Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Thƣơng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Trang 83)

Thƣơng mại Cổ phần Á Châu

2.2.2.1. Nhân tố bên ngoài

a. Xu thế toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách và là con đƣờng ngắn nhất giúp các quốc gia đang phát triển đẩy nhanh tốc độ phát triển, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển. Lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó. Hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập sẽ tạo động lực thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement - BTA) (ký ngày 13/07/2000 và chính thức có hiệu lực từ 11/12/2001) là cam kết quốc tế đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo hiệp định này, các cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng đƣợc thực hiện theo lộ trình 9 năm trƣớc khi mọi hạn chế đối với các ngân hàng Hoa Kỳ đƣợc bãi bỏ. Nhƣ vậy theo cam kết, sau năm 2010 các ngân hàng Hoa Kỳ sẽ đƣợc thành lập và hoạt động không hạn chế nhƣ các ngân hàng Việt Nam.

Sau hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã đàm phán và gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã cho phép các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đƣợc thực hiện ở Việt nam, dƣới các hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một “sân chơi” thuận lợi và bình đẳng cho các ngân hàng. So với BTA, cam kết đa phƣơng của Việt Nam với WTO về lĩnh vực ngân hàng đã giữ đƣợc những hạn chế quan trọng quy định trong BTA nhƣ không cho phép chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài mở điểm giao dịch

ngoài trụ sở chi nhánh, hạn chế các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài mua cổ phần của các NHTM quốc doanh cổ phần hóa, chƣa tự do các giao dịch vốn… Bên cạnh đó, ta còn bổ sung thêm một số quy định quan trọng để tăng thêm công cụ quản lý đối với thị trƣờng ngân hàng nhƣ đƣa ra yêu cầu về tổng tài sản có của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài muốn thành lập và hoạt động tại Việt Nam (ví dụ để mở một chi nhánh của NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có hơn 20 tỷ đô la Mỹ; thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài thì tổng tài sản là 10 tỷ đô la Mỹ...), không cho phép các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài nắm giữ quá 30% tổng số vốn điều lệ của một NHTMCP, trừ phi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc đƣợc sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, ta cũng nới lỏng một số hạn chế nhƣng những nới lỏng đó đều phù hợp với thực trạng của ngành và khuôn khổ pháp lý hiện hành. Chẳng hạn nhƣ khuôn khổ pháp lý hiện nay đã cho phép các ngân hàng nƣớc ngoài thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, cho phép các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc huy động tiền gửi bằng Đồng Việt Nam, cho phép tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đƣợc phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia…

Việc gia nhập WTO có thể đem đến sự thay đổi quan trọng về môi trƣờng kinh doanh ngân hàng cũng nhƣ cấu trúc ngành ngân hàng; tạo động lực thúc đẩy cải cách bên trong trên cả giác độ vĩ mô (cơ chế, chính sách quản lý, khung pháp lý) và giác độ theo định hƣớng thị trƣờng. Thực hiện các cam kết đa phƣơng và song phƣơng trong lĩnh vực ngân hàng sẽ gây ra những tác động tích cực và cả thách thức đối với hệ thống ngân hàng nhƣ sau:

Tác động tích cực: Cải thiện năng lực tài chính, công nghệ và quản trị, điều hành của các NHTM. Nhờ loại bỏ hàng rào thuế quan, bảo hộ bất hợp lý gây cạnh tranh không lành mạnh, dòng vốn, trao đổi thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế của Việt Nam đƣợc khai thông. Các ngân hàng trong nƣớc có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trƣờng tài chính quốc tế và sử dụng có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính trong nƣớc trở nên sẵn có hơn và đƣợc phân bổ có hiệu quả.

Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh mạnh khi mở cửa thị trƣờng sẽ buộc các ngân hàng trong nƣớc phải hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực quản trị. Các ngân hàng trong nƣớc có thể hƣởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa trong quá trình học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài. Tuy nhiên các ngân hàng cũng cần thận trọng trong việc thực hiện đổi mới công nghệ. Nếu thực hiện vội vã, thiếu đồng bộ, công nghệ ngân hàng mới có khi lại tạo ra những rủi ro gắn liền với công nghệ và sản phẩm ngân hàng mới do thiếu các công cụ và kỹ thuật tài chính. Vì vậy, đây cũng là thách thức đối với các ngân hàng trong nƣớc trong điều kiện nhu cầu thị trƣờng về các dịch vụ ngân hàng mới còn hết sức hạn chế.

Ngoài ra, quan hệ đại lý quốc tế của ngân hàng trong nƣớc có điều kiện phát triển rộng rãi để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại phát triển, kèm theo đó quan hệ hợp tác đầu tƣ và trao đổi công nghệ đƣợc phát triển. Sự hiện diện của các thể chế tài chính quốc tế sẽ giúp cho các ngân hàng trong nƣớc tiếp cận đƣợc dễ dàng hơn với thị trƣờng vốn quốc tế. Dịch vụ ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển đặc biệt là các dịch vụ mới đang đƣợc sử dụng phổ biến ở các nƣớc phát triển.

Tuy nhiên, gia nhập WTO sẽ mang lại rất nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nhƣ:

* Hệ thống ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng nƣớc ngoài.

Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1/1/2011 các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam sẽ đƣợc đối xử quốc gia đầy đủ nhƣ đối với các NHTM trong nƣớc. Nhƣng không phải chờ đến khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, các ngân hàng nƣớc ngoài mới bắt đầu tìm hiểu thị trƣờng tài chính - ngân hàng Việt Nam. Trƣớc đó, các ngân hàng ngoại đã tham gia vào thị trƣờng tiền tệ Việt Nam bằng cách thông qua góp vốn cổ phần trong các NHTMCP nội. Hầu hết các ngân hàng nƣớc ngoài có mặt tại Việt Nam đều nằm trong "top" 1000 ngân hàng lớn trên thế giới. Với thế mạnh của một ngân hàng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích đa dạng, ngân hàng nƣớc ngoài có thế mạnh hơn hẳn các ngân

hàng bản địa rất nhiều. Một cuộc điều tra cũng cho thấy, một bộ phận khách hàng Việt Nam cũng sẽ chạy sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngoại vì có nhiều tiện ích hơn. Các ngân hàng nội địa sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối khi Việt Nam buộc phải nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trƣờng dịch vụ đối với ngân hàng ngoại. Điều này có nghĩa là mở cửa dịch vụ ngân hàng sẽ làm gia tăng số lƣợng các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam còn thấp, những gì ngân hàng Việt Nam thiếu và yếu thì các ngân hàng nƣớc ngoài lại có và mạnh hơn.

Nhiều dịch vụ mà NHTM Việt Nam triển khai gần đây đƣợc xem là mới cũng đã đƣợc các NHTM nƣớc ngoài triển khai từ rất sớm. Đối với nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, từ năm 1999, Citibank Việt Nam đã áp dụng dịch vụ tiền tệ mới, bao gồm chi trả và thu nhận nội địa Paylink, Express Pay và Express Collect giúp khách hàng chuyển tiền trong ngày ở cả 61 tỉnh thành. Chi nhánh ANZ mở dịch vụ Internet Banking. Chi nhánh HSBC đƣa ra dịch vụ Phone Banking. Standard Chartered Bank cũng đã tiến hành ứng dụng thƣơng mại điện tử vào dịch vụ ngân hàng.

Hơn thế nữa, thế mạnh khách hàng của các tổ chức tín dụng có vốn nƣớc ngoài lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay dự án lớn. Thế mạnh này sẽ đƣợc các NHTM nƣớc ngoài phát huy nhiều hơn khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Khi đó, các NHTM Việt nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng nƣớc ngoài trong cả các dịch vụ ngân hàng bán lẻ lẫn bán buôn, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vì các ngân hàng nƣớc ngoài vốn có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng đối với những nghiệp vụ dạng này.

* Có nguy cơ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối

Hiện tại ƣu thế thị phần, khách hàng và kênh phân phối thuộc về các ngân hàng trong nƣớc (chiếm 80%) do các ngân hàng nƣớc ngoài vẫn còn chịu sự hạn chế về phạm vi và quy mô hoạt động. Tuy nhiên, những hạn chế và sự phân biệt đối xử này

sẽ đƣợc loại bỏ căn bản từ sau năm 2010, khi đó quy mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trƣờng, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nƣớc ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Điều này buộc các ngân hàng Việt Nam sẽ phải nhƣờng một phần thị trƣờng và khách hàng cho các ngân hàng nƣớc ngoài. Đặc biệt với công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lƣợng cao hơn, các ngân hàng nƣớc ngoài có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng từ bản địa sang làm ăn ở Việt Nam và các cá nhân, tổ chức kinh tế Việt Nam.

* Rủi ro thị trƣờng

Đây thực sự là một thách thức lớn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Bởi mở cửa thị trƣờng tài chính nội địa sẽ gia tăng rủi ro thị trƣờng (giá cả, tỷ giá, lãi suất…) do các tác động từ bên ngoài, xóa đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. ACB phải đối mặt lớn hơn với các rủi ro khủng hoảng và các cú sốc kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới.

b. Sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin - truyền thông ở Việt Nam

Công nghệ thông tin - truyền thông ở Việt Nam có bƣớc phát triển vƣợt bậc, tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại ứng dụng hàm lƣợng công nghệ thông tin cao. Các yếu tố nhƣ dung lƣợng đƣờng truyền Internet, tính ổn định của đƣờng truyền, mức độ tin học hóa trong các cơ quan quản lý, trong cộng đồng dân cƣ, mức độ an toàn và bảo mật của thông tin,…trở thành vấn đề tất yếu, vấn đề sống còn của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong quá trình hội nhập. Theo thống kê của Bộ thông tin và truyền thông, tính đến hết ngày 31/12/2008, mật độ điện thoại đạt 92,5 máy/100 dân. Hiện nay, toàn quốc có trên 20,6 triệu ngƣời sử dụng Internet, đạt mật độ 24,20% ; 100% các doanh nghiệp lớn, Tổng công ty đã có kết nối Internet. Điều này vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu buộc các NHTM phải cung cấp nhiều hơn các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu mới.

c. Những chuyển biến tích cực trong môi trường pháp lý

Môi trƣờng pháp lý đóng vai trò quyết định đối với việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các ngân hàng. Bởi pháp luật về dịch vụ ngân hàng có thể hỗ trợ

tích cực cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng nếu đƣợc xây dựng phù hợp với thực tiễn. Ngƣợc lại, khi hệ thống pháp luật chứa đựng nhiều bất cập thì nó sẽ là rào cản kìm hãm sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Trong những năm qua hệ thống pháp luật ngân hàng đã và đang từng bƣớc đƣợc đổi mới và hoàn thiện theo hƣớng nới lỏng kiểm soát thƣơng mại dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng và thị trƣờng tài chính. Luật công cụ chuyển nhƣợng, Luật chứng khoán, Luật Giao dịch điện tử (số 51/2005/QH ngày 29/11/2005), Pháp lệnh Ngoại hối mới, Nghị định Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (NĐ số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007)…Các văn bản này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ sở để các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng nhƣ hỗ trợ khách hàng trong trƣờng hợp phát sinh tranh chấp với ngân hàng. Đáng lƣu ý là Luật Doanh nghiệp (chung) và Luật Đầu tƣ (mới) đƣợc ban hành cuối năm 2005 có hiệu lực từ 1/7/2006 đã tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, khuyến khích đầu tƣ và kinh doanh trên nguyên tắc thị trƣờng và đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Hệ thống chính sách và pháp luật tiếp tục sẽ có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng.

d. Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng tăng của khách hàng

Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập của ngƣời dân Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt (đến nay đạt khoảng 1000USD/ngƣời). Trong hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của Việt Nam đều trên 7%. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác nhƣ khả năng trả nợ nƣớc ngoài ngày càng tăng (dự trữ ngoại tệ quốc gia có xu hƣớng tăng đều), số lƣợng doanh nghiệp mới đƣợc thành lập tăng lên rất nhanh, các dòng vốn FDI luôn ổn định, chỉ số đói nghèo và bất bình đẳng có xu hƣớng giảm mạnh. Tuy chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu song dự báo xu hƣớng này có thể tiếp tục đƣợc duy trì ít nhất là trung hạn. Với xu hƣớng này, cùng với mức thu nhập tăng đồng nghĩa với việc ngƣời dân sẽ có nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng hơn. Điều này buộc các ngân

hàng Việt Nam không thể thỏa mãn với những dịch vụ mà mình đang cung cấp mà phải không ngừng mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của mình.

2.2.2.2. Nhân tố bên trong

a. Năng lực điều hành của ban lãnh đạo

Đây là nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các dịch vụ ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trƣớc hết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trƣớc những diễn biến của thị trƣờng. Năng lực quản trị điều hành còn phản ánh qua kỹ năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các yếu tố đầu vào (nhƣ vốn huy động…) để tạo ra đƣợc một tập hợp đầu ra cực đại.

Có thể nói năm 2007 là năm tiền đề cho các thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của ngân hàng. ACB đã thí điểm thành công mô hình bán bán hàng chủ động tại một số đơn vị và thực hiện các bƣớc chuẩn bị cho đợt chuyển đổi mô hình tổ chức năm 2008. Năm 2008, ACB đã thực hiện thành công bƣớc đầu chuyển đổi mô hình tổ chức theo hƣớng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và chủ động thực hiện tốt chức năng kiểm soát của Khối vận hành, giúp kiểm soát tốt hơn các loại hình rủi ro vận hành trên toàn hệ thống.

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có những diễn biến nhanh theo hƣớng bất lợi, cộng với tác động từ bên ngoài, Thƣờng trực hội đồng quản trị đã thiết lập cơ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)