng dụng giành cho ngƣời dùng cuối hiện nay của ngân hàng đều chạy trên nền SCO Unix của công ty SCO Group. Việc chuyển đổi các ứng dụng này sang môi trƣờng Linux đƣợc xem là dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chuyển đổi ứng dụng sang môi trƣờng Windows.
Kết quả là nhờ sự cẩn trọng và vững chắc nhƣ “xi măng”, các ngân hàng Trung Quốc trong đó có ICBC đã tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi trao đổi thông tin, giúp cho khách hàng bảo vệ dữ liệu của mình và đƣợc phục vụ liên tục qua các kênh dịch vụ điện tử.
Với những chiến lƣợc phát triển hợp lý, đến cuối năm 2008 lợi nhuận ròng của ICBC tăng 36% lên 110,8 tỷ nhân dân tệ (16 tỷ USD). Kết quả kinh doanh khởi sắc đó là nhờ sự tăng trƣởng mạnh về thu nhập từ lãi suất cho vay, phí mạng lƣới và các dịch vụ hoa hồng. Năm 2009 - 2010 đƣợc cảnh báo là rất khó có thể đạt tốc trƣởng 37% mỗi năm, nhƣng với tiềm lực sẵn có ngân hàng sẽ nỗ lực để có thể đạt mục tiêu tăng trƣởng lợi nhuận này.